Thượng viện Mỹ phê chuẩn ứng viên nữ Giám đốc đầu tiên của CIA

Ngày 16/5, Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã thông qua đề cử bà Gina Haspel làm nữ Giám đốc đầu tiên trong lịch sử của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).

Các Thượng nghị sĩ tại Ủy ban Tình báo Thượng viện đã tán thành việc Phó Giám đốc CIA Gina Haspel giữ cương vị Giám đốc cơ quan tình báo hùng mạnh nhất của Mỹ thay cho ông Mike Pompeo, người chuyển sang làm Ngoại trưởng Mỹ.
Dù vẫn còn gây tranh cãi, song quyết định đề cử của Tổng thống Donald Trump đã nhận được 10 phiếu thuận và 5 phiếu chống. Dự kiến, phiên bỏ phiếu toàn thể trước Thượng viện sẽ diễn ra sớm nhất vào ngày 17/5.
Gina Haspel - ứng viên nữ Giám đốc đầu tiên của CIA. Ảnh: AFP/Getty Images
 Gina Haspel - ứng viên nữ Giám đốc đầu tiên của CIA. Ảnh: AFP/Getty Images
Bà Haspel, 61 tuổi, đã làm việc cho CIA từ năm 1985 và được coi là một quan chức tình báo giàu kinh nghiệm, có nhiều năm hoạt động ở nước ngoài. Ông Pompeo từng đánh giá bà Haspel là "một chuyên gia tình báo điển hình" với hơn 30 năm kinh nghiệm. Theo ông, bà Haspel cũng được đánh giá là một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, có khả năng hoàn thành công việc một cách hiệu quả, cũng như truyền cảm hứng cho mọi người.
Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Trump cho biết đã lựa chọn bà Haspel thay ông Pompeo lãnh đạo CIA. Động thái này diễn ra ngay sau thông báo của Tổng thống Trump quyết định đề cử Giám đốc CIA Pompeo thay ông Rex Tillerson giữ chức Ngoại trưởng Mỹ.
Trong suốt thời gian làm việc tại Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ , bà Haspel đảm nhiệm một số vị trí lãnh đạo, trong đó có vai trò giám đốc tại Sở Mật vụ Quốc gia và Trung tâm Chống Khủng bố. Bà cũng từng nhận một vài giải thưởng trong sự nghiệp tình báo, trong đó có “Presidential Rank Award” - phần thưởng cao nhất dành cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dân sự liên bang.
Phát biểu tại phiêu điều trần phê chuẩn hồi tuần trước, bà Haspel tuyên bố CIA sẽ chấm dứt các hình thức tra tấn tù nhân.
Dư luận chính giới Mỹ có không ít chỉ trích nhằm vào nữ Giám đốc đầu tiên trong lịch sử CIA. Theo một số thông tin tiết lộ trên báo chí, bà Haspel từng chỉ đạo chương trình tra tấn tù nhân.
Tạp chí Times đưa tin trong khi điều hành một nhà tù CIA tại Thái Lan, bà Haspel đã theo dõi màn tra tấn hai nghi phạm khủng bố. Bà Haspel cũng được cho là người có quan điểm quá cứng rắn.

Tộc người sống trong hang cuối cùng ở Trung Quốc

Những người Miêu sống trong một hang động to bằng bốn sân bóng đá ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc, và không chịu rời đi dù được chính quyền hỗ trợ gần 10.000 USD mỗi người.

Trung Động là ngôi làng của người Miêu nằm trong hang núi đá vôi cùng tên ở huyện tự trị Tử Vân thuộc địa cấp thị An Thuận của tỉnh Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc. Ngôi làng kết nối với thế giới bên ngoài thông qua một con đường mòn xuyên núi, mất khoảng một giờ đi bộ, theo New York Times.
Trung Động là ngôi làng của người Miêu nằm trong hang núi đá vôi cùng tên ở huyện tự trị Tử Vân thuộc địa cấp thị An Thuận của tỉnh Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc. Ngôi làng kết nối với thế giới bên ngoài thông qua một con đường mòn xuyên núi, mất khoảng một giờ đi bộ, theo New York Times. 

Lịch sử hàng nghìn năm đẫm máu của “vùng đất thánh” Jerusalem

(Kiến Thức) - Được thành lập từ hàng nghìn năm trước Công nguyên (TCN), thành phố Jerusalem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của 3 tôn giáo lớn trên thế giới, bao gồm Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Được thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN, thành phố Jerusalem từng hai lần bị phá hủy hoàn toàn trong 23 lần bị vây hãm bởi các thế lực muốn chiếm giữ vùng đất thánh này. Ngoài ra nó còn bị tấn công 52 lần và bị chiếm đi chiếm lại 44 lần. Ảnh: Wikipedia.
Được thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN, thành phố Jerusalem từng hai lần bị phá hủy hoàn toàn trong 23 lần bị vây hãm bởi các thế lực muốn chiếm giữ vùng đất thánh này. Ngoài ra nó còn bị tấn công 52 lần và bị chiếm đi chiếm lại 44 lần. Ảnh: Wikipedia.

Theo truyền thuyết Do Thái, Vua David đã chinh phục thành phố này từ người Jebusite. Dựa trên những đồ khảo cổ học được tìm thấy, giới khoa học cho rằng sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công Nguyên. Ảnh: Wikipedia.
Theo truyền thuyết Do Thái, Vua David đã chinh phục thành phố này từ người Jebusite. Dựa trên những đồ khảo cổ học được tìm thấy, giới khoa học cho rằng sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công Nguyên. Ảnh: Wikipedia.

Thành phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2000 trước Công Nguyên. Lúc đầu, thành phố được xây dựng và sáng lập bởi người Canaanite và trở thành thủ đô các vương quốc và thực thể: Vương quốc Israel thống nhất, Vương quốc Judah và Judea trong thời kỳ Đền thờ Thứ nhất và thời kỳ Đền thờ Thứ hai. Ảnh: Flickr.
Thành phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2000 trước Công Nguyên. Lúc đầu, thành phố được xây dựng và sáng lập bởi người Canaanite và trở thành thủ đô các vương quốc và thực thể: Vương quốc Israel thống nhất, Vương quốc Judah và Judea trong thời kỳ Đền thờ Thứ nhất và thời kỳ Đền thờ Thứ hai. Ảnh: Flickr.

Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là thủ phủ của Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi giáo. Được biết, Jerusalem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của cùng lúc 3 tôn giáo lớn trên thế giới: Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Ảnh: Flickr.
Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là thủ phủ của Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi giáo. Được biết, Jerusalem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của cùng lúc 3 tôn giáo lớn trên thế giới: Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Ảnh: Flickr.

Ngày 14/5/1948, Thủ tướng Israel David Ben-Gurion công bố Tuyên ngôn Độc lập, chính thức thành lập Nhà nước Israel của người Do Thái. Ảnh: Flickr.
 Ngày 14/5/1948, Thủ tướng Israel David Ben-Gurion công bố Tuyên ngôn Độc lập, chính thức thành lập Nhà nước Israel của người Do Thái. Ảnh: Flickr.

Ngay ngày hôm sau, liên quân 4 nước Ả Rập gồm Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq cùng các đạo quân từ Yemen, Ma-rốc, Ả Rập Xê Út và Sudan phát động chiến tranh, tấn công Israel. Ảnh: Flick.
Ngay ngày hôm sau, liên quân 4 nước Ả Rập gồm Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq cùng các đạo quân từ Yemen, Ma-rốc, Ả Rập Xê Út và Sudan phát động chiến tranh, tấn công Israel. Ảnh: Flick.

