Ti vi tự phát sáng, tại sao đắt?

(Kiến Thức) - Hiện nay, những mẫu tivi OLED mới nhất xuất hiện trên thị trường có giá thành rất cao do ứng dụng công nghệ mới. 

Hỏi: Tivi OLED là công nghệ gì? Đây có phải là sự phát triển của màn hình LED? - Lê Văn Quang (Hà Nội).
 
KS Phạm Minh Đức, Công ty Cổ phần công nghệ An Phú tư vấn: OLED có tên gọi đầy đủ là Organic Light-Emiting Diode, tức là các diode hữu cơ phát quang. Trong khi LCD và Plasma đều cần đến đèn nền thì OLED có thể tự phát sáng bằng các điểm ảnh. 
OLED và LED có phương thức hoạt động tương tự nhau nhưng cấu tạo màn hình tivi của hai công nghệ này hoàn toàn khác nhau. 
Tivi LED thực chất vẫn là tivi LCD nhưng sử dụng đèn nền LED thay thế cho đèn CCFL trên tivi LCD thông thường. Trong khi đó, màn hình của tivi OLED bao gồm các điểm ảnh có khả năng tự phát quang, không cần đèn nền. Với cấu trúc tự phát sáng, tivi OLED sẽ mỏng hơn, nhẹ hơn, tiết kiệm điện năng hơn và cũng có hiệu quả trình diễn tốt hơn bất kỳ công nghệ tivi cũ nào. Mỗi điểm ảnh đều có thể phát sáng hoặc không giúp cho việc thể hiện màu đen đạt đến độ hoàn hảo và nhờ vậy độ tương phản của màn hình là cực cao.
Hiện nay, những mẫu tivi OLED mới nhất xuất hiện trên thị trường có giá thành rất cao do ứng dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, OLED được giới chuyên môn đánh giá trong vài năm tới sẽ trở thành công nghệ màn hình chủ đạo và vượt qua LED hay Plasma, đó là xu thế vận động chung của thị trường. Công nghệ màn hình OLED hiện đang dần chiếm lĩnh ở dòng sản phẩm kích thước nhỏ như smartphone, máy tính bảng hay máy chơi game. Có thể kể đến những cái tên như Galaxy S III, One S hay Sony PlayStation Vita. 

Trăng máu xuất hiện ở VN tối nay, làm sao xem được?

(Kiến Thức) - "Mặt trăng máu" là hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Hiện tượng này sẽ bắt đầu từ 17h45 hoặc 18h tối nay (8/10 ).

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm. 

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, khiến toàn bộ Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ và đạt cực đại sau 30 phút, nên hiện tượng này còn gọi là "trăng máu". Theo các nhà khoa học, hiện tượng sẽ diễn ra trong 59 phút.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, khiến toàn bộ Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ và đạt cực đại sau 30 phút, nên hiện tượng này còn gọi là "trăng máu". Theo các nhà khoa học, hiện tượng sẽ diễn ra trong 59 phút. 

"Mặt trăng máu" là hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Hiện tượng chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi Mặt trăng ở phía trên đường chân trời khoảng 2 độ, còn Mặt trời ở phía dưới chân trời khoảng 2 độ.
"Mặt trăng máu" là hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Hiện tượng chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi Mặt trăng ở phía trên đường chân trời khoảng 2 độ, còn Mặt trời ở phía dưới chân trời khoảng 2 độ. 

Theo dân gian Việt Nam ngày xưa, nguyệt thực còn gọi là hiện tượng “gấu ăn trăng”. Mọi người phải khua chiêng đánh trống làm huyên náo để đuổi con gấu đi trả lại ánh trăng sáng của đêm rằm. Đây là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, và có thể tính toán từ trước dựa theo chu kì chuyển động của Trái đất và Mặt trăng.
Theo dân gian Việt Nam ngày xưa, nguyệt thực còn gọi là hiện tượng “gấu ăn trăng”. Mọi người phải khua chiêng đánh trống làm huyên náo để đuổi con gấu đi trả lại ánh trăng sáng của đêm rằm. Đây là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, và có thể tính toán từ trước dựa theo chu kì chuyển động của Trái đất và Mặt trăng. 

Nguyên nhân Mặt trăng chuyển sang màu ửng đỏ là do bước sóng ánh sáng từ Mặt trời. Khi ánh sáng Mặt trời đi qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh nên các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... bị khí quyển Trái đất tán xạ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ.
Nguyên nhân Mặt trăng chuyển sang màu ửng đỏ là do bước sóng ánh sáng từ Mặt trời. Khi ánh sáng Mặt trời đi qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh nên các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... bị khí quyển Trái đất tán xạ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ. 

