Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Tiêm kích Rafale càng bán càng chạy, khách hàng tiếp theo là Thụy Sĩ

12/06/2021 19:15

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến F-35 của Mỹ đang bị đánh giá yếu hơn so với các đối thủ, trong cuộc đua tranh giành hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu cho Không quân Thụy Sĩ.

Tiến Minh

Bó tay: Thụy Sĩ dùng chán máy bay Mỹ, quay lại gạ bán rẻ cho chủ cũ

Khám phá sức mạnh quân sự ở quốc gia "túi tiền" của cả thế giới

Lý do gì khiến Mỹ buộc phải hạn chế sản xuất tiêm kích F-35?

Kế hoạch nâng cấp tiêm kích F-35 quá tốn kém vì quá nhiều lỗi

 Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đã bất ngờ nổi lên trở thành ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đấu thầu Air 2030 trị giá 7 tỷ USD, để cung cấp máy bay chiến đấu mới cho Không quân Thụy Sĩ.
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đã bất ngờ nổi lên trở thành ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đấu thầu Air 2030 trị giá 7 tỷ USD, để cung cấp máy bay chiến đấu mới cho Không quân Thụy Sĩ.
Cuộc đấu thầu được khởi động vào năm 2020 và tất cả các máy bay chiến đấu được xem xét đều của các nước phương Tây, bao gồm Rafale của Pháp, F-35 Lightning II, F-18E Super Hornet của Mỹ và Eurofighter của Anh-Đức-Ý.
Cuộc đấu thầu được khởi động vào năm 2020 và tất cả các máy bay chiến đấu được xem xét đều của các nước phương Tây, bao gồm Rafale của Pháp, F-35 Lightning II, F-18E Super Hornet của Mỹ và Eurofighter của Anh-Đức-Ý.
Máy bay được chọn sẽ thay thế phi đội F-5E Tiger II và máy bay chiến đấu F-18C Hornet lỗi thời của Không quân Thụy Sĩ. F-35 và F-18E được kỳ vọng sẽ trở thành những ứng cử viên hàng đầu, một phần do lịch sử Thụy Sĩ thường ưa thích đối với máy bay chiến đấu của Mỹ.
Máy bay được chọn sẽ thay thế phi đội F-5E Tiger II và máy bay chiến đấu F-18C Hornet lỗi thời của Không quân Thụy Sĩ. F-35 và F-18E được kỳ vọng sẽ trở thành những ứng cử viên hàng đầu, một phần do lịch sử Thụy Sĩ thường ưa thích đối với máy bay chiến đấu của Mỹ.
F-18E Super Hornet được hưởng lợi từ việc tương thích với nhiều cơ sở hạ tầng bảo trì tương tự như máy bay F-18C mà Không quân Thụy Sĩ đã triển khai, với việc chuyển đổi từ dòng máy bay Hornet sang Super Hornet cũng sẽ rất thuận tiện.
F-18E Super Hornet được hưởng lợi từ việc tương thích với nhiều cơ sở hạ tầng bảo trì tương tự như máy bay F-18C mà Không quân Thụy Sĩ đã triển khai, với việc chuyển đổi từ dòng máy bay Hornet sang Super Hornet cũng sẽ rất thuận tiện.
F-35 cũng được coi là ứng cử viên hàng đầu vì đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất được sản xuất ở các nước phương Tây và được trang bị các hệ thống điện tử hàng không với khả năng tàng hình vượt trội so với các đối thủ.
F-35 cũng được coi là ứng cử viên hàng đầu vì đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất được sản xuất ở các nước phương Tây và được trang bị các hệ thống điện tử hàng không với khả năng tàng hình vượt trội so với các đối thủ.
Bất chấp những khả năng hiện đại của máy bay chiến đấu Mỹ, ngày càng có nhiều thông tin cho rằng Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ sẽ công bố chiếc máy bay Rafale của Pháp là người chiến thắng trong cuộc đấu thầu vào cuối tháng 6.
Bất chấp những khả năng hiện đại của máy bay chiến đấu Mỹ, ngày càng có nhiều thông tin cho rằng Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ sẽ công bố chiếc máy bay Rafale của Pháp là người chiến thắng trong cuộc đấu thầu vào cuối tháng 6.
F-35 và loại máy bay bị đánh giá thấp hơn là F-18E đều vấp phải sự phản đối đáng kể từ các quan chức Thụy Sĩ, nguyên nhân là do Mỹ đã áp đặt các điều khoản nghiêm ngặt về cách máy bay có thể được sử dụng sau khi bán, trong khi phía Pháp thì không.
