Tiêm kích J-11D Trung Quốc mang radar mạnh hơn Su-27/30

(Kiến Thức) - Tiêm kích đa năng J-11D của Không quân Trung Quốc được cho là trang bị radar quét mạng pha điện tử tối tân vượt trội so với radar của Su-27/Su-30. 

Theo Jane’s, tiêm kích đa năng J-11D số hiệu D1101 mới thử nghiệm bay lần đầu vào hôm 30/4 cho thấy, đây là một trong những biến thể chiến đấu cơ của Trung Quốc được thiết kế khác nhiều so với "gia đình" Sukhoi Su-27/Su-30 Flanker - nguyên mẫu J-11 Trung Quốc.
Điểm khác biệt đáng chú ý nhất của J-11D so với các máy bay dựa trên loại tiêm kích Su-27/30 trước đó chính là ở bộ phận radar mới. Đó là một loại radar quét mạng pha điện tử (AESA). Loại radar này cũng được Tập đoàn Máy bay Thành Đô Trung Quốc trang bị cho tiêm kích J-10B được tiết lộ lần đầu vào tháng 8/2013.
Tiem kich J-11D Trung Quoc mang radar manh hon Su-27/30
Hình ảnh J-11D bay thử nghiệm lần đầu vào ngày 30/4.
Trong khi theo Chinadailymail, loại radar trên J-11D cũng được sử dụng cho J-16. Với hệ thống radar mới này sẽ cho phép các máy bay mới của Trung Quốc mở rộng phạm vi phát hiện để chủ động đánh chặn các chiến đấu cơ của đối phương ở khoảng cách xa hơn.
Hơn nữa cơ sở dữ liệu của radar AESA trên J-11D có thể chia sẻ thông tin với các phương tiện bay không người lái, các máy bay khác và thậm chí cả các chiến hạm của Trung Quốc để nâng cao hiểu biết về tình huống tác chiến.
Tiem kich J-11D Trung Quoc mang radar manh hon Su-27/30-Hinh-2
Radar AESA có khả năng chia sẻ thông tin với nhiều phương tiện tác chiến khác nhau cùng một lúc.
Ngoài ra, tiêm kích J-11D được thiết kế bằng các vật liệu tổng hợp có khả năng tàng hình tốt. Không những thế, các cánh máy bay có thể kèm theo ba giá treo vũ khí, nhiều hơn so với J-11B. Đồng thời, phía trước bên phải kính chắn gió buồng lái còn được gắn hệ thống dò tìm hồng ngoại (IRST) giống như các tiêm kích hạm J-15.
Thậm một số nguồn tin còn cho rằng, J-11D sở hữu cả cần tiếp nhiên liệu trên không (IFR) cho phép nó nhận nhiên liệu từ các máy bay tiếp dầu Il-78. Từ đó sẽ giúp cho J-11D kéo dài thời gian tuần tra và phạm vi tác chiến.
Bên cạnh đó, các nguồn tin Trung Quốc suy đoán tiêm kích J-11D sử dụng hệ thống điều khiển bay fly-by-wire, kính buồng lái và tích hợp các hệ thống tác chiến điện tử mới. Trong khi hệ thống động cơ là loại WS-10A được cải thiện công suất, có độ tin cậy hơn và được trang bị cả hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số tối tân.

Mổ xẻ chi tiết pháo tự hành CAESAR Việt Nam mua

(Kiến Thức) - Pháo tự hành CAESAR có thể đặt trên nhiều khung gầm cơ sở, trang bị pháo 155mm đạt tầm bắn 35-42km tùy từng loại đạn, bắn được cả đạn thông minh.

CAESAR (viết tắt của cụm từ CAmion Equipe d'un Systeme d'ARtillerie/ Pháo tự hành bánh hơi) là pháo tự hành bánh hơi dùng pháo cỡ nòng 155mm, chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ nòng (52 caliber). Nhà thầu chính cũng như phát triển và sản xuất hệ thống pháo này là GIAT (bây giờ là Nexter) – có trụ sở tại Versailles, Pháp.

Hai tàu ngầm Kilo Việt Nam đang thử nghiệm tại Nga

(Kiến Thức) - Hai tàu ngầm Kilo mang tên Đà Nẵng và Khánh Hòa đang được nhà máy Admiralty Verfi thực hiện các cuộc thử nghiệm cùng tàu ngầm đóng cho Hải quân Nga.

Hai tau ngam Kilo Viet Nam dang thu nghiem tai Nga
 Theo tờ BMPD ngày 4/5, lần đầu tiên tại cảng Nhà máy đóng tàu Admirality ở St.Peteburg, Nga đồng thời cùng một lúc có 4 tàu ngầm Kilo cùng neo đậu. Trong đó có các tàu ngầm lớp Kilo cải tiến B-262 "Stary Oskol" (bên phải) và tàu ngầm Krasnodar (trái) cùng 2 tàu ngầm Kilo 01342 (Đà Nẵng) và 01343 (Khánh Hòa) (2 chiếc nằm ở phía sau) dành cho Hải quân Việt Nam.
Hai tau ngam Kilo Viet Nam dang thu nghiem tai Nga-Hinh-2
 Trong đó chỉ có B-262 "Stary Oskol đã kết thúc đợt thử nghiệm vào ngày 24/4/2015. Ba tàu ngầm còn lại đang trong quá trình thử nghiệm. Điều này cũng phù hợp với các nguồn tin trước đó từ Nhà máy Admirality cho rằng, tàu ngầm Đà Nẵng đang hoàn tất thử nghiệm để chuyển lại cho Việt Nam vào quý 2 năm nay, còn tàu ngầm Khánh Hòa được dự kiến thử nghiệm trong tháng 5/2015, sau khi hạ thủy vào tháng 12/2014.
Hai tau ngam Kilo Viet Nam dang thu nghiem tai Nga-Hinh-3
 Trước đó vào ngày 25/4, tàu ngầm lớp Kilo cải tiến B-265 Krasnodar đã được tổ chức lễ hạ thủy tại Nhà máy Admirality.
Hai tau ngam Kilo Viet Nam dang thu nghiem tai Nga-Hinh-4
 Đây là loại tàu ngầm điện-diesel thuộc Project 636.3 nhằm cải tiến các tàu ngầm lớp Kilo để cung cấp cho Hải quân Nga.
Hai tau ngam Kilo Viet Nam dang thu nghiem tai Nga-Hinh-5
 Tại lễ hạ thủy Krasnodar có sự tham gia của Tư lệnh Hải quân Nga. Con tàu thứ tư này cùng với chiếc tàu thứ ba Novorossiysk cùng dự án sẽ được giao nhiệm vụ phục vụ cho Hạm đội Biển Đen của Nga.
Hai tau ngam Kilo Viet Nam dang thu nghiem tai Nga-Hinh-6
 Tuy nhiên, trước khi nhận nhiệm vụ chính thức, Krasnodar sẽ phải trải qua các bài thử nghiệm ở trên biển.
Hai tau ngam Kilo Viet Nam dang thu nghiem tai Nga-Hinh-7
 Con tàu đang được đưa ra biển thử nghiệm.
Hai tau ngam Kilo Viet Nam dang thu nghiem tai Nga-Hinh-8
 So với tàu ngầm lớp Kilo cũ, các tàu ngầm lớp Kilo cải tiến (lớp Varshavyanka) được trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến, phạm vi tấn công được mở rộng và có thể tấn công các mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và cả trên đất liền.
Hai tau ngam Kilo Viet Nam dang thu nghiem tai Nga-Hinh-9
 Còn tàu được tiến hành các thử nghiệm tĩnh và phần thượng tầng trước khi đưa ra biển thử nghiệm lặn.