Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ

24/06/2021 06:15

Trong quá khứ, Không quân Nhân dân Việt Nam từng sở hữu một loại thủy phi cơ được mệnh danh là "sát thủ tàu ngầm". Đáng tiếc là tới nay, toàn bộ các thủy phi cơ này đều đã bị loại biên do hết niên hạn.

Trần Trân

Tại sao quân ta không thu được pháo 203mm trong chiến tranh chống Mỹ?

Trận Điện Biên Phủ trên không kéo dài bao lâu thì B-52 tuyệt chủng?

Huyền thoại về những phi công Không quân Việt Nam từ chối... nhảy dù

Kỳ tích ba anh lính giải phóng tóm gọn bộ chỉ huy quân đoàn địch

Một điều ít ai biết được đó là trong quá khứ, Không quân Việt Nam từng sở hữu máy bay thủy phi cơ, chuyên làm nhiệm vụ săn ngầm. Đây là loại thủy phi cơ Beriev Be-12 do Liên Xô sản xuất.
Một điều ít ai biết được đó là trong quá khứ, Không quân Việt Nam từng sở hữu máy bay thủy phi cơ, chuyên làm nhiệm vụ săn ngầm. Đây là loại thủy phi cơ Beriev Be-12 do Liên Xô sản xuất.
Từ tháng 4/1980, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân đã quyết định điều động toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-19 thuộc Trung đoàn 925 từ chiến trường Tây Nam về nước để tham gia huấn luyện chuyển loại.
Từ tháng 4/1980, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân đã quyết định điều động toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-19 thuộc Trung đoàn 925 từ chiến trường Tây Nam về nước để tham gia huấn luyện chuyển loại.
Sang tới năm 1981, 4 chiếc thủy phi cơ săn ngầm Be-12 đã được Liên Xô chuyển giao cho phía ta. Cùng với thời điểm này, 15 trực thăng săn ngầm Ka-25 cũng được nước bạn chuyển sang Việt Nam.
Sang tới năm 1981, 4 chiếc thủy phi cơ săn ngầm Be-12 đã được Liên Xô chuyển giao cho phía ta. Cùng với thời điểm này, 15 trực thăng săn ngầm Ka-25 cũng được nước bạn chuyển sang Việt Nam.
Với hai loại vũ khí săn ngầm vào hàng hiện đại bậc nhất thời điểm đó, khả năng tác chiến chống ngầm của quân đội Việt Nam, đã được nâng lên một tầm cao mới chỉ sau một thời gian ngắn.
Với hai loại vũ khí săn ngầm vào hàng hiện đại bậc nhất thời điểm đó, khả năng tác chiến chống ngầm của quân đội Việt Nam, đã được nâng lên một tầm cao mới chỉ sau một thời gian ngắn.
Thủy phi cơ Be-12 có tên gọi đầy đủ là Beriev Be-12 Chayka. Đây là loại thủy phi cơ chống ngầm do phòng thiết kế Beriev của Liên Xô phát triển từ cuối những năm 50.
Thủy phi cơ Be-12 có tên gọi đầy đủ là Beriev Be-12 Chayka. Đây là loại thủy phi cơ chống ngầm do phòng thiết kế Beriev của Liên Xô phát triển từ cuối những năm 50.
Để tối ưu hóa khả năng bay biển, thiết kế của Beriev Be-12 có phần khá kỳ dị với phần cánh được làm theo hình mũ. Nhìn từ xa, có thể thấy Be-12 có nét tương tự như một chú chim hải âu.
Để tối ưu hóa khả năng bay biển, thiết kế của Beriev Be-12 có phần khá kỳ dị với phần cánh được làm theo hình mũ. Nhìn từ xa, có thể thấy Be-12 có nét tương tự như một chú chim hải âu.
Phía đầu cánh của thủy phi cơ Be-12 được trang bị hai chiếc phao đối xứng nhau, cho phép loại máy bay này có thể hạ cánh và ổn định thăng bằng dưới nước.
Phía đầu cánh của thủy phi cơ Be-12 được trang bị hai chiếc phao đối xứng nhau, cho phép loại máy bay này có thể hạ cánh và ổn định thăng bằng dưới nước.
Phần bụng của phi cơ cũng có thiết kế như bụng tàu thủy, nhằm giảm tối đa lực cản của nước, cho phép chiếc máy bay lướt đi trên mặt biển khi cất - hạ cánh một cách dễ dàng.
