Thực hư Nga bán công nghệ tên lửa cho Trung Quốc

Trung Quốc có thể đã có được công nghệ tên lửa bí mật từ phía Nga và sẽ tạo ra trạm không gian riêng của họ.

Nga là một trong những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới và họ sỡ hữu nhiều loại vũ khí trang bị thế hệ mới với công nghệ độc nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên gần đây nhiều nguồn tin nói rằng, Nga đã nhiều lần cung cấp công nghệ bí mật của họ cho một số đối tác của họ vì bị trừng phạt, đặc biệt là Trung Quốc.
Trung Quốc sở hữu trạm vũ trụ riêng nhờ công nghệ của Nga.
 Trung Quốc sở hữu trạm vũ trụ riêng nhờ công nghệ của Nga.
Ông Igor Arbuzov – người đứng đầu một tổ chức phi chính phủ cho biết rằng, Trung Quốc nhiều khả năng đã có được công nghệ tên lửa Nga. Và để có thể có được công nghệ này không ai khác ngoài chính quyền Nga quyết định.
Như đã biết trước đó, Bắc Kinh đang tích cực phát triển chương trình không quan quốc gia. Theo kế hoạch năm 2019 họ sẽ đưa quỹ đạo module đầu tiên lên quỹ đạo. Về kích thước nó sẽ nhỏ hơn các phiên bản “Hòa bình” và ISS lần lượt khoảng 2 và 7 lần.
Dự kiến các công việc liên quan đến trạm vũ trụ mới này sẽ được hoàn thành vào năm 2022 và để hoàn thành nó Trung Quốc cần phát triển tên lửa đẩy hạng siêu nặng.
Hiện tại họ đang phát triển loại tên lửa này với tên gọi Changzhen-9, chúng được phát triển bởi Trung Quốc nhưng dựa trên công nghệ của Nga. Chưa biết thực hư việc Nga có chuyển công nghệ này cho Trung Quốc hay không nhưng ông Arbuzov nhấn mạnh rằng, việc chuyển giao công nghệ tên lửa cho Trung Quốc là hành động không thể chấp nhận được.
Nên nhớ rằng, trước đó thỏa thuận giữa Moscow và Bắc Kinh về việc trao đổi công nghệ động cơ tên lửa bí mật dường như đã diễn ra. Điều kiện mà phía Nga đưa ra đó chính là công nghệ sản xuất linh kiện điện tử trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Tuy nhiên điều kiện của Nga đưa ra không được đáp ứng và cuối cùng vấn đề này được giải quyết bằng tiền.
Cụ thể Trung Quốc đề nghị một mức giá hợp lý và có thể Nga đã bán công nghệ này cho Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, tiền quan trọng hơn công nghệ của Trung Quốc, họ nói công nghệ nhanh bị lỗi thời, hôm nay nó tiên tiến và hiện đại nhưng một vài năm sau nó đã trở nên lạc hậu.
Điều gì sẽ ảnh hưởng đến Nga nếu Trung Quốc mua được công nghệ của Nga? Chuyên gia Ivan Kashin đã nói rằng, cũng giống như hàng hóa có loại tốt và loại xấu nhưng bề ngoài rất giống nhau. Một thương gia có thể đưa vào thị trường loại hàng hóa mới bất cứ lúc nào và điều này ảnh hưởng sản phẩm tương tự của thương gia khác.
Điều này có nghĩa là nếu Nga bán công nghệ tên lửa cho Trung Quốc, Nga sẽ mất thị trường bán hàng vào tay họ. Nên nhớ rằng, Trung Quốc có khả năng sao chép mọi thứ họ cần.
Ví dụ trên cơ sở của tiêm kích Su-27SKTrung Quốc đã tạo ra máy bay chiến đấu J-11 và sau khi nâng cấp họ đã biến nó thành một phiên bản xuất khấu J-11B. Điều này đã làm cho giá của các nguyên mẫu Nga bị hạ xuống. Và điều tương tự hoàn toàn có thể xảy ra đối với công nghệ tên lửa.
Kết quả là Trung Quốc cũng sẽ sở hữu trạm vũ trụ riêng của họ và tên lửa đẩy siêu nặng mang động cơ Nga, và cuối cùng ảnh hưởng trực tiếp đến Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos.

Người đàn ông Mỹ trở thành triệu phú nhờ buôn súng máy

Nhờ kinh doanh những loại súng máy nguy hiểm và có giá trị cao, Frank Goepfert trở nên giàu có và đủ tiền để mua 2 máy bay riêng, thậm chí cả một xe bọc thép.

Nguoi dan ong My tro thanh trieu phu nho buon sung may
Frank Goepfert cùng vợ Joy Goepfert bên trong hầm chứa súng của gia đình tại bang Missouri, Mỹ. Ông là một trong những thương nhân buôn súng máy lớn nhất ở Mỹ. Kho súng của gia đình Goepfert có rất nhiều loại, gồm súng tiểu liên Thompson, Uzi, Sterling, súng máy M2 Browning, đặc biệt là súng trường tấn công AK-47, súng máy phổ biến nhất thế giới. 

Kinh dị sức mạnh hệ thống tên lửa Nga diệt 36 máy bay cùng lúc

(Kiến Thức) - Tổ hợp tên lửa phòng không Viking Buk M3 có khả năng tiêu diệt tới 36 mục tiêu cùng lúc bao gồm tên lửa hành trình, máy bay tàng hình và thậm chí cả tên lửa đạn đạo.

Kinh di suc manh he thong ten lua Nga diet 36 may bay cung luc
 Buk-M3 hay còn có tên gọi Viking là một tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung được thiết kế và phát triển bởi Almaz-Antey của Nga. Nguồn ảnh: Abiation.