Thuốc lá điện tử có thể truyền “mã độc” vi tính

(Kiến Thức) - Tuy giúp giảm độc hại cho phổi, nhưng thuốc lá điện tử giờ đây có thể gây hại cho ổ đĩa cứng nếu bạn cắm vào máy tính để sạc.

Thuốc lá điện tử có thể sạc từ ổ cắm trên tường hoặc cắm trực tiếp vào cổng USB
Thuốc lá điện tử có thể sạc từ ổ cắm trên tường
hoặc cắm trực tiếp vào cổng USB
Nhiều loại thuốc lá điện tử thường kèm theo một bộ sạc nhỏ cắm vào cổng USB để sạc pin, và được kết nối hoặc bằng một sợi dây cáp riêng hoặc bằng cách cắm điếu thuốc trực tiếp vào cổng USB. Nếu cổng USB nằm trên một ổ cắm điện trên tường hoặc trong ổ cắm điện rời thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Nhưng nếu người hút cắm điếu thuốc vào cổng USB trên máy vi tính, laptop thì điếu thuốc có khả năng trở thành "vật trung gian" truyền các mã độc hại vào chiếc PC của họ, nhất là loại thuốc lá điện tử có giá rẻ đến từ các nhà cung cấp không đáng tin cậy sẽ có xác suất lây nhiễm cao hơn.
Thuốc lá điện tử không rõ xuất xứ dễ lây nhiễm mã độc vào máy tính
 Thuốc lá điện tử không rõ xuất xứ dễ lây nhiễm mã độc vào máy tính
Theo một báo cáo đăng tải trên trang tin tức xã hội Reddit cho biết, có ít nhất một người hút thuốc lá điện tử đã phải gánh chịu "hiệu ứng phụ" từ việc tin tưởng vào nhà sản xuất thuốc lá của họ. Trong báo cáo này có ghi: "Máy tính của một nhà điều hành công ty đã bị nhiễm phần mềm độc hại từ nguồn không xác định được. Sau khi tìm hiểu tất cả các phương thức lây nhiễm truyền thống trên máy tính, đội ngũ IT bắt đầu tìm kiếm các khả năng khác."
"Điếu thuốc điện tử ông ta hút được sản xuất tại Trung Quốc có một loại mã độc được mã hóa trong bộ sạc, và khi cắm vào cổng USB của máy tính, phần mềm độc hại đó tự động kết nối đến máy của kẻ xấu và tiến hành lây nhiễm hệ thống."
Rik Ferguson, cố vấn an ninh của hãng bảo mật Trend Micro, nói rằng chuyện đó hoàn toàn có khả năng xảy ra. "Phần mềm độc hại lây nhiễm vào dây chuyền sản xuất thiết bị đã xuất hiện khoảng vài năm gần đây, truyền virus lên các khung ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3 và nhiều hơn thế," Rik cho biết. "Chẳng hạn vào năm 2008, một khung ảnh được sản xuất bởi Samsung khi xuất xưởng đã bị dính một mã độc trên bộ đĩa cài đặt."
Khung ảnh kỹ thuật số cũng bị nhiễm mã độc
 Khung ảnh kỹ thuật số cũng bị nhiễm mã độc
Khả năng sự cố lây nhiễm trên là kết quả gây ra bởi một loại mã độc mang tên BadUSB, có khả năng viết lại và ghi đè lên phần mềm điều khiển gốc (firmware) của bộ điều khiển USB để thực thi những gì mà kẻ lập trình muốn.
Theo khuyến cáo của Ferguson, giải pháp xử lý mạnh mẽ vấn đề này đối với doanh nghiệp là vô hiệu hóa cổng USB, hoặc ít ra là sử dụng trình quản lý thiết bị để cho phép truy xuất các thiết bị có thẩm quyền. Đối với người tiêu dùng, giải pháp xử lý khả thi là cho cập nhật phần mềm chống virus cho phần mềm cài đặt kèm theo thiết bị, và chỉ sử dụng các thiết bị đáng tin cậy để phòng chống các mối đe dọa đó.
Dave Goss, nhà cung cấp thuốc lá điện tử tại Luân Đôn, nói rằng người hút thuốc điện tử có thể vẫn an toàn bằng cách mua hàng từ các nhà sản xuất uy tín như Aspire, KangerTech và Innokin, cũng như bằng cách nhìn vào các "nhãn kiểm tra dấu hiệu nguyên trạng" trên vỏ hộp, là phương thức phân biệt hàng thực với hàng giả.
"Bất kỳ thiết bị điện tử nào sử dụng một bộ sạc USB đều có thể là mục tiêu tấn công theo cách này, và chủ yếu là các thiết bị có xuất xứ từ Trung Quốc," Dave Goss nói thêm.
Đầu tháng 11 năm nay, số liệu thu thập bởi Hiệp hội Báo chí tiết lộ rằng thuốc lá điện tử và thiết bị liên quan như bộ sạc, là tác nhân gây ra hơn 100 vụ cháy trong vòng chưa đầy hai năm.

