Đại công trường metro Sài Gòn chậm trễ, người dân điêu đứng

Nhiều cửa hàng buôn bán trên đường Lê Lợi (quận 1, TP.HCM) điêu đứng, thất thu vì lô cốt của công trình nhà ga metro che chắn hết mặt tiền.
Tuyến đường sắt metro số 1 khởi công từ tháng 8/2012, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và tỉnh Bình Dương với tổng mức đầu tư gần 50.000 tỷ đồng.
Ga ngầm Nhà hát Thành phố - nhà ga đầu tiên trong tuyến tàu điện (metro số 1) của TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) được xây dựng trên tuyến đường Lê Lợi (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM)
Từ 21/7/2014, cơ quan chức năng quyết định rào chắn phần lớn không gian của tuyến đường này để xây dựng nhà ga metro số 1.
Cũng chính từ đây, rất nhiều hộ kinh doanh, các tiểu thương buôn bán tại đường Lê Lợi rơi vào cảnh điêu đứng vì ế ẩm, vắng khách do mặt tiền cửa hàng bị các lô cốt mọc lên che chắn. 
Công trình này tuy được xây dựng phía dưới lòng đất nhưng nhằm đảm bảo an toàn, xung quanh tuyến đường Lê Lợi đều được đơn vị thi công che chắn bằng một lớp hàng rào tôn cao từ 2-3 mét. 
Theo ghi nhận của PV, hàng rào lô cốt không che chắn hết đường đi, tuy nhiên diện tích lối đi vào khu vực đường Lê Lợi chỉ còn khoảng 2-3 m, có khu vực chỉ hơn 1 m đường đi khiến khách hàng ái ngại tìm tới đây mua sắm. 
Điều này đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh, buôn bán của khu vực được xem là sầm uất nhất của khu vực trung tâm.
Trước tình trạng trên, nhiều tiểu thương rất hoang mang, đứng ngồi không yên vởi không biết cửa hàng sẽ trụ được tới bao giờ khi thất thu quá nặng.
Câu hỏi mà nhiều người kinh doanh ở đây đang đặt ra là: "Liệu khi nào công trình này mới hoàn thiện, khi nào mặt bằng trở lại trạng thái như trước đây để họ có thể tiếp tục kinh doanh?".
Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung
 

Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-2
Bà Phạm Thị Dung, một tiểu thương buôn bán đồ lưu niệm tại đường Lê Lợi (quận 1) cho hay: "Tôi đã buôn bán ở đây nhiều năm, toàn bộ mặt bằng ở đây đều phải thuê, chi phí rất cao. Tuy nhiên từ khi tuyến metro này bắt đầu xây dựng, hàng rào được dựng lên thì chắn hết diện tích, buôn bán ế ẩm".  "Nhìn đâu xa, ngay khúc rẽ từ đường Lê Thánh Tôn vào Nguyễn Huệ, người ta bịt kín rồi treo biển 'Hết đường đi'. Khách Tây không biết lối vào nên mỗi ngày cửa hàng chỉ còn vài khách quen ghé qua", bà Dung than thở.
Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-3
 Gần như toàn bộ tuyến đường Lê Lợi đều bị lô cốt công trình chiếm diện tích. Đường đi bị thu hẹp, hàng chục cửa hàng kinh doanh bị giảm doanh thu nặng nề.
Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-4
 Hiện tại diện tích đường Lê Lợi chỉ còn từ 2-4 m, hàng rào bằng tôn cao khoảng hơn 2 m chắn hết phía mặt tiền của các cửa hàng kinh doanh tại đây.
Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-5
 Nhiều cửa hàng phải ra phía đầu đường để gián các tờ quảng cáo, hướng dẫn khách đường vào cửa hàng.
Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-6
 Tuyến đường từng tấp nập xe cộ, người đi bộ nhộn nhịp nay trở nên vắng vẻ, ít người qua lại hơn từ khoảng 5 năm nay.
Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-7

Ông Vi - chủ cửa hàng bán tranh vẽ, đồ da cũng đứng ngồi không yên khi lượng khách giảm tới khoảng 90% so với trước đây. "Có những ngày không có một khách nào, cả tháng chỉ bán nhỏ giọt. Lo lắng nên tôi ra trước cửa ngồi mời khách nhưng cũng không khả quan. Tiền thuê mặt bằng thì cao, hàng thì ế ẩm, mấy năm nay tôi phải làm đủ cách để cầm cự cửa hàng, đôi khi phải đi vay tiền để trả tiền mặt bằng" - ông Vi nói. Chủ cửa hàng tranh cũng chia sẻ, để giám bớt gánh nặng, ông phải cho hầu hết nhân viên nghỉ việc để giảm chi phí.

Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-8
 Đa số các cửa hàng ở khu vực này là bán các loại đồ lưu niệm, khách hàng chủ yếu là khách du lịch, khách nước ngoài. Tuy nhiên hiện giờ đường đi lại khó tìm, chỗ đậu xe lại không có nên khách hàng rất ái ngại việc tới mua đồ.
Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-9
 Tuyến đường Lê Lợi vắng vẻ, ít người qua lại khiến doanh thu của các cửa hàng giảm mạnh.
Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-10
 Các cửa hàng ra đầu đường để gián quảng cáo, chỉ dẫn khách hàng đường vào.
Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-11
 Nhiều cửa hàng đã có dấu hiệu đóng cửa, hoặc cải tạo lại để chuyển đổi hình thức kinh doanh khác.

Dai cong truong metro Sai Gon cham tre, nguoi dan dieu dung-Hinh-12
 Khu vực đường Lê Lợi được rào chắn để xây dựng nhà ga ngầm cho tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Theo kết hoạch, dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ hoàn thành năm 2017 và đưa vào khai thác năm 2018. 
Tuy nhiên, do chậm trễ giải phóng mặt bằng và phải lập lại thiết kế kỹ thuật cho nhà ga ngầm Bến Thành tích hợp các tuyến metro số: 1, 2, 3a, 4 nên thời gian dự kiến lùi tới năm 2020. 
Nhưng mới đây qua rà soát, cập nhật lại tiến độ thì cho thấy dự án mới hoàn thành  khoảng 66,7%, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP điều chỉnh thời gian đưa công trình vào khai thác quý 4/2021. 
Mạnh Phong

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN