Thuyền trưởng tàu Philippines bị đâm bất ngờ bỏ gặp Tổng thống Duterte

Vào phút cuối, thuyền trưởng tàu Philippines bị đâm trên Biển Đông đổi ý, không gặp Tổng thống Duterte như dự kiến. Các bộ trưởng nước này đang phát biểu khác nhau sau vụ đâm tàu.

Junel Insigne, thuyền trưởng tàu Philippines bị đâm bởi tàu Trung Quốc, đã quyết định không gặp Tổng thống Rodrigo Duterte ở Phủ tổng thống như đã hẹn ngày 17/6, theo trang tin Rappler (Philippines).
Thông tin này được tiết lộ bởi ông Romulo Festin, Thị trưởng thành phố San Jose, Philippines, quê hương của ông Insigne. Theo ông Festin, thuyền trưởng Insigne đang đi theo một số quan chức trên đường đi gặp tổng thống thì yêu cầu xuống xe.
“Ông ấy yêu cầu đoàn cho ông xuống. Chúng tôi vừa mới đón ông ấy”, ông Festin nói với Rappler.
Thuyen truong tau Philippines bi dam bat ngo bo gap Tong thong Duterte
 Tối 14/6, ông Jonnel Insigne, thuyền trưởng tàu Philippines bị đâm chìm (FB Gemver) đã kể lại với các phóng viên về vụ đâm tàu đáng sợ đêm 9/6. Ảnh: Chụp màn hình.
Hai người khác vẫn tiếp tục hành trình, và đã tới Manila, là đầu bếp của tàu và mẹ của chủ tàu.
Thị trưởng Festin chính là người thông báo ngày 16/6 rằng ông Insigne sẽ được đưa đến Phủ tổng thống ngày 17/6 để gặp ông Duterte. Nhưng chưa có xác nhận nào từ Phủ tổng thống về cuộc gặp.
Philippines xác nhận vụ đâm thuyền xảy ra ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông vào tối 9/6. 22 ngư dân trên tàu bị đâm chìm, sau đó được một tàu Việt Nam cứu. Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tối ngày 14/6, Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila thừa nhận tàu cá nước này “vô tình” đâm vào tàu Philippines, nhưng giải thích này của Bắc Kinh gặp phải phản đối từ nghị sĩ Philippines.
Đã 8 ngày trôi qua kể từ khi tàu Gemver bị đâm chìm trên Biển Đông, Tổng thống Duterte vẫn chưa đích thân lên tiếng.
Thuyen truong tau Philippines bi dam bat ngo bo gap Tong thong Duterte-Hinh-2
Tổng thống Duterte vẫn chưa đích thân lên tiếng về vụ tàu Trung Quốc đâm tàu Philippines, bỏ mặc 22 ngư dân Philippines lênh đênh trên biển. Ảnh: AFP. 
Trong khi đó, các bộ trưởng Philippines đang phát biểu khác nhau sau vụ việc.
Bộ trưởng Năng lượng Alfonso Cusi ngày 16/6 cho biết sẽ có một cuộc họp nội các khẩn ngày 17/6 để bàn đối sách ứng phó. Nhưng Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Salvador Medialdea phủ nhận điều này. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana lại nói vẫn có cuộc họp.

Viễn cảnh Biển Đông sau phán quyết PCA

(Kiến Thức) - Phán quyết PCA đặt Trung Quốc vào thế đối đầu với hệ thống pháp lý quốc tế được định hình sau Chiến tranh Thế giới II.

Về viễn cảnh vọng Biển Đông sau phán quyết PCA, theo tạp chí Time, trong công luận Mỹ có hai luồng quan điểm: lạc quan và bi quan. Những người lạc quan cho rằng, sau phản ứng dữ dội ban đầu, chính quyền Bắc Kinh sẽ hiểu ra rằng cộng đồng quốc tế buộc phải có lập trường kiên định, bởi Biển Đông là con đường hàng hải huyết mạch với 1/3 lưu lượng hàng hóa toàn thế giới hàng năm đi qua. Phán quyết của Tòa án sẽ khiến Trung Quốc phải hãm lại việc bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân đảo tại Biển Đông.
Vien canh Bien Dong sau phan quyet PCA
Tàu Philippines vượt qua sự phong tỏa của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc  ở Bãi Cỏ Mây thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Philstar.com

Giữa căng thẳng vùng Vịnh, Mỹ tuyên bố gây bất ngờ

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh căng thẳng Vùng Vịnh leo thang sau vụ hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Mỹ không muốn chiến tranh với Iran, nhưng Washington vẫn để ngỏ lựa chọn quân sự với Tehran.

Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 16/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết nước này đang cân nhắc mọi lựa chọn và không loại trừ biện pháp quân sự với Iran trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Tehran leo thang sau vụ hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman tuần trước.
"Mỹ đang cân nhắc mọi lựa chọn. Chúng tôi đã báo cáo Tổng thống Donald Trump vài lần và chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tình hình cho ông ấy", Ngoại trưởng Pompeo trả lời phỏng vấn trên CBS.