F-35 và loại máy bay bị đánh giá thấp hơn là F-18E đều vấp phải sự phản đối đáng kể từ các quan chức Thụy Sĩ, nguyên nhân là do Mỹ đã áp đặt các điều khoản nghiêm ngặt về cách máy bay có thể được sử dụng sau khi bán, trong khi phía Pháp thì không.
Mua F-35 sẽ ràng buộc Thụy Sĩ chặt chẽ với lĩnh vực quốc phòng của Mỹ, những máy bay phản lực F-35 sẽ được kết nối mạng với các cơ sở quản lý ở Mỹ, sẽ phải cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên của máy bay và gửi dữ liệu trở lại Mỹ để theo dõi.
Mua F-35 sẽ ràng buộc Thụy Sĩ chặt chẽ với lĩnh vực quốc phòng của Mỹ, những máy bay phản lực F-35 sẽ được kết nối mạng với các cơ sở quản lý ở Mỹ, sẽ phải cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên của máy bay và gửi dữ liệu trở lại Mỹ để theo dõi.
Sự tương thích của Rafale với hệ thống giám sát trên không SkyView mà Thụy Sĩ mới mua lại từ Pháp cũng là một lý do khác để nước này chọn Rafael. Tuy nhiên, Rafale lại là máy bay chiến đấu duy nhất không tương thích với các tên lửa của Mỹ như AIM-9 hoặc AIM-120, có nghĩa là Thụy Sĩ sẽ cần loại bỏ toàn bộ kho vũ khí hiện tại nếu chọn máy bay phản lực của Pháp.
Sự tương thích của Rafale với hệ thống giám sát trên không SkyView mà Thụy Sĩ mới mua lại từ Pháp cũng là một lý do khác để nước này chọn Rafael. Tuy nhiên, Rafale lại là máy bay chiến đấu duy nhất không tương thích với các tên lửa của Mỹ như AIM-9 hoặc AIM-120, có nghĩa là Thụy Sĩ sẽ cần loại bỏ toàn bộ kho vũ khí hiện tại nếu chọn máy bay phản lực của Pháp.
Mặc dù F-35 nhìn chung là một máy bay hiện đại hơn nhiều so với Rafale về hầu hết các thông số, nhưng máy bay phản lực của Pháp có một số lợi thế bao gồm chi phí hoạt động thấp hơn nhiều, yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn và tên lửa không đối không tầm xa vượt trội với tên lửa Meteor.
Mặc dù F-35 nhìn chung là một máy bay hiện đại hơn nhiều so với Rafale về hầu hết các thông số, nhưng máy bay phản lực của Pháp có một số lợi thế bao gồm chi phí hoạt động thấp hơn nhiều, yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn và tên lửa không đối không tầm xa vượt trội với tên lửa Meteor.
Tuy nhiên, với việc F-35 đã bắt đầu được sản xuất trong thời gian gần đây, thì loại máy bay này dự kiến sẽ tiếp tục được nâng cấp trong vài thập kỷ nữa, máy bay phản lực F-35 có thể sẽ tồn tại lâu hơn đáng kể trước khi cần thay thế.
Tuy nhiên, với việc F-35 đã bắt đầu được sản xuất trong thời gian gần đây, thì loại máy bay này dự kiến sẽ tiếp tục được nâng cấp trong vài thập kỷ nữa, máy bay phản lực F-35 có thể sẽ tồn tại lâu hơn đáng kể trước khi cần thay thế.
F-35 mặc dù tiên tiến hơn, nhưng loại máy bay này vẫn còn rất nhiều vấn đề và vẫn còn rất xa mới có thể sẵn sàng chiến đấu, hiện tại Lầu Năm Góc vẫn chưa phê duyệt F-35 để sản xuất quy mô lớn.
F-35 mặc dù tiên tiến hơn, nhưng loại máy bay này vẫn còn rất nhiều vấn đề và vẫn còn rất xa mới có thể sẵn sàng chiến đấu, hiện tại Lầu Năm Góc vẫn chưa phê duyệt F-35 để sản xuất quy mô lớn.
Mặc dù máy bay F-35 của Mỹ đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014, nhưng loại máy bay này vẫn bị đánh giá rất hạn chế. Do đó, Rafale sẽ là một lựa chọn rẻ hơn và đáng tin cậy hơn cho Không quân Thụy Sĩ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù máy bay F-35 của Mỹ đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014, nhưng loại máy bay này vẫn bị đánh giá rất hạn chế. Do đó, Rafale sẽ là một lựa chọn rẻ hơn và đáng tin cậy hơn cho Không quân Thụy Sĩ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay tiêm kích Rafale có thực sự hiện đại như những gì Pháp quảng cáo ra thế giới? Nguồn: Armies.

Top tin bài hot nhất

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25

13 tên lửa Nga tập kích cùng một mục tiêu, Ukraine choáng váng

24/04/2025 06:58

Bạn có thể quan tâm

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng "lão tướng" S-200

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status