Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Tiêm kích F-22 Mỹ từng áp sát F-4 Iran, đuổi F-4 "quay về nhà"

27/11/2019 16:00

Khi F-22 xuất hiện bên phía cánh trái của chiến đấu cơ F-4 Iran và giảm tốc độ, phi công của Mỹ đã lên tiếng: "Đã đến lúc các anh nên quay về nhà rồi".

Theo Việt Hùng/ANTĐ

Bí ẩn việc Mỹ đem tiêm kích F-22 đánh IS ở Syria

Vì sao phi công máy bay F-22 phải học dùng súng carbine?

Tiêm kích F-22 Mỹ vừa đưa tới Qatar xịn hơn F-35 ở điểm nào?

Buồng lái chiến đấu cơ bí mật nhất thế giới có gì đặc biệt?

Hai tiêm kích F-4 Iran đã đánh chặn chiếc UAV MQ-1 Predator Mỹ khi nó đang di chuyển trên không phận quốc tế gần vùng trời Iran, ngay sau đó tiêm kích F-22 được lệnh lao lên giải vây.
Hai tiêm kích F-4 Iran đã đánh chặn chiếc UAV MQ-1 Predator Mỹ khi nó đang di chuyển trên không phận quốc tế gần vùng trời Iran, ngay sau đó tiêm kích F-22 được lệnh lao lên giải vây.
Được biết, sự việc xảy ra vào tháng 3/2013 tuy nhiên gần đây thông tin về sự việc này mới được Mỹ tiết lộ cụ thể.
Được biết, sự việc xảy ra vào tháng 3/2013 tuy nhiên gần đây thông tin về sự việc này mới được Mỹ tiết lộ cụ thể.
Cụ thể, Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc, ông George Little mới đây đã tiết lộ về việc các máy bay tiêm kích đánh chặn F-4 Phantom thuộc biên chế Không quân Iran, đã cất cánh để chặn đầu chiếc máy bay không người lái đa nhiệm MQ-1 Predator của Mỹ.
Cụ thể, Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc, ông George Little mới đây đã tiết lộ về việc các máy bay tiêm kích đánh chặn F-4 Phantom thuộc biên chế Không quân Iran, đã cất cánh để chặn đầu chiếc máy bay không người lái đa nhiệm MQ-1 Predator của Mỹ.
Chi tiết sự việc được đăng tải trên trang thông tin điện tử Aviationist (Mỹ). Trong bài viết có nêu rõ rằng, hai chiếc tiêm kích F-4 Phantom của Iran hồi tháng 3-2013 đã cố gắng chặn đầu chiếc UAV của Không quân Mỹ đang di chuyển trong không phận quốc tế phía trên Vùng Vịnh, gần với vùng trời của Iran.
Chi tiết sự việc được đăng tải trên trang thông tin điện tử Aviationist (Mỹ). Trong bài viết có nêu rõ rằng, hai chiếc tiêm kích F-4 Phantom của Iran hồi tháng 3-2013 đã cố gắng chặn đầu chiếc UAV của Không quân Mỹ đang di chuyển trong không phận quốc tế phía trên Vùng Vịnh, gần với vùng trời của Iran.
Khi các máy bay tiêm kích-đánh chặn tiến đến chiếc máy bay không người lái ở khoảng cách còn 25km, các máy bay tiêm kích Mỹ hộ tống MQ-1 Predator vào thời điểm đó, đã phát tín hiệu cảnh báo.
Khi các máy bay tiêm kích-đánh chặn tiến đến chiếc máy bay không người lái ở khoảng cách còn 25km, các máy bay tiêm kích Mỹ hộ tống MQ-1 Predator vào thời điểm đó, đã phát tín hiệu cảnh báo.
Đó là các tiêm kích tàng hình F-22 tối tân mà Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ quyết định tung vào để làm nhiệm vụ hộ tống, sau nỗ lực của Iran nhằm bắn hạ một chiếc UAV tương tự cách đó vài tháng, nhưng bằng máy bay cường kích Su-25.
