Thụy Sĩ tổ chức "tang lễ" tiễn đưa dòng sông băng đã chết

Mọi người cùng nhau leo lên độ cao 2.600 mét để "đưa tiễn" một dòng sông băng ở Thụy Sĩ biến mất do sự nóng lên toàn cầu.

Các nhà hoạt động khí hậu mặc quần áo đen leo lên độ cao 2.600 mét so với mực nước biển để tỏ lòng thành kính trước tàn dư cuối cùng của sông băng Pizol ở Glarus Alps, phía đông Thụy Sĩ.
Thuy Si to chuc
 Một người phụ nữ trong hàng trăm người dự “tang lễ” dòng sông băng Pizol. Ảnh: AFP
Hơn 80% băng ở dòng sông này đã biến mất kể từ năm 2006, chỉ còn 26.000 m2. Năm 1987, diện tích sông băng Pizol là 320.000 m2 do các nhà khoa học đo vào năm 1987. Con sông này sẽ biến mất hoàn toàn vào cuối thập kỷ tới.
Nhưng nó đã “mất quá nhiều chất đến mức từ góc độ khoa học nó không còn là sông băng nữa”, Alessandra Degiacomi thuộc Hiệp hội bảo vệ khí hậu Thụy Sĩ cho biết.
Thuy Si to chuc
Sự thay đổi xót xa của dòng sông băng Pizol do biến đổi khí hậu, ảnh chụp từ mùa hè năm 2016, tháng 8/2017 và tháng 9/2019 (từ trên xuống dưới). Ảnh: AFP 
Dòng sông băng Pizol được tuyên bố là “đã chết” trong một buổi lễ diễn ra hôm 22/9. Sông băng này nằm trong danh sách các dòng sông từ năm 1893 và giờ đây nó là sông đầu tiên bị gạch tên khỏi mạng lưới giám sát sông băng Thụy Sĩ.
“Tôi đã leo lên đây không biết bao nhiêu lần”, Matthias Huss, một chuyên gia về sông băng tại trường đại học ETH Zurich, người đã tham dự “lễ tang” dòng sông băng Pizol, nói và ví điều này giống cái chết của một người bạn tốt.
Việc hàng trăm người tới “đưa tiễn” dòng sông băng Pizol cũng giống một sự kiện tương tự đối với một dòng sông băng tan chảy ở Iceland vào tháng 8.
Hoạt động biến đổi khí hậu đang gia tăng ở Thụy Sĩ, nơi có khoảng 1.500 sông băng. Đầu năm nay, hàng chục người bị bắt sau khi chặn các lối vào ngân hàng Thụy Sĩ khi một số nhà hoạt động cho rằng giới chức ngân hàng có vai trò trong việc tài trợ các dự án năng lượng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Thụy Sĩ có thể sớm bỏ phiếu về vấn đề khí hậu sau khi các nhà tổ chức của chiến dịch “Sáng kiến sông băng” đã thu thập được 120.000 chữ ký cần thiết để đưa vấn đề này ra bỏ phiếu. “Chúng ta không thể cứu sông băng Pizol nữa”, ông Huss nói. “Nhưng hãy làm tất cả những gì chúng ta có thể để con cháu chúng ta 100 năm nữa có thể thấy một dòng sông băng ở Thụy Sĩ”.

Choáng ngợp vẻ đẹp và sự “giận dữ” của Mẹ Thiên nhiên

Mẹ Thiên nhiên ban cho chúng ta nhiều tạo vật đẹp tới mức kinh ngạc, nhưng cũng có những lúc trút cơn giận dữ với chúng ta.

Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien

Aurora Borealis, còn gọi là Bắc Cực quang. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng những dải ánh sáng ma mị, đẹp kỳ ảo mà mẹ thiên nhiên ban tặng này ở Na Uy, Canada và Iceland.

Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-2
Sông băng Perito Moreno ở Santa Cruz, là "kho báu" của Vườn Quốc gia Los Glaciares, Argentina. 
Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-3
Mạch nước phun trào Strokkur Geyser ở Haukadalsvegur, Iceland. Cứ mỗi 5-10 phút lại có một mạch nước phun trào và cột nước này có thẻ cao tới 40m. 
Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-4
Núi lửa Etna ở Sicily, Italy phun trào. Đây là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất ở châu Âu và hoạt động thường xuyên suốt hàng nghìn năm qua.
Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-5
Cơn bão Ophelia, một trong những cơn bão "khủng khiếp" nhất đổ bộ Ireland trong thời gian gần đây.
Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-6
Động băng Vatnajokull ở Iceland.
Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-7
Những đám mây thấu kinh ở Kamchatka, Nga. Những đám mây trông như UFO này được tạo thành khi gió thổi qua những ngọn đồi và những rặng núi trên bán đảo.
Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-8
Núi lửa Eyjafjallajökull ở Iceland phun trào "cuồng nộ", như Mẹ Thiên nhiên trút cơn giận dữ xuống Trái Đất.
Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-9
Rạn san hô Great Barrier ở Australia trải dài tới 2.500km. Rạn san hô lớn nhất thế giới này là nhà của hơn 1.500 loài cá. 
Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-10

Bão tuyết ở Umnugobi, Mông Cổ.

Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-11
Tia chớp "giận dữ" xé toạc bầu trời Kuala Lumpur, Malaysia. 
Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-12
Sự tàn phá của bão Kaiyuan ở đông bắc Trung Quốc tháng 7/2019.
Choang ngop ve dep va su “gian du” cua Me Thien nhien-Hinh-13
Mỏ khí Darvaza ở Turkmenistan còn được biết đến với tên gọi "Cánh cổng Địa ngục" là một mỏ khí đốt tự nhiên đang cháy. Mỏ khí này sâu ít nhất 20 mét và vẫn bốc cháy từ những năm 1970. 

Chết cười khi động vật nghiện rượu y người

(Kiến Thức) -  Giống như con người, sau khi kết thúc một ngày căng thẳng, những loài động vật cũng muốn uống một loại đồ uống có cồn để giải tỏa sự mệt mỏi, buồn chán. Đôi khi, chúng cũng say xỉn như con người, rất hài hước.

Chet cuoi khi dong vat nghien ruou y nguoi
 Bên ngoài Đại học Khoa học Tự nhiên Malaysia, giáo sư vật lý Mihail Nazarov đã chụp được hình ảnh một con khỉ nghịch ngợm cầm chai rượu vang đỏ, trông loài động vật bồn chồn và đầy hưng phấn.