Bầu khí quyển Trái đất như thấu kính hội tụ làm ánh sáng đỏ xuyên qua có hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi Trái đất và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua. Do vậy, Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực.
Bầu khí quyển Trái đất như thấu kính hội tụ làm ánh sáng đỏ xuyên qua có hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi Trái đất và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua. Do vậy, Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực. 

Tại Việt Nam, giờ Mặt trăng mọc trong ngày hôm nay (8/10) là 17h25, đối với đa số người dân sống tại Việt Nam, thời điểm bắt đầu quan sát được hiện tượng sẽ bắt đầu từ 17h45 hoặc 18h00 (khi đã diễn ra được một phần pha toàn phần) và có thể quan sát toàn bộ cho tới khi nguyệt thực kết thúc. Tuy nhiên, việc quan sát Mặt Trăng ngay ở chân trời chỉ có thể thực hiện với người ở vùng ven biển.
Tại Việt Nam, giờ Mặt trăng mọc trong ngày hôm nay (8/10) là 17h25, đối với đa số người dân sống tại Việt Nam, thời điểm bắt đầu quan sát được hiện tượng sẽ bắt đầu từ 17h45 hoặc 18h00 (khi đã diễn ra được một phần pha toàn phần) và có thể quan sát toàn bộ cho tới khi nguyệt thực kết thúc. Tuy nhiên, việc quan sát Mặt Trăng ngay ở chân trời chỉ có thể thực hiện với người ở vùng ven biển.  

Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34 và kết thúc nguyệt thực một phần.
Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34 và kết thúc nguyệt thực một phần. 

Nếu bạn là người yêu thiên văn, thích quan sát nguyệt thực, bạn có thể xem bằng mắt thường, tuy nhiên sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt trăng.
Nếu bạn là người yêu thiên văn, thích quan sát nguyệt thực, bạn có thể xem bằng mắt thường, tuy nhiên sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt trăng. 

Lưu ý cho những độc giả muốn xem nguyệt thực là bạn cần ở vị trí quan sát thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây.
Lưu ý cho những độc giả muốn xem nguyệt thực là bạn cần ở vị trí quan sát thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây.  

Do Việt Nam đang trong mùa mưa, vào chiều tối hay có mây mù nên khó quan sát nguyệt thực ở giai đoạn toàn phần, chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần từ sau 18h24-19h34 - thời điểm Mặt trăng đã lên cao hơn so với chân trời (khoảng 27 độ).
Do Việt Nam đang trong mùa mưa, vào chiều tối hay có mây mù nên khó quan sát nguyệt thực ở giai đoạn toàn phần, chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần từ sau 18h24-19h34 - thời điểm Mặt trăng đã lên cao hơn so với chân trời (khoảng 27 độ).

7 lỗi rất dễ mắc khi mua smartphone

(Kiến Thức) - Có nhiều hiểu lầm và thói quen chưa đúng khiến bạn bỏ không ít tiền nhưng lại mua phải điện thoại không đáp ứng được nhu cầu của mình.

1. Không quan tâm đầy đủ đến thiết kế smartphone Bạn cho rằng, màn hình càng lớn càng tiện, mang đến trải nghiệm hình ảnh, lướt web rõ nét hơn. Tuy nhiên, bạn nên xem xét thêm về kích thước thiết bị khi sử dụng. Một số smartphone màn hình lớn khó sử dụng bằng một tay hoặc gây mỏi tay khi trượt trên màn hình (iPhone 6 plus hoặc Samsung Galaxy Note 4).
1. Không quan tâm đầy đủ đến thiết kế smartphone
Bạn cho rằng, màn hình càng lớn càng tiện, mang đến trải nghiệm hình ảnh, lướt web rõ nét hơn. Tuy nhiên, bạn nên xem xét thêm về kích thước thiết bị khi sử dụng. Một số smartphone màn hình lớn khó sử dụng bằng một tay hoặc gây mỏi tay khi trượt trên màn hình (iPhone 6 plus hoặc Samsung Galaxy Note 4). 
Ngoài ra, việc bỏ điện thoại vào túi quần sẽ khó khăn hơn với những dòng kích thước lớn. Khi mua, bạn xem xét nhu cầu dùng máy sao cho hài hòa với việc cất giữ, trọng lượng và thiết kế đẹp.
 Ngoài ra, việc bỏ điện thoại vào túi quần sẽ khó khăn hơn với những dòng kích thước lớn. Khi mua, bạn xem xét nhu cầu dùng máy sao cho hài hòa với việc cất giữ, trọng lượng và thiết kế đẹp.

