Thương hiệu thời trang SEVEN.am bị phạt hàng trăm triệu, tiếp tục giám sát

Sau quá trình kiểm tra thương hiệu SEVEN.am, cơ quan chức năng đã công bố quyết định xử phạt Công ty MHA 110 triệu đồng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn thời trang quốc tế Thư Kỳ 60 triệu đồng.

Ngày 30/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã thông tin kết quả việc xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thương hiệu thời trang SEVEN.am của Công ty cổ phần MHA và Công ty Trách nhiệm hữu hạn thời trang quốc tế Thư Kỳ.
Theo đó, Công ty cổ phần MHA bị phạt hành chính tổng cộng 110 triệu đồng với 4 lỗi vi phạm về ghi nhãn hàng hóa; nhãn bị sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy.
Lỗi tiếp theo là sản xuất hàng hoá có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng (kết quả thử nghiệm tiêu chuẩn polyeste có kết quả 100% trong khi nhãn hàng hóa có ghi thành phần 60% cotton, 40% polyeste).
Thuong hieu thoi trang SEVEN.am bi phat hang tram trieu, tiep tuc giam sat
Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra cửa hàng kinh doanh thời trang thuộc SEVEN.am. (Ảnh: QLTT)
Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn thời trang quốc tế Thư Kỳ, cơ quan chức năng công bố 3 vi phạm và mức phạt là 60 triệu đồng, gồm: kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; nhãn bị sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa theo quy định (năm sản xuất của mặt hàng túi, ví) và kinh doanh hàng hóa không công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy.
Theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, vào thời điểm năm 2017 và 2018, hai Công ty có nhập khẩu trực tiếp một số mặt hàng là ba lô, túi, ví, giày, dép, dây lưng từ Trung Quốc của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Guangxi PingXiang Znguan Import & Export Trading co. LTD nhưng đã bán hết. Hiện Công ty không kinh doanh các mặt hàng trên.
Ngoài ra, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thời trang quốc tế Thư Kỳ là đơn vị được Công ty cổ phần MHA nhượng quyền kinh doanh sản phẩm mang thương hiệu SEVEN.am. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh trên đang kinh doanh các sản phẩm quần, áo, váy, ví, túi các loại mang thương hiệu SEVEN.am do Công ty cổ phần MHA chịu trách nhiệm và phân phối sản phẩm.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa phát hiện có dấu hiệu mua hàng dệt may của nước ngoài về để gắn nhãn hiệu và ghi nhãn theo phản ánh, song Tổng cục Quản lý thị trường đang tiếp tục giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của Công ty cổ phần MHA, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thời trang quốc tế Bảo Anh và các đơn vị có liên quan để làm rõ.
Trước đó, ngày 11/11/2019, Đội Quản lý thị trường số 14 (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra 5 điểm kinh doanh quần áo SEVEN.am tại Hà Nội và tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm đề điều tra, làm rõ việc tuân thủ pháp luật.
Cụ thể, Công ty cổ phần MHA có 4 địa điểm bị kiểm tra, gồm: Cơ sở kinh doanh tại 146-148 Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa); Cơ sở kinh doanh số 504-506 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên); Cơ sở kinh doanh số 146 Thái Hà, (quận Đống Đa) và Cơ sở kinh doanh số 135 Trần Phú (quận Hà Đông).
Trong khi Công ty Trách nhiệm hữu hạn thời trang quốc tế Thư Kỳ có một Cơ sở kinh doanh tại 11 Kim Đồng (quận Hoàng Mai).

Đã mắt ngắm đào khủng, sai trĩu quả xuống phố sớm đón Tết

(Kiến Thức) - Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng trên một số tuyến đường ở Hà Nội nhiều gốc đào, bưởi cảnh đã được bày bán. 

Da mat ngam dao khung, sai triu qua xuong pho som don Tet
Trên các tuyến đường Võ Chí Công, Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội), rất nhiều gốc đào thế lớn và bưởi cảnh được bày bán để phục vụ người dân chơi Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Ảnh: VTC. 

Điểm lạ trong nghi án Seven.Am cắt mác Trung Quốc gắn nhãn "hàng nhà"

Seven.Am chỉ mở duy nhất 1 tờ khai nhập hàng từ Trung Quốc về. Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đang vào cuộc điều tra, xác minh nghi vấn gian lận xuất xứ.

Chia sẻ bên lề Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về chống gian lận xuất xứ mới đây tại Hà Nội, ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) - cho biết Tổng cục Quản lý thị trường đang chủ trì điều tra, xác minh nghi vấn Seven.Am thay nhãn mác Trung Quốc trên một số sản phẩm.

Cổ phiếu về đáy, Xây dựng Hòa Bình mua 10 triệu cổ phiếu quỹ đỡ giá, ngừng phát hành ESOP

(Kiến Thức) - Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) quyết định hoãn phát hành 1,3 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đồng thời mua 10 triệu cổ phiếu quỹ.
 

Trước đó, Hòa Bình có thông báo phát hành ESOP trong thời gian dự kiến trong quý 4 với giá 10.000 đồng/cp. Đối tượng phát hành là cán bộ nhân viên làm việc liên tục 3 năm (2016 - 2018) và không bị kỷ luật từ cấp 2 (kéo dài thời hạn tăng lương) trở lên.

Quyết định hoãn phát hành cổ phiếu ESOP được đưa ra trong bối cảnh giá cổ phiếu HBC đang ở vùng đáy 3 năm. Trên thị trường, cổ phiếu HBC đang giao dịch ở mức 11.100 đồng/cp, giảm 24% trong 3 tháng.