Đó là các tiêm kích tàng hình F-22 tối tân mà Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ quyết định tung vào để làm nhiệm vụ hộ tống, sau nỗ lực của Iran nhằm bắn hạ một chiếc UAV tương tự cách đó vài tháng, nhưng bằng máy bay cường kích Su-25.
Các máy bay F-22 này, theo một vài thông tin, thuộc biên chế của căn cứ quân sự Mỹ đóng tại Al-Jafra (UAE).
Các máy bay F-22 này, theo một vài thông tin, thuộc biên chế của căn cứ quân sự Mỹ đóng tại Al-Jafra (UAE).
Những tình tiết mới được tiết lộ bởi Tướng Mark Walsh (Tham mưu trưởng Không quân Mỹ) và được Aviationist dẫn lại như sau trong bài viết "Phi công Mỹ giễu cợt phi công F-4 Iran trên bầu trời Vùng Vịnh":
Những tình tiết mới được tiết lộ bởi Tướng Mark Walsh (Tham mưu trưởng Không quân Mỹ) và được Aviationist dẫn lại như sau trong bài viết "Phi công Mỹ giễu cợt phi công F-4 Iran trên bầu trời Vùng Vịnh":
"Khi thực hiện việc chặn đầu chiếc máy bay không người lái của chúng tôi, các máy bay tiêm kích tàng hình F-22 đã kịp thời can thiệp"
"Khi thực hiện việc chặn đầu chiếc máy bay không người lái của chúng tôi, các máy bay tiêm kích tàng hình F-22 đã kịp thời can thiệp"
''Những phi công F-22 của chúng tôi đã bay về phía các tiêm kích F-4, nhào xuống dưới thấp để kiểm tra hiện trạng vũ khí của những máy bay đánh chặn phía Iran''
''Những phi công F-22 của chúng tôi đã bay về phía các tiêm kích F-4, nhào xuống dưới thấp để kiểm tra hiện trạng vũ khí của những máy bay đánh chặn phía Iran''
''Các phi công tiêm kích Iran thậm chí còn không biết rằng các máy bay F-22 đang ở ngay bên cạnh''.
''Các phi công tiêm kích Iran thậm chí còn không biết rằng các máy bay F-22 đang ở ngay bên cạnh''.
''Khi F-22 xuất hiện bên phía cánh trái (của F-4) và giảm tốc độ, phi công của chúng tôi lên tiếng: "Đã đến lúc các anh nên quay về nhà rồi".
''Khi F-22 xuất hiện bên phía cánh trái (của F-4) và giảm tốc độ, phi công của chúng tôi lên tiếng: "Đã đến lúc các anh nên quay về nhà rồi".
Hành động của các phi công Mỹ có thể coi như sự giễu cợt trước các phi công Iran.
Hành động của các phi công Mỹ có thể coi như sự giễu cợt trước các phi công Iran.
Việc nhắc lại câu chuyện này một lần nữa có thể Lầu Năm Góc đang gửi tín hiệu nóng tới Iran trong bối cảnh hai nước đang căng thẳng có thể dẫn tới xung đột.
Việc nhắc lại câu chuyện này một lần nữa có thể Lầu Năm Góc đang gửi tín hiệu nóng tới Iran trong bối cảnh hai nước đang căng thẳng có thể dẫn tới xung đột.
Mỹ cũng đã âm thầm điều một số chiến đấu cơ F-22 tới các căn cứ quân sự tại Trung Đông, sát nách Iran.
Mỹ cũng đã âm thầm điều một số chiến đấu cơ F-22 tới các căn cứ quân sự tại Trung Đông, sát nách Iran.
F-22 Raptor là tiêm kích thế hệ 5 tối tân nhất hiện nay của không quân Mỹ. Trong trường hợp nổ ra xung đột, chắc chắn những chiếc F-22 sẽ được điều động tiên phong trong việc đối trọng với chiến đấu Iran.