Những phát minh thảm kịch giết chết nhà khoa học (1)

(Kiến Thức) - Những thảm kịch gây mất cả tính mạng là cái giá mà nhiều nhà khoa học phải trả để nhân loại được hưởng lợi từ các phát minh mới. 

Phi công của hãng hàng không Anh Michael Dacre đã phát minh ra một mẫu taxi bay. Ngày 16/8/2009, Michael Dacre bay thử tại một địa điểm cách Kuala Lumpur của Malaysia khoảng 240km về phía Bắc, nhưng cất cánh chưa được bao lâu, chiếc taxi bay bị đâm xuống đất và phát nổ, Dacre tử vong.
Phi công của hãng hàng không Anh Michael Dacre đã phát minh ra một mẫu taxi bay. Ngày 16/8/2009, Michael Dacre bay thử tại một địa điểm cách Kuala Lumpur của Malaysia khoảng 240km về phía Bắc, nhưng cất cánh chưa được bao lâu, chiếc taxi bay bị đâm xuống đất và phát nổ, Dacre tử vong. 

Nhà vật lý học người Mỹ Haroutune Krikor Daghlian, Jr (1921-1945) qua đời khi đang thực hiện thí nghiệm về khối lượng, ông vô ý làm rơi một viên gạch vonfram cacbua vào lõi bom plutonium. Để tránh các phản ứng có hại xảy ra, ông phải dùng tay để nhấc gạch ra, điều đó khiến ông bị nhiễm một lượng lớn phóng xạ và tử vong 25 ngày sau đó.
Nhà vật lý học người Mỹ Haroutune Krikor Daghlian, Jr (1921-1945) qua đời khi đang thực hiện thí nghiệm về khối lượng, ông vô ý làm rơi một viên gạch vonfram cacbua vào lõi bom plutonium. Để tránh các phản ứng có hại xảy ra, ông phải dùng tay để nhấc gạch ra, điều đó khiến ông bị nhiễm một lượng lớn phóng xạ và tử vong 25 ngày sau đó. 

Wan Hu, một chuyên gia về tên lửa người Trung Quốc sống ở thế kỷ 16 mang tham vọng thám hiểm mặt trăng. Nhà phát minh đã tự ngồi lên một chiếc ghế nóng được buộc cố định với 47 quả tên lửa. Sau khi được châm lửa, một tiếng nổ lớn vang lên và Wan Hu “tan xác” theo làn khói trắng.
Wan Hu, một chuyên gia về tên lửa người Trung Quốc sống ở thế kỷ 16 mang tham vọng thám hiểm mặt trăng. Nhà phát minh đã tự ngồi lên một chiếc ghế nóng được buộc cố định với 47 quả tên lửa. Sau khi được châm lửa, một tiếng nổ lớn vang lên và Wan Hu “tan xác” theo làn khói trắng.  

Nhà phát minh người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ Abu Nasr Isma’il ibn Hammad al-Jawhari chết trong khi cố gắng bay từ mái nhà của một nhà thờ Hồi giáo ở Nishapur sử dụng hai cánh bằng gỗ và sợi dây thừng giữa năm 1002 và 1008.
Nhà phát minh người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ Abu Nasr Isma’il ibn Hammad al-Jawhari chết trong khi cố gắng bay từ mái nhà của một nhà thờ Hồi giáo ở Nishapur sử dụng hai cánh bằng gỗ và sợi dây thừng giữa năm 1002 và 1008. 

Cowper Phipps Coles từng nổi tiếng vì phát minh ra tháp pháo cho tàu chiến của Hoàng gia Anh. Nhưng ông đã gặp sai lầm chết người khi cố gắng tận dụng thiết kế ấy để tạo ra con tàu của riêng mình. Coles có ý định làm ra một “boong tàu bão tố”, giúp tăng trọng tâm của tàu. Ngày 6/9/1870, Coles hạ thủy phát minh và mang hơn 500 thủy thủ tham gia chuyến khởi hành đầu tiên. Kết quả con tàu bị lật, ông và thuyền viên rơi xuống nước và tử nạn.
Cowper Phipps Coles từng nổi tiếng vì phát minh ra tháp pháo cho tàu chiến của Hoàng gia Anh. Nhưng ông đã gặp sai lầm chết người khi cố gắng tận dụng thiết kế ấy để tạo ra con tàu của riêng mình. Coles có ý định làm ra một “boong tàu bão tố”, giúp tăng trọng tâm của tàu. Ngày 6/9/1870, Coles hạ thủy phát minh và mang hơn 500 thủy thủ tham gia chuyến khởi hành đầu tiên. Kết quả con tàu bị lật, ông và thuyền viên rơi xuống nước và tử nạn. 