Sau cuộc giao tranh kéo dài suốt một năm, các nước đã đi tới thỏa thuận ngừng chiến và thành phố Jerusalem bị chia cắt làm hai khu vực. Theo đó, Đông Jerusalem do người Jordan quản lý, phía Tây là của người Israel, còn Ai Cập nắm quyền kiểm soát Dải Gaza. Ảnh: Wikipedia.
Sau cuộc giao tranh kéo dài suốt một năm, các nước đã đi tới thỏa thuận ngừng chiến và thành phố Jerusalem bị chia cắt làm hai khu vực. Theo đó, Đông Jerusalem do người Jordan quản lý, phía Tây là của người Israel, còn Ai Cập nắm quyền kiểm soát Dải Gaza. Ảnh: Wikipedia.

Trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel bất ngờ tấn công các nước Ả Rập, chiếm lại Đông Jerusalem từ Jordan, Dải Gaza từ Ai Cập và Cao nguyên Golan từ Syria. Ảnh: Wikpedia.
Trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel bất ngờ tấn công các nước Ả Rập, chiếm lại Đông Jerusalem từ Jordan, Dải Gaza từ Ai Cập và Cao nguyên Golan từ Syria. Ảnh: Wikpedia.

Sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Jerusalem, Israel tuyên bố thành phố này là thủ đô của họ. Năm 2014, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố "Jerusalem sẽ không bao giờ bị chia cắt". Ảnh: Flickr.
Sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Jerusalem, Israel tuyên bố thành phố này là thủ đô của họ. Năm 2014, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố "Jerusalem sẽ không bao giờ bị chia cắt". Ảnh: Flickr.

Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế không chính thức công nhận động thái này của Israel theo Nghị quyết 478 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, người Palestine vẫn luôn coi phía Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế không chính thức công nhận động thái này của Israel theo Nghị quyết 478 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, người Palestine vẫn luôn coi phía Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Ảnh: Flickr.

Hiện, khoảng 20 vạn người Palestine vẫn đang sinh sống ở Đông Jerusalem với hy vọng thiết lập miền này thành thủ đô tương lai của Nhà nước Palestine độc lập. Ảnh: Flickr.
Hiện, khoảng 20 vạn người Palestine vẫn đang sinh sống ở Đông Jerusalem với hy vọng thiết lập miền này thành thủ đô tương lai của Nhà nước Palestine độc lập. Ảnh: Flickr.

Vùng đất thánh Jerusalem hiện nay là tâm điểm tranh chấp giữa Israel và Palestine. Ảnh: Flickr.
Vùng đất thánh Jerusalem hiện nay là tâm điểm tranh chấp giữa Israel và Palestine. Ảnh: Flickr.

Giám đốc CIA thay thế Ngoại trưởng Mỹ Tillerson là người thế nào?

(Kiến Thức) - Giám đốc CIA Mike Pompeo đã được Tổng thống Trump chỉ định vào vị trí tân Ngoại trưởng Mỹ, thay thế ông Rex Tillerson vừa bị cách chức. Ông Mike Pompeo được cho là quan chức rất có tiếng nói trong nội các của ông Trump.

Chính trường Mỹ lại một phen nữa "dậy sóng" khi ngày 13/3 vừa qua, Tổng thống Trump bất ngờ đưa ra thông báo cách chức Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và đề cử Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo lên thay thế. Ảnh: Zimbio.
Chính trường Mỹ lại một phen nữa "dậy sóng" khi ngày 13/3 vừa qua, Tổng thống Trump bất ngờ đưa ra thông báo cách chức Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và đề cử Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo lên thay thế. Ảnh: Zimbio. 

Tuy nhiên, ông Pompeo sẽ phải điều trần trước Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện. Nếu được Thượng viện thông qua, ông mới chính thức trở thành Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: Zimbio.
 Tuy nhiên, ông Pompeo sẽ phải điều trần trước Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện. Nếu được Thượng viện thông qua, ông mới chính thức trở thành Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: Zimbio.

Giám đốc CIA Mike Pompeo là người thường xuyên báo cáo cho Tổng thống Trump về các vấn đề tình báo và được cho là quan chức rất có tiếng nói trong nội các của ông Trump. Ảnh: Zimbio.
Giám đốc CIA Mike Pompeo là người thường xuyên báo cáo cho Tổng thống Trump về các vấn đề tình báo và được cho là quan chức rất có tiếng nói trong nội các của ông Trump. Ảnh: Zimbio. 

Được biết, trước khi đảm nhiệm vị trí Giám đốc CIA, ông Pompeo là một nghị sĩ Cộng hòa bảo thủ, đại diện cho bang Kansas tại Hạ viện. Ảnh: Zimbio.
 Được biết, trước khi đảm nhiệm vị trí Giám đốc CIA, ông Pompeo là một nghị sĩ Cộng hòa bảo thủ, đại diện cho bang Kansas tại Hạ viện. Ảnh: Zimbio.

Giám đốc CIA Mike Pompeo sinh ngày 30/12/1963 tại Orange, bang California. Ông là một doanh nhân, chính trị gia người Mỹ. Ảnh: Getty Images.
Giám đốc CIA Mike Pompeo sinh ngày 30/12/1963 tại Orange, bang California. Ông là một doanh nhân, chính trị gia người Mỹ. Ảnh: Getty Images.

Năm 1982, ông Pompeo tốt nghiệp trường trung học Los Amigos ở Fountain Valley, California. Năm 1986, ông tốt nghiệp Học viện quân sự West Point với chuyên ngành Kỹ sư Cơ khí. Ảnh: countercurrents.org.
 Năm 1982, ông Pompeo tốt nghiệp trường trung học Los Amigos ở Fountain Valley, California. Năm 1986, ông tốt nghiệp Học viện quân sự West Point với chuyên ngành Kỹ sư Cơ khí. Ảnh: countercurrents.org.

Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1991, ông Pompeo phục vụ trong Quân đội Mỹ. Ảnh: Bloomberg News.
Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1991, ông Pompeo phục vụ trong Quân đội Mỹ. Ảnh: Bloomberg News.

Năm 1994, ông nhận bằng Luật của Đại học Harvard. Sau khi tốt nghiệp, ông làm luật sư cho Công ty luật Williams & Connolly. Ảnh: ABC News.
 Năm 1994, ông nhận bằng Luật của Đại học Harvard. Sau khi tốt nghiệp, ông làm luật sư cho Công ty luật Williams & Connolly. Ảnh: ABC News.

Ngày 18/11/2016, Tổng thống Trump thông báo việc đề cử ông Pompeo vào vị trí Giám đốc CIA và được Thượng viện Mỹ thông qua vào ngày 23/1/2017. Ảnh: CNN.
Ngày 18/11/2016, Tổng thống Trump thông báo việc đề cử ông Pompeo vào vị trí Giám đốc CIA và được Thượng viện Mỹ thông qua vào ngày 23/1/2017. Ảnh: CNN.

Ông Pompeo là thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện. Ông đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận hạt nhân mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ký kết với Iran. Ngoài ra, ông Pompeo từng hỗ trợ Chính phủ Mỹ thu thập thông tin dữ liệu của người dân nước này. Ảnh: Washington Times.
 Ông Pompeo là thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện. Ông đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận hạt nhân mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ký kết với Iran. Ngoài ra, ông Pompeo từng hỗ trợ Chính phủ Mỹ thu thập thông tin dữ liệu của người dân nước này. Ảnh: Washington Times.
Bên cạnh đó, ông Pompeo cũng là một trong những nhân vật theo trường phái "diều hâu" trong chính quyền của Tổng thống Trump xoay quanh vấn đề Triều Tiên, khi ủng hộ một giải pháp quân sự hơn là ngoại giao đối với các hành động khiêu khích từ Bình Nhưỡng. Ảnh: MintPress News.
Bên cạnh đó, ông Pompeo cũng là một trong những nhân vật theo trường phái "diều hâu" trong chính quyền của Tổng thống Trump xoay quanh vấn đề Triều Tiên, khi ủng hộ một giải pháp quân sự hơn là ngoại giao đối với các hành động khiêu khích từ Bình Nhưỡng. Ảnh: MintPress News.