Thuê máy bay chở cả đoàn sang Trung Quốc cổ vũ U23 Việt Nam

Các công ty lữ hành đang tấp nập chốt khách để kịp xin visa, chuẩn bị cho tour đi Trung Quốc cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam. Hầu hết các tour đã kín khách. Một số công ty lữ hành thuê nguyên chuyến bay chở du khách đi xem bóng đá.

Tour cổ vũ bóng đá hết sạch chỗ
Ngay sau khi đội tuyển U23 Việt Nam lọt vào vòng chung kết AFC Cup, số lượng người có nhu cầu mua tour đi cổ vũ bóng đá tăng đột biến. Nhiều người đến các công ty du lịch tìm hiểu về tour này từ sáng sớm 24/1.
Anh Châu Phú, một cổ động viên yêu bóng đá, từ tối qua (23/1) đến giờ đã lên mạng, gọi điện tìm hiểu cách xin visa, book vé máy bay để sang Trung Quốc cổ động cho đội tuyển U23 Việt Nam. Tuy nhiên, việc xin visa cá nhân trong thời gian quá gấp nên anh không kịp chuẩn bị thủ tục.
Bình thường, lệ phí xin visa sang Trung Quốc là 60 USD/người (trong trường hợp khẩn có bên nhận làm dịch vụ với giá 390 USD), hôm nay nộp 26/1 có visa, song anh Châu Phú lại không book được vé máy bay. Vì thế, anh chuyển qua hỏi các công ty du lịch để ghép tour vì xin visa đoàn dễ hơn, lại không phải lo về vé.
Một đơn vị lữ hành quảng cáo bán tour đi Trung Quốc cổ vũ bóng đá.
Một đơn vị lữ hành quảng cáo bán tour đi Trung Quốc cổ vũ bóng đá. 
Song, việc hỏi mua tour tại các công ty lữ hành cũng không hề dễ. Rất nhiều nơi mời chào tour Trung Quốc xem bóng đá, nhưng vì ít tên tuổi nên anh Châu Phú không tin tưởng.
Chẳng hạn, công ty A. Travel tổ chức chương trình tour xem bóng đá, cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam khởi hành sáng 26/1 từ Hà Nội đi đường bộ sang Nam Ninh, sau đó bay đi Nam Kinh và có xe đưa đến Thường Châu. Giá tour là 12,9 triệu đồng/khách, đi về 4 ngày. Công ty N. Travel thì quảng cáo tour đi Trung Quốc cũng bằng cách trên, giá 11,9 triệu đồng/khách, đi về 3 ngày.
Tại công ty lữ hành Hanoitourist, 7h sáng nay đã có người đến trụ sở công ty để làm thủ tục, mua tour đi xem bóng đá.
Vì khó xin visa, có đại lý bán vé máy bay gợi ý cách bay vòng sang nước khác. Cụ thể, nếu mua vé với hành trình Hà Nội - Thượng Hải - Bangkok/Kuala Lumpur/Singapore - Hà Nội, transit 72 tiếng. Chẳng hạn, khách bay thẳng sang Thượng Hải, ở đó 3 ngày không cần visa (thời gian này có thể đi cổ động bóng đá), sau đó bay qua Thái Lan hoặc Singapore hoặc Malaysia chơi rồi về.
Giá tour ban đầu là 12,9 triệu đồng/khách, nhưng do số lượng khách đăng ký quá đông, nên hết vé máy bay giá thấp, giờ giá tour đội lên 18 triệu đồng. Khách khởi hành ngày 26/1, về 28/1, vừa xem bóng đá vừa kết hợp đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn. Hiện có rất nhiều khách vẫn đang làm thủ tục ở công ty.
Trao đổi với PV.VietNamNet, Giám đốc Phùng Quang Thắng cho hay, Hanoitourist tổ chức tour đường bộ Hà Nội - Nam Ninh, sau đó bay nội địa máy bay Trung Quốc đến Nam Kinh.
Ông Thắng lưu ý, để chắc chắn giữ chỗ, khách vui lòng chuyển khoản tiền tour trước 12h sáng 24/1.
Hầu hết các đại lý bán vé máy bay, công ty lữ hành đều chốt book vé, nhận đăng ký của khách trước 10h sáng, cùng lắm là 12h trưa nay (24/1).
Thuê cả chuyến bay chở cổ động viên