Henry Winstanley, một kiến trúc sư kiêm kỹ sư nổi tiếng người Anh đã chết khi phát minh ra ngọn hải đăng. Ông đã rất tự tin với phát minh của mình và bày tỏ mong muốn được ở bên trong ngọn hải đăng khi xảy ra một cơn bão lớn. Cuối cùng, ngọn hải đăng bị sụp đổ trong một cơn bão lớn vào tháng 11/1703, giết chết Winstanley và năm người khác.
Henry Winstanley, một kiến trúc sư kiêm kỹ sư nổi tiếng người Anh đã chết khi phát minh ra ngọn hải đăng. Ông đã rất tự tin với phát minh của mình và bày tỏ mong muốn được ở bên trong ngọn hải đăng khi xảy ra một cơn bão lớn. Cuối cùng, ngọn hải đăng bị sụp đổ trong một cơn bão lớn vào tháng 11/1703, giết chết Winstanley và năm người khác. 

Công nhân điện có tên William Nelson ở Schenectady, New York , Mỹ phát minh ra chiếc xe đạp có gắn động cơ vào năm 1903. Trong lần thử nghiệm đầu tiên, ông đi chiếc xe đó lên đồi, bị ngã và chết ngay sau đó.
Công nhân điện có tên William Nelson ở Schenectady, New York , Mỹ phát minh ra chiếc xe đạp có gắn động cơ vào năm 1903. Trong lần thử nghiệm đầu tiên, ông đi chiếc xe đó lên đồi, bị ngã và chết ngay sau đó. 

Otto Lilienthal, nhà tiên phong của lĩnh vực hàng không dân dụng và được biết đến như “ông vua bay lượn”, là người có đã những ý tưởng về khả năng chuyển động của máy móc trên không trung trở thành sự thật sau nhiều thế kỷ lãng quên. Trong chuyến bay ngày 9/8/1896, Lilienthal ngã từ độ cao 17m, bị gãy xương sống và qua đời.
Otto Lilienthal, nhà tiên phong của lĩnh vực hàng không dân dụng và được biết đến như “ông vua bay lượn”, là người có đã những ý tưởng về khả năng chuyển động của máy móc trên không trung trở thành sự thật sau nhiều thế kỷ lãng quên. Trong chuyến bay ngày 9/8/1896, Lilienthal ngã từ độ cao 17m, bị gãy xương sống và qua đời.  

Nhà phát minh người Nga Valerian Abakovsky bị chết khi động cơ xe lửa tốc độ cao Aerowagon trật đường ray khi đang chạy thử nghiệm. Phát minh của Abakovsky vẫn chạy tốt trên các chặng đường thử nghiệm nhưng lại bị đâm trên đường về Thủ đô, khiến nhà khoa học chết khi vừa tròn 26 tuổi.
Nhà phát minh người Nga Valerian Abakovsky bị chết khi động cơ xe lửa tốc độ cao Aerowagon trật đường ray khi đang chạy thử nghiệm. Phát minh của Abakovsky vẫn chạy tốt trên các chặng đường thử nghiệm nhưng lại bị đâm trên đường về Thủ đô, khiến nhà khoa học chết khi vừa tròn 26 tuổi. 

Nhà phát minh, thợ may người Áo Franz Reichelt thiết kế ra chiếc áo choàng có hoạt động như chiếc dù ngày nay và tự tin tuyên bố, khi mặc nó, mọi người có thể đi lại một cách nhẹ nhàng, thậm chí bay liệng trên không trung. Reichelt đã làm thí nghiệm, khoác lên người “kiệt tác” của mình rồi nhảy từ tầng trên cùng của tháp Eiffel xuống dưới. Thử nghiệm hoàn toàn thất bại và người thợ may đã mất mạng sau cú rơi thẳng từ trên cao xuống.
 Nhà phát minh, thợ may người Áo Franz Reichelt thiết kế ra chiếc áo choàng có hoạt động như chiếc dù ngày nay và tự tin tuyên bố, khi mặc nó, mọi người có thể đi lại một cách nhẹ nhàng, thậm chí bay liệng trên không trung. Reichelt đã làm thí nghiệm, khoác lên người “kiệt tác” của mình rồi nhảy từ tầng trên cùng của tháp Eiffel xuống dưới. Thử nghiệm hoàn toàn thất bại và người thợ may đã mất mạng sau cú rơi thẳng từ trên cao xuống.