Tiki ‘thâu tóm’ trang bán vé trực tuyến Ticketbox

(Vietnamdaily) - Thương vụ này đánh dấu bước đi mới của Tiki trong mảng kinh doanh trong lĩnh vực giải trí.

Ngày 20/8, Tiki đã chính thức mua lại Ticketbox, nền tảng phân phối vé và quản lý sự kiện trực tuyến, từ phim ảnh, ca nhạc, kịch nghệ, thể thao đến các sự kiện giải trí khác.

Việc thâu tóm Ticketbox một lần nữa thể hiện bước tiến của Tiki để hoàn thiện hệ sinh thái “tất cả trong một”. Cụ thể ngành bán vé sự kiện tại Việt Nam dự kiến đạt 40 triệu USD trong năm 2019 (tăng 50% so với năm ngoái), còn vé xem phim cũng được kỳ vọng đạt đến 160 triệu USD vào cuối năm nay.

 "Ngoài phần đầu tư tài chính cho Ticketbox, chúng tôi sẽ sử dụng tài nguyên sẳn có như công nghệ, nhân lực, quy trình hoạt động để giúp cho Ticketbox phục vụ khán giả và thúc đẩy ngành sự kiện, giải trí trong nước", Ông Trần Ngọc Thái Sơn, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Tiki cho biết.

Tiki ‘thau tom’ trang ban ve truc tuyen Ticketbox
 Ticketbox chính thức thuộc về Tiki

Trước đó, Tiki cũng đã đầu tư vào dự án “Tiki đi cùng sao Việt” đồng hành cùng 100 MV trong năm 2019. Nền tảng TicketBox sẽ hỗ trợ các nghệ sĩ và nhà tổ chức sự kiện giới thiệu và tiếp cận cộng đồng người hâm mộ dễ dàng hơn.

Tiki đang là nền tảng thương mại phổ biến thứ hai tại Việt Nam, sau Shopee của Sea Limited. Theo Tiki, các nhà đầu tư Việt Nam đang nắm 51,33% cổ phần công ty, theo sau là cổ đông Trung Quốc (21,47%), Singapore (11,08%), Hàn Quốc (7,71%), Hong Kong (4,69%) và Nhật Bản (3,72%).

Ban lãnh đạo Tiki cũng công bố một số nhà đầu tư - bao gồm EDBI, STIC Investments, Korea Investment Partners, Cyberagent Ventures, Sumitomo và JD.com.

Năm 2016, VNG Corporation từng đầu tư 17 triệu USD vào Tiki để đổi lấy 38% cổ phần. Tuy nhiên, cổ phần của VNG đã giảm xuống 24,4% vào tháng 6 năm nay.

Hồ sơ đăng kí doanh nghiệp từng cho thấy JD.com đã "bơm" 44 triệu USD vào Tiki để nắm 25,6% cổ phần. Mặc dù vậy, Tiki phủ nhận và nói rằng đây là số liệu chưa được cập nhật. Họ khẳng định JD.com chưa từng là cổ đông lớn nhất.

Sàn thương mại điện tử “dắt mũi" người tiêu dùng để thu lợi khủng thế nào?

Với sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Sendo, Tiki... người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận những mặt hàng mình cần, tuy nhiên, cùng với nó là không ít những rủi ro dành cho "thượng đế".

Giảm giá 80% vẫn thu lời

Tiki bị tố “bắt tay” với nhà cung cấp bán sản phẩm không rõ nguồn gốc

Từng nhiều lần tai tiếng về quảng cáo không đúng, sản phẩm liên tục bị lỗi, mới đây Tiki lại bị khách hàng tố vế việc “tiếp tay” cho việc bán sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Bán sản phẩm không rõ nguồn gốc

Việt Nam có gần 100 triệu dân. Thế giới có 7 tỉ người. Tại sao giới hạn tuyển nhân sự trong nước?

(Vietnamdaily) - “Đầu tư nếu hợp lý, nếu phục vụ được người Việt tốt nhất có thể, thì không giới hạn ở Việt Nam”, lãnh đạo Tiki nhận định. 

Đó là câu chuyện mà ông Trần Ngọc Thái Sơn, CEO Tiki, đặt ra trong phiên thảo luận tại sự kiện Hội nghị đầu tư 2019: Thương chiến và hành động của doanh nghiệp Việt, mới diễn ra tại TP HCM.

Phiên tọa đàm xoay quanh câu chuyện về nhân sự, người tài trong bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng.