Tiết lộ danh sách công ty lấy nước từ Nước sạch sông Đà, dân khu vực nào phải... uống nước từ Viwasupco?

(Kiến Thức) - Công ty cổ phần Viwaco; Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông; Công ty Ngọc Hải...là những đơn vị lấy nước từ Công ty CP nước sạch sông Đà để cung cấp cho khách hàng ở nhiều huyện, quận tại Hà Nội. 

Thông tin nước do Công ty Cổ phần nước sạch Sông Đà bị nhiễm bẩn đang khiến người dân Hà Nội thực sự hoang mang.
Theo Kế hoạch đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 do UBND TP Hà Nội ban hành từ tháng 7 vừa qua thì Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 1 có tổng công suất là 300.000 m3/ngày đêm, có thể nâng công suất lên 330.000 m3/ngày đêm.
Nhà máy này do Công ty CP nước sạch sông Đà (Viwasupco) quản lý với lưu lượng cấp nước cho Hà Nội trung bình hiện nay khoảng 250.000 – 260.000 m3/ngày đêm.
Đáng chú ý, Viwasupco cung cấp nước tới các công ty nước sạch sau: Công ty cổ phần Viwaco; Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông; Công ty Ngọc Hải; Công ty TNHH Đồng tiến thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội.
Báo cáo thường niên năm 2018 của Viwasupco cũng khẳng định: “90% tổng lượng nước được bán cho 3 khách hàng chính bao gồm Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà Đông.”

Video: Điêp khúc vỡ đường ống  nước sông Đà. Nguồn: Youtube. 


Tiet lo danh sach cong ty lay nuoc tu Nuoc sach song Da, dan khu vuc nao phai... uong nuoc tu Viwasupco?
 Nước nhiễm bẩn khiến người dân phải xếp hàng đi lấy nước sạch. Ảnh: Vietnamnet.
Sau khi tiếp nhận nước từ Viwasupco, các công ty nước sạch nói trên mới dẫn tới các khách hàng sử dụng.
Đối với Công ty Viwaco, Công ty Nước sạch sông Đà là nguồn cung cấp nước chính với khoảng 200.000 - 210.000 m3/ngày đêm. Ngoài lượng nước này, hàng ngày Viwaco tiếp nhận nguồn cấp từ trạm Văn Điển với công suất 5.000 m3/ngày đêm.
Công ty cổ phần Viwaco quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 147.000 khách hàng, tại khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, Nam Cầu Giấy, Thanh Trì (phía Tây Quốc lộ 1A).
Ngoài nguồn nước từ Công ty Nước sạch sông Đà, Viwaco có thể dự phòng bổ sung nguồn nước mặt sông Đuống khi nguồn nước sông Đà không đáp ứng nhu cầu ở khu vực phía Nam.
Theo báo cáo thường niêm 2018 của Viwasupco, địa bàn cấp nước của công ty bao gồm các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, một phần của quận Cầu Giấy, Đống Đa, quận Nam Từ Liêm và một số doanh nghiệp, đơn vị nằm cạnh hệ thống truyền tải nước sạch dọc Đại lộ Thăng Long với số lượng là 13 khách hàng.
Một số khách hàng khác được nhắc tên trong báo cáo thường niên năm 2018 của Viwasupco bao gồm: Công ty Cổ phần dịch vụ địa chất, Khu đô thị Bắc An Khánh, Khu đô thị An Khánh-An Thượng, Công ty Viostone, Làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam, Trung tâm thể thao Viettel, Công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại Ngọc Hải, Công ty Bất động sản Xuân Cầu, Đại học Chính trị-Bộ Quốc phòng, Trung tâm hành động bom mìn Việt Nam.
Như vậy, rất nhiều quận, huyện của Hà Nội đang sử dụng nguồn nước từ Viwasupco.

Chủ công ty nước sạch Sông Đà "vô cảm" đang khiến dân HN lao đao là ai?

(Kiến Thức) - Với hơn 60% cổ phần, Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX là cổ đông chi phối của  Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà.

Nước máy Hà Nội có dầu thải: Viwasupco “lờ”... vẫn cấp nước, chịu “án” gì?

(Kiến Thức) - Dư luận đặt câu hỏi, với việc biết nước máy Hà Nội nhiễm chất Styren trong dầu thải, Viwasupco cứ "lờ" đi và vẫn cấp nước bán cho người dân. Với hành vi “sống chết mặc bay” này, Viwasupco sẽ bị xử lý như thế nào?

Liên quan nguồn nước sinh hoạt Viwasupco cung cấp có hàng vạn hộ dân trên địa bàn TP Hà Nội bốc mùi hóa chất khét lẹt như mùi nhựa cháy, mới đây, kết quả xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của TP Hà Nội theo QCVN 01:2009/BYT cho thấy, trong các mẫu nước xét nghiệm đều có một chất của thành phần dầu thải ( Styren) với hàm lượng cao hơn so với quy chuẩn từ 1,3 đến 3,65 lần.
Đáng chú ý, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và thông cáo báo chí của UBND TP Hà Nội cho biết, tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy).

Giá thịt lợn lên đỉnh kỷ lục, lãnh đạo nhận định gì?

Chỉ trong ít ngày, giá thịt lợn hơi leo thẳng lên mốc 55.000-63.000 đồng/kg. Lãnh đạo Cục Chăn nuôi nhận định giá lợn dự kiến sẽ tiếp tục tăng, song sẽ không quá cao như Trung Quốc.

Trao đổi với báo chí về câu chuyện nguồn cung thịt lợn đang thiếu hụt đã đẩy giá thịt lợn tăng chóng mặt suốt từ đầu tháng 10 tới nay, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), cho biết, phía Cục đã yêu cầu các địa phương thống kê đàn lợn đến 31/8/2019. 56 tỉnh, thành phố đã có báo cáo số liệu đàn lợn hiện là trên 22 triệu con và 2,7 triệu con nái. Dự kiến, với 7 tỉnh còn lại, tổng đàn lợn cả nước hiện có khoảng gần 25 triệu con.