Tiết lộ giật mình những công ty được ông Trầm Bê cho vay

(Kiến Thức) - Khó ai có thể ngờ rằng gốc gác các công ty được ông Trầm Bê – lãnh đạo Sacombank chấp nhận cho vay đều “chưa có lấy một ngày hoạt động”.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Sacombank; Ngân hàng Tiên Phong (TP Bank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và chuyển hồ sơ qua VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê và 21 bị can.
Trước đó, đầu tháng 8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê (58 tuổi), nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank).
Kết quả điều tra bổ sung cho thấy, Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), sau đổi tên là Ngân hàng Xây dựng (VNCB) được Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng của bà Hứa Thị Phấn để tái cơ cấu lại ngân hàng.
Sau khi chính thức tiếp nhận ngân hàng Xây dựng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới dùng pháp nhân 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn để đứng hồ sơ vay vốn của ngân hàng: Sacombank; BIDV. Tiếp đó, dùng tiền gửi của VNCB tại các ngân hàng này để cầm cố và trả nợ gây thiệt hại cho VNCB 6.123 tỷ đồng.
Tiet lo kinh hoang nhung cong ty duoc ong Tram Be cho vay
 Đại gia Trầm Bê. Nguồn: Vietnambiz
Trong hàng loạt vi phạm nghiêm trọng của Phạm Công Danh thì còn đi kèm với hành vi vi phạm pháp luật của hàng loạt cá nhân khác, bao gồm cả đại gia Trầm Bê.
Cụ thể, sau khi tiếp quản VNCB, ngày 19/4/2013, Phạm Công Danh cùng Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB), Nguyễn Quốc Viễn (Cán bộ VNCB) đến Trụ sở Sacombank (166-268, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP.HCM) gặp trực tiếp ông Trầm Bê đề nghị cho vay tiền. Ông Trầm Bê chỉ đạo thuộc cấp làm thủ tục cho ông Danh vay số tiền này.
Ông Trầm Bê chỉ đạo 6 công ty con của VNCB do ông Danh lập ra để tiến hành việc vay mượn của Sacombank. Với thủ đoạn là lập và ký nhiều tài liệu giả, là bảng cân đối số phát sinh năm 2012; báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh; lưu chuyển tiền tệ; chi tiết tài sản cố định; tổng hợp nợ cuối kỳ…
Công ty Nhất Nhất Vinh của ông Danh vay 250 tỷ đồng của Sacombank, mục đích sử dụng để kinh doanh bất động sản. Cụ thể là hợp tác với Công ty Quốc Thắng mua khu đất Khu du lịch Kỳ Vân Gold V – Long Hải, với diện tích 53.882m2, diện tích xây dựng là 9.550m2, giá gần 894 tỷ đồng.
Ông Danh chỉ đạo Công ty Quốc Thắng vay Sacombank 350 tỷ đồng, cũng với Khu đất Kỳ Vân Gold V – Long Hải.
Công ty Bảo Gia và Thành Thành Công sử dụng khu đất 209 Trường Chinh, phường Thanh Khuê, TP Đà Nẵng hợp thức hóa việc vay tiền và đã được ông Trầm Bê thông qua. Cụ thể, khu đất 209 Trường Chinh được phía ông Danh làm hồ sơ khai rằng có giá gầm 1.000 tỷ đồng, diện tích 22.697,2 m2. Hai công ty sân sau của ông Danh này đang mua và đã đặt cọc 363,483 tỷ đồng, ông Trầm Bê đồng ý cho vay 590 tỷ đồng.
Hai công ty còn lại trong số 6 công ty sân sau của ông Danh, được ông Trầm Bê cho vay 610 tỷ đồng là Đại Long và Hương Việt. Để đủ hồ sơ vay, ông Danh chỉ đạo thuộc cấp làm hồ sơ, trong đó lấy việc mua khách sạn Green Plaza Đà Nẵng, kê giá mua khách sạn này là 987 tỷ đồng và khu đất Lô số 04 Khu phức hợp tại sân vận động Chi Lăng với giá 914 tỷ đồng.
Tiet lo kinh hoang nhung cong ty duoc ong Tram Be cho vay-Hinh-2
 Phạm Công Danh tại tòa. 
Tổng cộng, ông Trầm Bê cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng bằng pháp nhân 6 công ty con của ông Danh. Quá hạn vay, cả 6 công ty này đều không trả nợ được, do đó Sacombank đã thu nợ gốc và lãi vay từ tiền gửi của VNCB gây thiệt hại cho VNCB số tiền 1835 tỷ đồng. Đồng thời, Phan Huy Khang cũng biết rõ Danh không được vay tiền của chính VNCB nên đã nhận tài sản thế chấp là chính tiền gửi của VNCB cho Danh vay gây thiệt hại cho VNCB 1.835 tỷ đồng.
Điều đáng nói, 6 công ty con do Phạm Công Danh lập ra đều “Không hoạt động, không phát sinh thuế từ lúc thành lập đến ngày vụ án vỡ ra”.

Trầm Bê lần đầu về quê, sau “sự cố” treo ảnh ở chùa


Gần 6 tháng qua, ông Trầm Bê đã buồn chán, chưa 1 lần về quê, sau sự cố một số thông tin sai lệch về chuyện treo hình, bảng công đức của ông và các thành viên gia đình ông giữa....chánh điện.

Những nhân vật nào có liên quan đến “đại án” Trầm Bê?

Ngoài Trầm Bê và Phan Huy Khang bị khởi tố và bị bắt tạm giam, 23 bị can khác cũng bị khởi tố, trong đó có 14 người bị bắt tạm giam do liên quan đến vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nhung nhan vat nao co lien quan den “dai an” Tram Be?
Ông trùm tài chính Trầm Bê. Ảnh: Tuổi trẻ.

Ngoài Trầm Bê và Phan Huy Khang bị khởi tố và bị bắt tạm giam, 23 bị can khác cũng bị khởi tố, trong đó có 14 người bị bắt tạm giam do liên quan đến vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sacombank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Vì sao Tổng giám đốc PVC bị khởi tố?

(Kiến Thức) - Theo Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) việc Tổng Giám đốc công ty này cùng hai đồng sự bị khởi tố là vụ việc liên quan đến giai đoạn trước.

Liên quan đến vụ việc Tổng giám đốc PVC – Nguyễn Anh Minh (40 tuổi) cùng hai đồng sự Nguyễn Đức Hưng (34 tuổi), nguyên Trưởng Phòng Tài chính, Kế toán Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC; Bùi Mạnh Hiển (41 tuổi), Chánh Văn phòng PVC bị cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an khởi tố để điều tra vụ án cố ý làm trái và tham ô tài sản,  ngày 30/9, PVC đã chính thức lên tiếng.
Vi sao Tong giam doc PVC bi khoi to?
Tổng Giám đốc PVC Nguyễn Anh Minh.