Tìm lại hạnh phúc đã mất của tuổi trung niên

Cuốn sách “Đường cong hạnh phúc” tiết lộ cho độc giả bằng chứng khoa học về sự xuống dốc tâm lý ở độ tuổi trung niên và cách giúp mỗi người có thể dễ dàng vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc đời để tìm lại hạnh phúc

Để tìm lại hạnh phúc, mở đầu tác phẩm tác giả Jonathan nhẹ nhàng dẫn dắt độc giả đi qua các tác phẩm nghệ thuật kinh điển, nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế, tâm lý, thần kinh học, cùng câu chuyện của một số cá nhân điển hình ở lứa tuổi trung niên trong đó có chính bản thân mình.
Tim lai hanh phuc da mat cua tuoi trung nien
Đường con hạnh phúc giúp người đọc tìm lại hạnh phúc đã mất 
Qua đó, ông chứng minh cuộc sống của mọi người hầu hết đều đi theo một quỹ đạo cổ điển: dồi dào động lực ở độ tuổi 20 và ngập tràn trách nhiệm trong suốt độ tuổi 30; sau đó niềm hạnh phúc, sự hài lòng với cuộc sống bị sụt giảm mạnh mẽ ở tuổi trung niên.
Sự suy sụp ở tuổi trung niên là hoàn toàn tự nhiên và quá trình này được gọi là “Đường cong hạnh phúc”.
Theo tác giả, có một số nguyên nhân gây ra sự phiền muộn của nhiều người ở lứa tuổi trung niên bao gồm: sự chênh lệnh giữa kỳ vọng và thực tế cuộc sống, thói quen luôn so sánh mình với những người thành công khác…
Trong đó có nhiều người dù được đánh giá là thành công trong sự nghiệp, có gia đình êm ấm; nhưng đến tuổi trung niên vẫn thấy chán nản ủ ê, vì đã không chinh phục được các đỉnh cao đúng như mình mong muốn. Một số khác lại luôn so sánh thành tựu của mình với những người thành công khác, kể cả khi họ hoạt động trong những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau…
Và để có thể hạnh phúc, Jonathan Rauch khuyên mọi người nên dừng ngay việc so sánh bản thân với người khác, “hãy nhìn xuống chứ đừng nhìn lên”, ngược lại chúng ta sẽ vĩnh viễn tìm thấy người hơn mình. Đây là lời khuyên tưởng chừng như đơn giản, nhưng việc thực hiện thì không dễ dàng. Tuy nhiên, hãy cố gắng thực hiện được điều này, bạn sẽ sớm có được sự thanh thản cho tâm hồn.
Một cách tìm lại hạnh phúc khác là thực hành lòng biết ơn. Tác giả Jonathan khuyên độc giả hãy nghĩ lại những mục tiêu mà bản thân mình đặt ra khi mới bước vào cuộc đời và so sánh nó với những thành tựu mình đã đạt được ở độ tuổi trung niên.
Tim lai hanh phuc da mat cua tuoi trung nien-Hinh-2
 Đường cong hạnh phúc
Nếu những thành tựu mà mình đạt được tương đương hay vượt qua cả các mục tiêu đó, hãy biết ơn cuộc đời và tất cả những gì đã giúp mình đạt được những thành công đó. “Khi thực hiện lòng biết ơn, hạnh phúc sẽ quay trở lại với bạn”.
“Đường cong hạnh phúc” vì thế là một cuốn sách không chỉ giúp độc giả nhận biết được một giai đoạn tất yếu trong cuộc sống, để chuẩn bị đón nhận nó một cách chủ động; mà còn là một cuốn cẩm nang hữu ích hướng dẫn độc giả cách vượt qua giai đoạn ì trệ, tăm tối của tuổi trung niên một cách tốt nhất.
Và cuốn sách “Đường cong hạnh phúc” là một cuốn sách đáng đọc không chỉ với những người đang ở lứa tuổi trung niên, mà cả những người đang ở giai đoạn trưởng thành, để có chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn kế tiếp của cuộc đời.
Nhận xét về cuốn sách, Ellen Goodman, nhà báo nhận giải Pulizer viết: “Jonathan Rauch đã đập tan định kiến cũ kỹ xáo mòn về tuổi trung niên- một giai đoạn đầy bất hạnh và đua đòi- rồi thay thế bằng những kiến thức mới mẻ, phong phú về một chu kỳ cuộc sống bình thường. “Đường cong hạnh phúc” là kim chỉ nam hữu ích cho độc giả vượt qua những năm tháng trung niên trì trệ, với một thông điệp đầy hy vọng được trao truyền qua nhiều thế hệ: “Mọi chuyện rồi sẽ tươi sáng hơn.”
Tác giả cuốn sách Jonathan Rauch là nhà nghiên cứu kỳ cựu của Viện Brooking, Washington, DC. Ông là tác giả của một số cuốn sách và nhiều bài báo về các chủ đề đa dạng như chính sách công, văn hóa, chính phủ trên các tờ báo danh tiếng như: New York Time, Wall Street Journal, The Washington Post. “Đường cong hạnh phúc” là cuốn sách nổi bật trong sự nghiệp của ông.

