Tiết lộ "sốc" mang hy vọng cho nạn nhân bị rắn độc cắn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến sẽ ra mắt “Lộ trình chữa rắn cắn” vào cuối tháng 5 này nhằm giảm một nửa số người tử vong và tàn phế do rắn cắn vào năm 2030.

Thêm vào đó, Hội từ thiện sức khỏe toàn cầu Wellcome Trust (Anh) đưa ra dự án trị giá 102 triệu USD để tìm ra phương thức chữa trị rắn độc cắn hiện đại và hiệu quả hơn. Dự án trên nhằm mục đích cải thiện nguồn cung thuốc đặc trị rắn cắn - phương pháp duy nhất để trị vết thương do rắn gây ra, cũng như chế tạo ra loại thuốc mới và hiệu quả hơn trong tương lai.
Ông Philip Price, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về những vết thương do rắn cắn, cho biết rắn độc gây ra cái chết cho khoảng 120.000 người/năm, hầu hết là ở những cộng đồng dân cư nghèo nhất tại các vùng nông thôn châu Phi, châu Á, Nam Mỹ.
Ngoài ra, theo ông Philip Price, còn 400.000 nạn nhân khác bị các thương tật suốt đời như cụt tứ chị - tình cảnh có thể đẩy các gia đình túng quẫn vào cảnh nghèo đói hơn.
Ông David Lalloo, Hiệu trưởng Trường Y Nhiệt Đới Liverpool (Anh), cho biết hiện nay, kỹ thuật điều trị dựa trên một quy trình cũ kỹ đã có hàng trăm năm, việc thiếu kinh phí đã gây ra những hạn chế cho nghiên cứu khoa học. Điều đó dẫn đến những hạn chế nghiêm trọng trong sự phát triển của ngành y, gây ra những cái chết không đáng có.
Tiet lo
 
Liều thuốc duy nhất dùng để chữa trị hiện tại là chất kháng nọc độc, được sản xuất bằng cách tiêm vào cơ thể ngựa một lượng nọc rắn loãng vô hại. Con vật trải qua quá trình phản ứng miễn dịch với chất độc, sinh ra kháng thể chống lại chất độc. Những kháng thể này sau đó được lấy từ máu của con vật và dùng để chữa trị khi bị rắn độc cắn.
Đây là công nghệ của thế kỷ XIX, có nguy cơ nhiễm trùng cao và gây phản ứng phụ. Mặt khác, nạn nhân cần phải được điều trị trong bệnh viện nhưng bệnh viện lại thường cách xa nông thôn, nơi họ bị rắn độc cắn. Như thế, phương pháp điều trị thường rất đắt tiền đối với nạn nhân và thường chậm trễ.

“Dị nhân” coi rắn độc như con, chinh phục toàn “quái thú“

(Kiến Thức) - Rắn, nhất là rắn độc gần như là ác mộng với tất cả chúng ta, nhưng "dị nhân" này xem rắn như con, chinh phục được cả những con rắn "quái thú" to hơn người, khiến ai cũng ám ảnh vì sợ hãi.

Chân dung người đàn ông Ấn Độ Vava Suresh - một nhà bảo tồn động vật hoang dã, đồng thời là một chuyên gia về rắn. Nhiệm vụ cả đời của Suresh là giải cứu những chú rắn đi lạc trên khắp lãnh thổ quốc gia và trả chúng về với môi trường thiên nhiên, bất kể đó là loài rắn độc hay không độc.
Chân dung người đàn ông Ấn Độ Vava Suresh - một nhà bảo tồn động vật hoang dã, đồng thời là một chuyên gia về rắn. Nhiệm vụ cả đời của Suresh là giải cứu những chú rắn đi lạc trên khắp lãnh thổ quốc gia và trả chúng về với môi trường thiên nhiên, bất kể đó là loài rắn độc hay không độc.

Top điện thoại tầm trung của Samsung đang bán cực “chạy”

Bên cạnh dòng Galaxy S10, Samsung cũng đang thắng lớn ở phân khúc điện thoại tầm trung mới.

Từ tháng 3, Samsung đã bắt đầu bán các mẫu Galaxy A tầm trung mới nhất của mình. Hãng tin Reuters dẫn lời Giám đốc mảng tiếp thị (Marketing) của Samsung Ấn Độ - Ranjivjit Singh cho hay công ty đã bán được hơn 5 triệu chiếc điện thoại này, mang về doanh thu hơn 1 tỷ USD chỉ trong 70 ngày đầu tiên.