Mặc dù khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng bình giữ nhiệt đúng cách.
Sau khi sử dụng lần đầu cũng như mỗi lần hàng ngày, người dùng nên vệ sinh bình sạch sẽ và bảo quản ở nơi có nhiệt độ phòng, thoáng mát.
|
Vậy đâu là cách sử dụng an toàn, đúng khoa học mà bạn nên áp dụng?
|
Khi bỏ thực phẩm, nước vào bình, bạn cần kiểm tra cẩn thận nắp đậy xe, đã đóng chặt chưa, ron nắp đã khớp chưa để đảm bảo tránh rò rỉ nước ra ngoài.
Luôn nhớ hãy đổ nước cách mặt bình tầm 2cm để việc tỏa nhiệt ít, giúp giữ nhiệt lâu hơn và không gây trào khi đóng nắp bình.
Tuyệt đối không nên đựng nước trái cây, sữa hay nước có gas bằng bình giữ nhiệt.
Cần chú ý mức độ chịu nhiệt của loại bình bạn đang sở hữu để tránh trữ nước quá nóng có thể gây hư hỏng bình, hoặc gây phản ứng với chất liệu bề mặt bình sản sinh chất gây hại.
Người dùng không nên đặt bình giữ nhiệt trong tủ lạnh, vì chất lỏng trong bình sẽ giãn nở khi gặp lạnh và làm biến dạng bình…
Không dùng bình giữ nhiệt trong lò vi sóng, vì bình giữ nhiệt làm bằng kim loại dễ gây cháy nổ.
Trong quá trình sử dụng tránh va đập hay lực tác động quá mạnh lên bình sẽ làm móp méo bình ảnh hưởng khả năng giữ nhiệt.
Nên cho bình có 1 “khoảng thở” giữa 2 lần trữ nước nóng – lạnh liên tiếp. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến chất liệu trong bình co – giãn đột ngột, ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng sử dụng.
Tuyệt đối không dùng các chất tẩy rửa mạnh, dung dịch gây ăn mòn (thuốc tẩy, axeton…) để vệ sinh bình giữ nhiệt.
Lưu ý, sau khi trữ các thức uống giữ mùi bình cần được làm sạch kỹ lưỡng tránh ẩm mốc, sinh khuẩn…