Chuyên gia nghi ngờ chuyến bay MH370 bị bắt cóc qua mạng

(Kiến Thức) - Chuyên gia chống khủng bố của Anh cho rằng, chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines có thể là trường hợp bị “bắt cóc” qua mạng đầu tiên trên thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sunday Express có trụ sở ở London, cựu cố vấn khoa học của Bộ Nội vụ Anh Sally Leivesley nhận định, tin tặc có khả năng bắt cóc máy bay nhờ các mã độc hại thông qua điện thoại di động hoặc USB.

8 bí kíp “xài” phần mềm diệt virus hiệu quả

(Kiến Thức) - Khi cài đặt, sử dụng phần mềm diệt virus, tránh sự xâm nhập của mã độc, có những lưu ý mà bạn không nên coi nhẹ.

1. Các phần mềm diệt virus miễn phí không bảo vệ được thiết bị trước nhiều mã độc, trojan mới. Nếu có thể, bạn cân nhắc mua bản cài có phí.
1. Các phần mềm diệt virus miễn phí không bảo vệ được thiết bị trước nhiều mã độc, trojan mới. Nếu có thể, bạn cân nhắc mua bản cài có phí.
2. Bạn nên dùng một máy tính không nhiễm virus để tải chương trình diệt virus online hoặc mua đĩa cài phần mềm tại các cửa hàng vi tính, thiết bị điện tử để cài cho máy chưa có phần mềm.
2. Bạn nên dùng một máy tính không nhiễm virus để tải chương trình diệt virus online hoặc mua đĩa cài phần mềm tại các cửa hàng vi tính, thiết bị điện tử để cài cho máy chưa có phần mềm. 

Mẹo khắc phục hậu quả của việc “xài” laptop 24/24h

(Kiến Thức) - Laptop dùng liên tục sẽ nhanh “tã”, ngốn điện, và khiến bạn ôm bệnh lúc nào không hay. Vài cách sau giúp bạn hạn chế phần nào tác hại này.

1. Laptop nhanh xập xệ Khi “xài” laptop liên tục, bạn thấy máy có hiện tượng nóng lên, thậm chí máy tự động sập nguồn, không thể khởi động. Ngoài lỗi về phần cứng, nguyên nhân có thể do laptop không thể tản nhiệt. Bạn nên kiểm tra khe tản nhiệt (thường được bố trí ở 2 bên sườn hoặc phía sau thân máy) có bị che khuất hay không.
1. Laptop nhanh xập xệ
Khi “xài” laptop liên tục, bạn thấy máy có hiện tượng nóng lên, thậm chí máy tự động sập nguồn, không thể khởi động. Ngoài lỗi về phần cứng, nguyên nhân có thể do laptop không thể tản nhiệt. Bạn nên kiểm tra khe tản nhiệt (thường được bố trí ở 2 bên sườn hoặc phía sau thân máy) có bị che khuất hay không. 
Giải pháp cho tình huống này là vệ sinh khe tản nhiệt, loại bỏ bụi bẩn bám tại vị trí đó. Ngoài ra, trang bị thêm cho laptop quạt tản nhiệt, đế làm mát chuyên dụng.
Giải pháp cho tình huống này là vệ sinh khe tản nhiệt, loại bỏ bụi bẩn bám tại vị trí đó. Ngoài ra, trang bị thêm cho laptop quạt tản nhiệt, đế làm mát chuyên dụng.
Laptop bị “đơ”, chậm nếu làm việc quá tải, cộng với sức ép từ lỗi phần mềm, bị mã độc tấn công. Cho máy nghỉ xả hơi và khởi động lại laptop là cách hữu hiệu bảo vệ laptop. Bạn đừng quên cập nhật hệ điều hành, quét virus cho máy.
Laptop bị “đơ”, chậm nếu làm việc quá tải, cộng với sức ép từ lỗi phần mềm, bị mã độc tấn công. Cho máy nghỉ xả hơi và khởi động lại laptop là cách hữu hiệu bảo vệ laptop. Bạn đừng quên cập nhật hệ điều hành, quét virus cho máy. 
Việc bật laptop liên tục 24/24 sẽ tăng nguy cơ máy bị tấn công bởi phần mềm độc hại, hacker. Tốt nhất, bạn nên tắt máy khi không sử dụng, tránh sự nhòm ngó thông tin cá nhân.
Việc bật laptop liên tục 24/24 sẽ tăng nguy cơ máy bị tấn công bởi phần mềm độc hại, hacker. Tốt nhất, bạn nên tắt máy khi không sử dụng, tránh sự nhòm ngó thông tin cá nhân.  
Ngoài ra, điều dễ nhận thấy là nếu mở laptop thường xuyên, hóa đơn tiền điện theo đó tăng lên. Nếu môi trường làm việc bắt buộc phải để laptop trong tình trạng hoạt động liên tục, bạn có thể cân nhắc để chế độ Hibernate hoặc Stand by. Mặc dù điện năng cung cấp cho máy trong hai chế độ này vẫn có, song sẽ tiết kiệm hơn một chút.
Ngoài ra, điều dễ nhận thấy là nếu mở laptop thường xuyên, hóa đơn tiền điện theo đó tăng lên. Nếu môi trường làm việc bắt buộc phải để laptop trong tình trạng hoạt động liên tục, bạn có thể cân nhắc để chế độ Hibernate hoặc Stand by. Mặc dù điện năng cung cấp cho máy trong hai chế độ này vẫn có, song sẽ tiết kiệm hơn một chút.