Thực hư kho báu nghìn tấn vàng của quân Nhật ở Việt Nam

Trước thông tin kho báu 4.000 tấn vàng hiện đang nằm dưới giếng cổ ở Bình Thuận, người sống chết với công cuộc tìm kiếm kho báu đã lên tiếng.

Như tin tức đã đưa, mới đây, ông H.V.Đ. (44 tuổi), trú tại đường Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp (TPHCM) đã đến UBND xã Phước Thể, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) trình báo và đưa ra tấm bản đồ ghi 3 vị trí chôn giấu kho báu 4.000 tấn vàng của quân đội Nhật để lại. Người này cho biết, sau nhiều năm nghiên cứu và tìm kiếm, thăm dò, có thể khẳng định chắc chắn kho vàng được chôn giấu dưới ba cái giếng trên bờ biển xã Phước Thể.
Nhận được thông tin, chính quyền xã Phước Thể đã lập đoàn đi khảo sát hiện trường, đồng thời báo cáo sự việc lên cấp trên có thẩm quyền xem xét.
Thuc hu kho bau nghin tan vang cua quan Nhat o Viet Nam
Một trong 3 giếng cổ mới được phát hiện nghi chứa kho báu. Ảnh: Vietnamnet 
Liên quan đến thông tin này, cụ Trần Văn Tiệp (100 tuổi) - người gần nửa cuộc đời sống chết với “kho báu” Núi Tàu chia sẻ trên báo Vietnamnet: “Tôi đã mất biết bao tiền của, công sức đi tìm vài chục năm nay rồi mà vẫn chưa thấy, bây giờ muốn nói có thì phải khẳng định bằng khoa học, máy móc chứ không thể nói miệng kiểu đó được”.
Cụ Tiệp khẳng định thêm định không bao giờ có “kho báu” ở khu vực đó vì gần biển không thể chôn vàng được.
Trước đó, lí giải cho sự cần mẫn tìm kiếm kho báu của mình, cụ Tiệp từng chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin rằng, cụ tìm nó không phải để làm giàu hay vì mục đích lợi nhuận cá nhân. Cụ tìm kho báu vì không muốn mất đi một khối lượng tài sản khổng lồ của đất nước bị chôn vùi dưới lòng đất!.
Báo Vietnamnet cũng dẫn lời những cán bộ được UBND tỉnh Bình Thuận phân công theo dõi, giám sát quá trình thăm dò, tìm kiếm “kho báu” của cụ Tiệp trước đây: “Không biết đến bao giờ câu chuyện ảo tưởng về “kho báu” này mới kết thúc. Nó không chỉ gây thiệt hại cho người bỏ công sức, tiền của ra tìm kiếm mà chính quyền còn phải cử người ra giám sát, rồi ảnh hưởng cảnh quan môi trường, trật tự trị an xã hội”.
Khi hay tin kho báu 4.000 tấn vàng được chôn ở núi Tàu hay dưới giếng cổ, dường như không một người dân địa phương nào ở huyện Tuy Phong tin đó là sự thật. Họ cho rằng, một kho báu lớn như thế không thể mãi đến bây giờ chưa được phát lộ. Nếu như, thực sự có kho báu thì cũng chẳng đến lượt người dân nước mình tìm thấy, bởi trước đó, binh lính Mỹ hay công nhân nước Nhật làm việc tại đây sau này đã phát hiện và lấy đi hết rồi.
Hàng chục năm qua đi, những con người tin và dành hết gần nửa cuộc đời để đi tìm kho báu cũng đã phải chấp nhận dừng cuộc và từ bỏ. Liệu thực sự có kho báu như những lời trình báo hay không? Dù ít người tin về sự tồn tại của nó nhưng gần nửa thế kỷ qua, câu chuyện về kho báu núi Tàu vẫn luôn là tâm điểm của dư luận.
Mời quý độc giả xem video:

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo xử lý vụ xe bồn đâm xe khách

(Kiến Thức) - Ngay sau khi xảy vụ tai nạn xe bồn đâm xe khách ở Hòa Bình, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có Công điện khẩn chỉ đạo xử lý vụ việc này.

Tối 14/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã có Công điện khẩn yêu cầu tập trung công tác cứu chữa các nạn nhân bị thương nhằm hạn chế tới mực tối đa thiệt hại về người trong vụ tai nạn nghiêm trọng xe bồn đâm xe khách ở Hòa Bình khiến 3 người thiệt mạng và 26 người người bị thương.

Trong Công điện, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân tử vong, động viên, thăm hỏi các nạn nhân bị thương, biểu dương lãnh đạo cũng như Ban an toàn giao thông, Công an tỉnh Hòa Bình, huyện Mai Châu đã khẩn trương có mặt kịp thời để xử lý, khắc phục hậu quả trong vụ tai nạn.

Thực hư bia đá lưu giữ bản đồ kho báu cổ

Nhiều người cho rằng, những ký tự kỳ lạ được khắc trên bia đá chính là tấm bản đồ kho báu cổ mà người xưa chôn giấu hàng trăm năm trong lòng đất.

Nhiều người cho rằng, những ký tự kỳ lạ được khắc trên bia đá chính là tấm bản đồ kho báu cổ mà người xưa chôn giấu hàng trăm năm trong lòng đất.
Thời gian đầu phát hiện tấm bia cổ, nhiều người dân trong khi phát rẫy ở khu vực này đào được nhiều cổ vật có giá trị. Thông tin nhanh chóng lan truyền, "đầu nậu" khắp nơi kéo đến mang theo máy móc đào bới kiếm kho báu. Dòng người đổ về ngày một đông, đất đá bị xới tung, tình hình an ninh trở nên phức tạp khiến người dân hoang mang.