Vì đăng ký mua tour cũng khó, anh Châu Phú đang lựa chọn các tour bay nguyên chuyến (bay charter), do các công ty lữ hành phối hợp với hãng hàng không tổ chức, chỉ chở khách đi xem bóng đá.
Điển hình, công ty H. Tours (Hà Nội) đang gom khách để thuê nguyên chuyến bay của Vietnam Airlines đưa các cổ động viên sang Trung Quốc.
Nhân viên sale tên Nhung tại đây tiết lộ, khách phải chốt trước 12h trưa 24/1, khi đến đăng ký cần mang hộ chiếu, ảnh chụp 4/6 trên nền trắng và thanh toán toàn bộ số tiền tour là 18,9 triệu đồng/người.
Đây là chuyến bay thẳng Hà Nội - Thường Châu - Hà Nội, đi về trong ngày 27/1, bay 8h05’ sáng đến nơi là 12h15’ trưa, 21h15’ đáp chuyến bay về lại Hà Nội lúc 23h35’. Giá trên đã bao gồm vé máy bay, vé vào cửa xem chung kết bóng đá, xe đưa đón đến sân vận động, chi phí visa, băng rôn cờ đỏ sao vàng,…
Hiện khách đăng ký đã rất đông, gần kín chỗ, nhân viên tên Nhung tiết lộ.
Du khách đến làm thủ tục mua tour tại một công ty lữ hành ở Hà Nội (ảnh Phùng Quang Thắng)
Du khách đến làm thủ tục mua tour tại một công ty lữ hành ở Hà Nội (ảnh Phùng Quang Thắng) 
Đại diện Vietravel cũng cho biết, sau trận chiến thắng U23 Việt Nam trước U23 Qatar, Vietravel đã tổ chức ngay ngay tour cho cổ động viên Việt Nam đi cổ vũ cho đội tuyển U23 trong trận chung kết, giá dao động từ 19,99 triệu/khách. Nhưng đến 17h ngày 23/1, số chỗ đã bán hết trong buổi tối.
Vì thế, Vietravel phối hợp cùng Vietnam Airlines và Vietjet Air thuê bao chuyến bay bay thẳng đến Thường Châu từ hai đầu Hà Nội và TP.HCM, đi về trong ngày 27/1. Tổng số chỗ Vietravel dự kiến phục vụ hiện lên đến 850 khách, với giá từ 23,99 triệu đồng/khách đi từ đầu Hà Nội và 24,99 triệu đồng/khách bay từ đầu TP.HCM.
Số lượng đăng ký dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên vì Vietravel vẫn đang đàm phán để tăng cường charter phục vụ khách. Tuy nhiên, khách cũng cần đăng ký trong ngày hôm nay để phía lữ hành lo thủ tục hộ chiếu.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc công ty lữ hành Transviet, cũng tiết lộ, đến nay, công ty có hơn 100 khách (cả đầu Hà Nội và TP.HCM) mua tour cổ động bóng đá. Chuyến bay khởi hành từ 25-27/1, bay hãng China Southern Airlines, giá dao động từ 18,9-19,9 triệu đồng/khách.
Do nhu cầu khách đăng ký vẫn rất đông, lên tới vài trăm người, nên công ty này đang tính chuyện thuê nguyên chuyến bay của Jetstar Pacific để chở các cổ động viên sang Trung Quốc xem bóng đá.
Ông Phùng Quang Thắng cũng cho biết trước lượng khách đăng ký tăng đột biến, Hanoitourist đang làm việc với Vietnam Airlines để tổ chức tour charter cho fan hâm mộ của Việt Nam sang Trung Quốc cổ vũ đội nhà.
Tại HanoiRedtours, số lượng 50 chỗ của Vietnam Airlines bay đi Trung Quốc xem bóng đá đã kín. Thông tin mới nhất cho 400 khách đã đăng ký chờ, Vietnam Airlines đã quyết định bổ sung một chuyến charter cho HanoiRedtours. Tour đi về trong ngày 27/1, giá trọn gói là 24,9 triệu đồng. Đặc biệt, đối với du khách có hộ chiếu công vụ, có visa, thẻ doanh nhân APEC, phía lữ hành sẽ giảm chi phí làm visa gấp.
Doanh nghiệp này cũng làm việc với hãng hàng không China Southern Airlines để đặt thêm hơn 100 chỗ cho du khách bay đi cổ động bóng đá.

Chân dung Chủ tịch mới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED

Vượt qua nhiều ứng viên sáng giá, cuối cùng ông Jerome Powell đã được lựa chọn đảm nhiệm vị trí tân Chủ tịch của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).

Ông Jerome Powell vừa được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua vị trí Chủ tịch mới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).
 Ông Jerome Powell vừa được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua vị trí Chủ tịch mới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Ông Jerome Powell sẽ nắm giữ vị trí cao nhất tại Ngân hàng trung ương Mỹ từ tháng 2/2018 thay cho bà Janet Yellen.
 Ông Jerome Powell sẽ nắm giữ vị trí cao nhất tại Ngân hàng trung ương Mỹ từ tháng 2/2018 thay cho bà Janet Yellen.
Trong phiên điều trần phê chuẩn chức vụ trước các nghị sĩ, ông Jerome Powell bày tỏ quan điểm phần lớn sẽ ủng hộ các chính sách hiện thời của FED, trong đó có cả chủ trương tăng dần lãi suất.
 Trong phiên điều trần phê chuẩn chức vụ trước các nghị sĩ, ông Jerome Powell bày tỏ quan điểm phần lớn sẽ ủng hộ các chính sách hiện thời của FED, trong đó có cả chủ trương tăng dần lãi suất.
Ông Jerome Powell năm nay 64 tuổi, từng học tại Đại học Princeton và có bằng luật tại Đại học Georgetown. Vào những năm 1990, ông từng làm việc tại Bộ tài chính Mỹ.
 Ông Jerome Powell năm nay 64 tuổi, từng học tại Đại học Princeton và có bằng luật tại Đại học Georgetown. Vào những năm 1990, ông từng làm việc tại Bộ tài chính Mỹ.
Danh sách các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Chủ tịch FED theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
 Danh sách các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Chủ tịch FED theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
Vượt qua mọi ứng viên, ông Jerome Powell (ngoài cùng bên phải) đã giành chiến thắng.
 Vượt qua mọi ứng viên, ông Jerome Powell (ngoài cùng bên phải) đã giành chiến thắng.
Bà Janet Yellen, người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị chủ tịch FED ở Mỹ, sẽ từ chức khỏi tư cách thành viên ban thống đốc khi nhiệm kỳ chủ tịch FED 4 năm của bà kết thúc ngày 3/2 tới.
 Bà Janet Yellen, người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị chủ tịch FED ở Mỹ, sẽ từ chức khỏi tư cách thành viên ban thống đốc khi nhiệm kỳ chủ tịch FED 4 năm của bà kết thúc ngày 3/2 tới.
Ông Jerome Powell đã được Tổng thống Donald Trump đề cử từ cuối năm 2017 và được xem là một lựa chọn an toàn, duy trì các chính sách thận trọng giống như bà Janet Yellen.
 Ông Jerome Powell đã được Tổng thống Donald Trump đề cử từ cuối năm 2017 và được xem là một lựa chọn an toàn, duy trì các chính sách thận trọng giống như bà Janet Yellen.

Ngắm nhà đẹp mê ly của các cầu thủ, HLV bóng đá Việt

(Kiến Thức) - Những căn biệt thự, nhà của cầu thủ, huấn luyện viên bóng đá Việt Nam, khiến nhiều người hâm mộ ao ước.

Tư dinh bạc tỷ tại TP Vinh của HLV Nguyễn Hữu Thắng: Sau rất nhiều năm phải ở nhà thuê, giữa năm ngoái, HLV Nguyễn Hữu Thắng và vợ con đã chuyển đến nhà mới khang trang hơn. Đây là một trong những ngôi nhà của cầu thủ, huấn luyện viên Việt Nam khiến nhiều người hâm mộ phải ước mơ.

Tư dinh bạc tỷ tại TP Vinh của HLV Nguyễn Hữu Thắng: Sau rất nhiều năm phải ở nhà thuê, giữa năm ngoái, HLV Nguyễn Hữu Thắng và vợ con đã chuyển đến nhà mới khang trang hơn. Đây là một trong những ngôi nhà của cầu thủ, huấn luyện viên Việt Nam khiến nhiều người hâm mộ phải ước mơ.

4 năm vẫn loay hoay quản Uber, Grab

Các doanh nghiệp taxi "tố" Uber và Grab đang vi phạm nhiều quy định về vận tải hành khách và Bộ Giao thông Vận tải không quản lý được taxi công nghệ dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng.

Theo ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, hiện cả nước có đến hơn 50.000 xe được cấp phù hiệu xe hợp đồng dưới 9 chỗ (tức là xe chạy cho Grab, Uber). Sự phát triển ồ ạt của loại hình này đã khiến taxi truyền thống ngày càng "teo tóp", khi Hà Nội chỉ còn 15.000 taxi thay vì 25.000 taxi như 5 năm trước.

Gây nhiều hệ lụy

Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới đều xem loại hình kinh doanh như Uber, Grab là kinh doanh taxi. Đặc biệt ngày 20-12-2017, Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đã đưa ra phán quyết xem Uber là công ty vận tải. Vậy nên, Uber phải tuân thủ các quy định trong ngành vận tải.

Các hãng taxi truyền thống không thể cạnh tranh nổi với Uber, Grab
 Các hãng taxi truyền thống không thể cạnh tranh nổi với Uber, Grab

Ông Hùng cũng nêu tại Văn bản số 9299/BCT-PC ngày 7-10-2017, Bộ Công Thương cũng coi loại hình này là vận tải như taxi và đề nghị phải quản lý như taxi. Ngoài ra, các sở giao thông vận tải (GTVT) tại các địa phương thí điểm Uber, Grab cũng khẳng định tương tự. Tuy nhiên, Bộ GTVT vẫn coi đây là loại hình "xe hợp đồng", dù Uber cũng tính tiền như taxi. "Chính vì việc chưa định danh được loại hình vận tải đã tạo ra những bất bình đẳng và gây ra rất nhiều hệ lụy cho thị trường vận tải" - ông Hùng nhấn mạnh.

Ngoài ra, chủ tịch Hiệp hội Taxi cũng cho biết Bộ GTVT đang coi Uber, Grab là các công ty cung cấp dịch vụ phần mềm. Vì vậy, trong suốt thời gian qua, Grab đã kê khai doanh thu là "phí sử dụng phần mềm kết nối" không phải chịu thuế GTGT, gây thất thu cho ngân sách. "Tôi không hiểu tại sao Bộ GTVT vẫn xếp Uber, Grab vào loại hình kinh doanh xe hợp đồng. Có thể nói, ngoài Bộ GTVT ra, hiện nay tất cả các ngành chức năng khác và cả xã hội đều coi đó là taxi" - ông Hùng bày tỏ.

Ông Trương Đình Quý, Phó Tổng giám đốc Vinasun, cho biết trong 3 năm (từ 2014-2016), Grab chỉ nộp thuế hơn 9 tỉ đồng trong khi Vinasun nộp 1.200 tỉ đồng. "Nếu chúng tôi mỗi ngày được giảm 1 tỉ đồng tiền thuế thì giá taxi sẽ khác hẳn. Những quy định không rõ ràng khiến Grab, Uber né được 13 điều kiện kinh doanh như taxi và hàng loạt vấn đề quản lý khác" - ông Quý khẳng định.

Ông Quý nhấn mạnh trên thế giới không có nước nào gọi Grab, Uber là xe hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử là phương thức giao tiếp, không phải hoạt động kinh doanh. Grab và Uber đang gây ra sự hỗn loạn và lũng đoạn thị trường taxi tại Việt Nam, đẩy các hãng taxi truyền thống đứng trước bờ vực phá sản.

Phát triển ồ ạt, báo lỗ 938 tỉ đồng

Theo ông Nguyễn Công Hùng, dù Bộ GTVT không cho phép dịch vụ Grabshare nhưng Grab vẫn triển khai. Hay Quyết định số 24/QĐ-BGTVT về kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, chỉ cho phép được thí điểm tại 5 địa phương: TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa. Thế nhưng, hiện nay Grab đang hoạt động ở rất nhiều địa phương khác trong cả nước. "Như vậy, Grabtaxi đã coi thường pháp luật Việt Nam và coi thường chỉ đạo của Bộ GTVT, điều này gây nên sự bất bình đẳng, đồng thời tạo nên tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác" - ông Hùng nói.

Đối với Uber, ông Hùng cho biết hãng này hoạt động tại Hà Nội từ 2014 nhưng đến ngày 5-4-2017 Bộ GTVT mới cho phép. Uber sử dụng phương tiện không có phù hiệu hoặc phù hiệu giả để kinh doanh, tài xế không đủ điều kiện kinh doanh; hoạt động trái phép gây ra bất bình đẳng tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.

Hiện nay, số lượng xe của Uber và Grab gấp 2,7 lần số lượng taxi của cả Hà Nội và TP HCM nhưng tiền nộp ngân sách chỉ bằng 1/5 của Vinasun. "Uber, Grab đã liên tục đưa ra các chương trình cạnh tranh trái luật nhằm triệt tiêu taxi truyền thống, tiến tới độc quyền. Trong 3 năm từ 2014-2016, Grab báo lỗ 938 tỉ đồng" - ông Hùng cung cấp số liệu.

Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các địa phương dừng ngay việc gia tăng các phương tiện tham gia thí điểm. Đề nghị Bộ GTVT xử phạt các vi phạm của Uber, Grab. "Trường hợp các doanh nghiệp này cố tình không tuân thủ pháp luật Việt Nam thì đề nghị bộ kiên quyết thu hồi giấy phép hoạt động để bảo đảm kỷ cương" - ông Hùng nói.

Mở điều kiện kinh doanh cho taxi

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, nói ông không đồng tình việc mang điều kiện kinh doanh của taxi truyền thống để áp cho taxi công nghệ, bởi ở điều này có thể kéo lùi sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Thay vào đó, nên xóa bỏ những rào cản trói buộc taxi truyền thống để điều kiện kinh doanh giữa 2 loại hình này xích lại gần nhau, cùng một sân chơi bình đẳng.

Còn ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ GTVT, cho biết khi xây dựng nghị định thay thế Nghị định 86 lần này, bộ đã quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là làm thế nào để giảm các thủ tục hành chính không cần thiết. Đặc biệt, các điều kiện kinh doanh bảo đảm sự công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình vận tải. Bộ GTVT đưa loại hình xe ứng dụng công nghệ vào quản lý theo hướng để phát triển chứ không phải để bóp chặt.