Lẳng lơ, táo bạo Thị Mầu trong Quan Âm Thị Kính có đáng trách?

Trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính, Thị Mầu là nhân vật đặc biệt. Thị Mầu được miêu tả là lẳng lơ, sàm sỡ, táo bạo, đáng giận, đáng trách, “oan thị Mầu”. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người nhìn Thị Mầu ở một khía cạnh khác.

Lang lo, tao bao Thi Mau trong Quan Am Thi Kinh co dang trach?
Tác phẩm Quan Âm Thị Kính còn có tên là Quan Âm tân truyện, là một truyện thơ Nôm Việt Nam. Từ lâu, truyện thơ Quan Âm Thị Kính được xem là của tác giả “khuyết danh”, nội dung chính của truyện là tả đức tính nhẫn nhịn và lòng từ bi của bà Thị Kính (nhân vật chính), sau này bà trở thành Phật Quan Âm. 
Lang lo, tao bao Thi Mau trong Quan Am Thi Kinh co dang trach?-Hinh-2
 Trong Quan Âm Thị Kính, ngoài nhân vật chính là Thị Kính, một phụ nữ đã tài sắc vẹn toàn lại hiếu thảo hết lòng, còn có nhân vật Thị Mầu, đối lập hoàn toàn với Thị Kính. Thị Mầu lẳng lơ, sàm sỡ, táo bạo.
Lang lo, tao bao Thi Mau trong Quan Am Thi Kinh co dang trach?-Hinh-3
Thị Mầu trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính là con gái của phú ông, đi lễ chùa, gặp sư Kính Tâm thì đem lòng yêu. Tình yêu không được đền đáp càng làm Thị Mầu say mê. Vốn thói trăng hoa, Thị Mầu có thai với đầy tớ trong nhà. Bị phạt vạ, Thị Mầu liền vu cho Kính Tâm. Sinh con, Thị Mầu đem con bỏ ở cổng chùa. 
Lang lo, tao bao Thi Mau trong Quan Am Thi Kinh co dang trach?-Hinh-4
 Dân gian có thành ngữ “oan Thị Kính” để nói với những nỗi oan khuất cùng cực khó giãi bày của Thị Kính. Từ đây hình thành một thành ngữ phái sinh là “oan Thị Mầu” để nói việc rõ ràng do mình gây ra nhưng vẫn kêu oan, như Thị Mầu bị dân làng bắt vạ vì không chồng mà chửa nhưng vẫn cho rằng mình… oan!
Lang lo, tao bao Thi Mau trong Quan Am Thi Kinh co dang trach?-Hinh-5
Ngày nay, trong cái nhìn cởi mở, Thị Mầu đáng thương hơn đáng trách, đáng giận. Thị Mầu yêu say đắm Kính Tâm nhưng không được đáp trả, bị mang tiếng “không chồng mà chửa”, một tội trạng có thể gọt tóc bôi vôi rồi thả bè trôi sông thời bấy giờ… 
Lang lo, tao bao Thi Mau trong Quan Am Thi Kinh co dang trach?-Hinh-6
 Sau này, Quan Âm Thị Kính được đưa vào nhiều loại nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo. Trên chiếu chèo, Thị Mầu được thể hiện ở khía cạnh dám sống, dám yêu và dám làm những điều chống lại xiềng xích của chế độ cũ - chế độ không cho người phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. 
Lang lo, tao bao Thi Mau trong Quan Am Thi Kinh co dang trach?-Hinh-7
Cảm về Thị Mầu, nhà thơ Anh Ngọc trong bài thơ Thị Mầu bày tỏ: Những khát vọng nằm sâu trong mỗi trái tim người/ Được sống đúng với lòng mình thực chất/ Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức/ Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Mầu.

Trận kỵ binh bắt sống chiến hạm có 1-0-2 trong lịch sử

Trận chiến ở Den Helder chính là lần đầu tiên và duy nhất một đội quân kỵ binh bắt một hạm đội trong lịch sử chiến tranh thế giới.

Tran ky binh bat song chien ham co 1-0-2 trong lich su
Chiến tranh Liên minh thứ nhất là cuộc chiến giữa Pháp với liên minh các nước châu Âu từ năm 1793 tới năm 1797. Trong cuộc chiến này, một sự kiện hy hữu đã xảy ra.
Tran ky binh bat song chien ham co 1-0-2 trong lich su-Hinh-2
Theo đó, vào tháng 1/1795, Johan Willem de Winter, một viên tướng Pháp, dẫn đầu một đoàn kỵ binh nhẹ để chiếm Den Helder - một vùng đất giáp biển ở Hà Lan - trong thời tiết băng giá.