Phần bụng của phi cơ cũng có thiết kế như bụng tàu thủy, nhằm giảm tối đa lực cản của nước, cho phép chiếc máy bay lướt đi trên mặt biển khi cất - hạ cánh một cách dễ dàng.
Ngoài nhiệm vụ săn ngầm, Beriev Be-12 còn rất thích hợp với nhiệm vụ cứu hộ trên biển, khi nó có khả năng hạ cánh thẳng xuống mặt nước để cứu hộ, trong khi tầm bay lại lớn hơn và tốc độ bay nhanh hơn nhiều so với máy bay trực thăng.
Ngoài nhiệm vụ săn ngầm, Beriev Be-12 còn rất thích hợp với nhiệm vụ cứu hộ trên biển, khi nó có khả năng hạ cánh thẳng xuống mặt nước để cứu hộ, trong khi tầm bay lại lớn hơn và tốc độ bay nhanh hơn nhiều so với máy bay trực thăng.
Thiết kế nguyên thủy của Beriev Be-12 yêu cầu phi hành đoàn 4 người, máy bay dài 30 mét, cao gần 8 mét, sải cánh rộng 29,8 mét và có trọng lượng rỗ 24 tấn.
Thiết kế nguyên thủy của Beriev Be-12 yêu cầu phi hành đoàn 4 người, máy bay dài 30 mét, cao gần 8 mét, sải cánh rộng 29,8 mét và có trọng lượng rỗ 24 tấn.
Dù được Liên Xô sử dụng trong thời đại phản lực, tuy nhiên Beriev Be-12 lại có thiết kế với động cơ cánh quạt. Động cơ này cho phép Be-12 bay ổn định ở tốc độ thấp, rất thích hợp cho nhiệm vụ săn ngầm.
Dù được Liên Xô sử dụng trong thời đại phản lực, tuy nhiên Beriev Be-12 lại có thiết kế với động cơ cánh quạt. Động cơ này cho phép Be-12 bay ổn định ở tốc độ thấp, rất thích hợp cho nhiệm vụ săn ngầm.
Loại thủy phi cơ săn ngầm này cũng có khả năng mang theo vũ khí rất đáng nể. Cụ thể, Beriev Be-12 mang theo được tối đa 3 tấn vũ khí, bao gồm nhiều loại ngư lôi khác nhau.
Loại thủy phi cơ săn ngầm này cũng có khả năng mang theo vũ khí rất đáng nể. Cụ thể, Beriev Be-12 mang theo được tối đa 3 tấn vũ khí, bao gồm nhiều loại ngư lôi khác nhau.
Cụ thể, các loại ngư lôi tương thích với Be-12 bao gồm ngư lôi tự động dò theo nguồn âm thanh loại AT-1, AT-2 hoặc bom chìm. Do các vũ khí này được treo bên ngoài máy bay, nên cả các loại ngư lôi cỡ 450 và 533mm đều tương thích với loại máy bay này.
Cụ thể, các loại ngư lôi tương thích với Be-12 bao gồm ngư lôi tự động dò theo nguồn âm thanh loại AT-1, AT-2 hoặc bom chìm. Do các vũ khí này được treo bên ngoài máy bay, nên cả các loại ngư lôi cỡ 450 và 533mm đều tương thích với loại máy bay này.
Trong thời gian phục vụ ở Việt Nam, những chiếc thủy phi cơ Be-12 liên tục được điều chuyển công tác từ không quân sang hải quân (4/1982), rồi sau đó lại chuyển về không quân (6/1984).
Trong thời gian phục vụ ở Việt Nam, những chiếc thủy phi cơ Be-12 liên tục được điều chuyển công tác từ không quân sang hải quân (4/1982), rồi sau đó lại chuyển về không quân (6/1984).
Tới cuối những năm 1980, toàn bộ những chiếc thủy phi cơ Be-12 của Việt Nam đã ngừng hoạt động do hết niên hạn sử dụng. Nhiều nguồn tin cho biết, Việt Nam đã gửi trả những chiếc Be-12 này cho Liên Xô, nên không còn xuất hiện ngay cả trong viện bảo tàng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới cuối những năm 1980, toàn bộ những chiếc thủy phi cơ Be-12 của Việt Nam đã ngừng hoạt động do hết niên hạn sử dụng. Nhiều nguồn tin cho biết, Việt Nam đã gửi trả những chiếc Be-12 này cho Liên Xô, nên không còn xuất hiện ngay cả trong viện bảo tàng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cận cảnh thủy phi cơ Beriev Be-12 Chayka khi còn phục vụ trong lực lượng Không quân Nga. Nguồn: Star.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status