GÓC NHÌN

Bớt kêu than, lo nâng chất lượng

Trong cuộc hội thảo về điều kiện kinh doanh vận tải vừa được tổ chức, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP HCM Tạ Long Hỷ dành sẵn 7 trang giấy để kiến nghị và "kể tội" Grab, Uber.

Trước đó, nhiều hiệp hội vận tải, chủ doanh nghiệp taxi cũng không ít lần chỉ trích loại hình kinh doanh taxi công nghệ. Việc này xảy ra và ngày càng dồn dập sau khi Uber và Grab chiếm lĩnh thị trường, tăng ồ ạt lượng xe tham gia vận tải, đẩy các hãng taxi vào cuộc cạnh tranh ở thế yếu.

Cũng dễ lý giải phản ứng của các hãng taxi, bởi chỉ trong một thời gian ngắn họ đã bị những đối thủ quá mới mẻ, chỉ bằng công nghệ qua internet đã gom phần lớn khách hàng vào tay. Khi nhận ra mình thất thế, các hãng taxi đã bị đối thủ bỏ quá xa. Thế nhưng, trong 4 năm qua - từ khi taxi công nghệ xuất hiện - các hãng taxi truyền thống đã làm gì để thay đổi tình hình? Hầu như chẳng có gì. Cách

đón đưa khách vẫn như cũ, dùng mọi cách mua bến bãi độc quyền, dịch vụ thì tùy thái độ của tài xế. Nói tóm lại, cách phục vụ không khác gì... 20 năm trước.

Các ông chủ của taxi truyền thống khó chấp nhận thực tế trên nhưng nó đang diễn ra hằng ngày và ai cũng có thể thấy khi bước ra đường. Hàng vạn chiếc taxi rong ruổi trên phố mỗi ngày càng làm bức bối thêm khoảng không đường sá vốn chật hẹp. Taxi chạy thì ngang phè, cứ bật xi-nhan chạy hẳn vô làn đường dành cho xe máy. Các khu vực đông đúc luôn túc trực taxi đậu dưới lòng đường. Va chạm nhẹ thì tài xế xuống đường gây gổ, thậm chí gọi nhau đến trấn áp. Không ai còn muốn đi taxi mà phải cầm máy gọi đến tổng đài, rồi chờ tổng đài thông báo cho tài xế và tiếp tục chờ trong khi chẳng biết tài xế có đến hay không. Mặt khác, không ít tài xế ăn gian cước phí, vẽ vời kéo dài tuyến đường làm khách hàng bức xúc.

Dù muốn hay không, các hãng taxi phải chấp nhận cuộc cạnh tranh này. Việc sử dụng công nghệ và cách giao dịch giá cả sòng phẳng của Uber, Grab và các hãng taxi công nghệ khác đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đơn giản, tiện dụng và thỏa thuận trước giá cả để không phải mất thời gian và khó chịu về sự phục vụ.

Nhiều hãng taxi đã phải thay đổi, phát triển dịch vụ taxi công nghệ. Các hãng có nhiều lợi thế, đội ngũ tài xế và xe có sẵn, hệ thống quản lý nhiều kinh nghiệm, tích lũy tài chính qua nhiều năm... Đáng tiếc, dường như hơi chậm bởi Uber, Grab đã định hình được thương hiệu trên thị trường. Nhưng chậm còn hơn không, thị trường dịch vụ taxi còn phát triển, nhất là ở các TP lớn đang được mở rộng từng ngày.

Những bất cập của loại hình taxi công nghệ đã và đang được các cơ quan chức năng điều chỉnh, quản lý. Việc cần làm là các ông chủ hãng taxi hãy thôi "kể tội" đối thủ mà tập trung vào thay đổi công nghệ, kiện toàn quản lý, nâng chất lượng phục vụ để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đừng chờ đối thủ vượt trội mới thấy mình chậm chạp.

Gia Khang