F-22 Raptor là tiêm kích thế hệ 5 tối tân nhất hiện nay của không quân Mỹ. Trong trường hợp nổ ra xung đột, chắc chắn những chiếc F-22 sẽ được điều động tiên phong trong việc đối trọng với chiến đấu Iran.
F-22 có thể kết hợp khả năng tàng hình và tốc độ bay siêu âm, vận tốc hành trình ở mức Mach 1.8 (hơn 2.200km/h) mà không cần tới chế độ đốt sau.
F-22 có thể kết hợp khả năng tàng hình và tốc độ bay siêu âm, vận tốc hành trình ở mức Mach 1.8 (hơn 2.200km/h) mà không cần tới chế độ đốt sau.
F-22 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tích hợp và cực nhạy để phát hiện mục tiêu. Radar AN/APG-77 mảng pha chủ động có thể phát hiện một chiếc F-14 từ khoảng cách hàng trăm km.
F-22 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tích hợp và cực nhạy để phát hiện mục tiêu. Radar AN/APG-77 mảng pha chủ động có thể phát hiện một chiếc F-14 từ khoảng cách hàng trăm km.
Khi phát hiện ra các chiến đấu cơ của Iran, radar trên F-22 khóa mục tiêu và phi công chỉ việc ấn nút phóng tên lửa AIM-120D có tầm bắn lên tới 180km để diệt mục tiêu.
Khi phát hiện ra các chiến đấu cơ của Iran, radar trên F-22 khóa mục tiêu và phi công chỉ việc ấn nút phóng tên lửa AIM-120D có tầm bắn lên tới 180km để diệt mục tiêu.
Ngay cả khi máy bay F-22 Raptor hết tên lửa tầm xa và phải chiến đấu trong phạm vi tầm gần, chúng vẫn có thể tận dụng tính năng tàng hình và áp sát chiến đấu cơ đối phương mà không bị phát hiện, lúc đó F-22 sẽ dùng tên lửa AIM-9X hoặc pháo 20mm Vulcan để tiêu diệt đối phương.
Ngay cả khi máy bay F-22 Raptor hết tên lửa tầm xa và phải chiến đấu trong phạm vi tầm gần, chúng vẫn có thể tận dụng tính năng tàng hình và áp sát chiến đấu cơ đối phương mà không bị phát hiện, lúc đó F-22 sẽ dùng tên lửa AIM-9X hoặc pháo 20mm Vulcan để tiêu diệt đối phương.
Vì vậy, câu trả lời là nếu đối đầu với F-22 Raptor của Mỹ, những chiến đấu cơ của đối phương gần như không có cơ hội sống sót.
Vì vậy, câu trả lời là nếu đối đầu với F-22 Raptor của Mỹ, những chiến đấu cơ của đối phương gần như không có cơ hội sống sót.
Mỹ hiện đang sở hữu phi đội chiến đấu cơ F-22 với khoảng 180 chiếc.
Mỹ hiện đang sở hữu phi đội chiến đấu cơ F-22 với khoảng 180 chiếc.
Cho đến nay, F-22 vẫn là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới, vượt qua cả F-35 mới vào biên chế cũng như Su-57 và J-20.
Cho đến nay, F-22 vẫn là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới, vượt qua cả F-35 mới vào biên chế cũng như Su-57 và J-20.
Dây chuyền sản xuất F-22 đã được đóng lại, tuy vậy trong trường hợp cần thiết, Mỹ vẫn có thể nhanh chóng tái khởi động để sản xuất tiếp những chiếc F-22.
Dây chuyền sản xuất F-22 đã được đóng lại, tuy vậy trong trường hợp cần thiết, Mỹ vẫn có thể nhanh chóng tái khởi động để sản xuất tiếp những chiếc F-22.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status