Thừa nhận thất bại của F-35, NATO bắt tay chế tạo chiến đấu cơ mới

(Kiến Thức) - Dù F-35 còn chưa được biên chế đầy đủ cho Quân đội Mỹ cũng như quân đội nhiều nước khác trên thế giới, thế mà mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu được cho là kẻ thay thế nó đã lộ diện.

Theo Sputnik đưa tin, mùa xuân vừa rồi, hãng sản xuất máy bay của Pháp là Dassault Aviation đã ký bản thoả thuận với European Aerospace Airbus để cùng nghiên cứu chế tạo một mẫu chiến đấu cơ thế hệ mới, có khả năng thay thế cho các chiến đấu cơ Rafale, Eurofighter và F-18 Hornet trong biên chế của nhiều nước châu Âu hiện tại.
Hình minh hoạ: Sputnik.
 Hình minh hoạ: Sputnik.
Loại chiến đấu cơ thế hệ mới được gọi là "Tổ hợp tác chiến trên không tương lai" viết tắt là FCAS lần đầu tiên được nhắc tới từ năm 2012. Đây là tổ hợp được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ thiết bị bay không người lái do BAE Systems của Anh và Dasault của Pháp. Tuy nhiên, với việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu khiến cho nỗ lực hợp tác này đi vào bế tắc vì Paris không rõ liệu London có rút luôn khỏi việc hợp tác xây dựng tổ hợp FCAS này hay không.
Mọi nghi ngờ đã được đập tan khi cuối tuần vừa rồi, London đã cho BAE Systems được phép ký hợp đồng một năm để hợp tác nghiên cứu FCAS cùng Pháp. Dù truyền thông không được phép tiếp cận những điều khoản chi tiết của hợp đồng này tuy nhiên, nhiều nguồn tin khẳng định rằng bản hợp đồng này chắc chắn là "đèn xanh" cho việc BAE Systems nghiên cứu chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu cùng với Daussault trong tương lai.
Mô hình của FCAS được Anh trưng bày. Ảnh: Sputnik.
 Mô hình của FCAS được Anh trưng bày. Ảnh: Sputnik.
Theo các nguồn tin được truyền thông phương Tây đăng tải, rất có thể tới năm 2025 tới đây, chuyến bay thử đầu tiên của loại chiến đấu cơ thế hệ 6 do châu Âu tự chế tạo này sẽ được thực hiện. Châu Âu cũng dự tính, tới khoảng năm 2040, FCAS sẽ được gia nhập vào biên chế quân đội các nước trong NATO hiện tại. Tuy nhiên, đây chỉ là khoảng thời gian ước chừng, quá trình nghiên cứu chế tạo có thể kéo dài hơn hoặc nhanh hơn tuỳ tình hình.
Kẻ thế chân cho F-35?
Lockheed Martin F-35 Lightning II là loại chiến đấu cơ tàng hình, đa năng được Mỹ chế tạo với sự hợp tác và góp vốn của rất nhiều quốc gia khác, trong đó phần nhiều nhất thuộc về Anh, Italia, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ.
Với sự tham gia góp vốn nghiên cứu và chế tạo như vậy, trong tương lai F-35 Lighting II chắc chắn sẽ thành loại chiến đấu cơ chủ lực của không ít quốc gia trên thế giới, ít nhất là những quốc gia tham gia quá trình góp vốn để đầu tư cùng Mỹ. Tuy nhiên, góp vốn và sở hữu là một chuyện, việc F-35 có được chuyển giao công nghệ để chế tạo tại Anh hay Italia hay không lại là một điều hoàn toàn khác.
Đứng trước vấn đề sở hữu chiến đấu cơ siêu hiện đại nhưng không có khả năng tự chủ, nhiều nước châu Âu chắc chắn sẽ bắt tay vào tự nghiên cứu một chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo, ít nhất là một loại chiến đấu cơ có thể chế tạo được tại châu Âu trong bối cảnh Mỹ càng ngày càng xa rời NATO như hiện nay.
Mô hình FCAS được Pháp trưng bày. Ảnh: Sputnik.
 Mô hình FCAS được Pháp trưng bày. Ảnh: Sputnik.
Mặc dù vậy, việc FCAS chỉ có thể gia nhập biên chế vào năm 2040 làm nhiều người hoài nghi rằng chương trình nghiên cứu này thực chất mới chỉ đang nằm trên giấy và những nguyên mẫu của nó thậm chí còn chưa được hoàn thiện.
Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ, Trung Quốc và Nga là ba nước duy nhất trên thế giới có khả năng tự chế tạo chiến đấu cơ thế hệ năm với F-35 và F-22 của mỹ, J-20 của Trung Quốc cùng Su-57 của Nga. Bên cạnh châu Âu, Trung Quốc và Mỹ cũng từng lên tiếng xác nhận về chương trình chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu hiện đang được khởi động. Nga cũng từng khẳng định về sự ra đời của chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu, hiện đang được phát triển song song cùng MiG-41.

Mời độc giả xem Video: Những chiến đấu cơ thế hệ năm loại F-35B đầu tiên của Anh được chuyển giao từ Mỹ.

Mitsubishi X-2: Cơ hội cuối để Nhật thoát khỏi cái bóng của Mỹ

(Kiến Thức) - Nếu thành công X-2 sẽ là dòng chiến đấu cơ đầu tiên Nhật Bản tự chế tạo hoàn toàn sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ.

Mitsubishi X-2: Co hoi cuoi de Nhat thoat khoi cai bong cua My
Ban đầu, phía Nhật không hề chủ đích tự thiết kế một phi cơ X-2 thế hệ năm cho riêng mình mà theo truyền thống, nước này muốn mua phi cơ thế hệ năm đầu tiên trên thế giới là chiếc F-22 Raptor của Mỹ. Nguồn ảnh: Boris.

Qatar muốn mua rồng lửa S-400 Nga, Ả-rập Xê-út “nóng mắt”

(Kiến Thức) - Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani cho biết ông đã thảo luận việc mua tổ hợp phòng không S-400 với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Dù hợp đồng chưa được ký kết nhưng thông tin này cũng đủ khiến Ả Rập Xê Út “đứng ngồi không yên”.

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”
Theo Army Recognition, ngày 6/7, Quốc vương Qatar Cheikh Tamim ben Hamad Al Thani cho biết ông đã thảo luận việc mua tổ hợp phòng không S-400 Triumf của Nga với Tổng thống Vladmir Putin, nhưng hiện chưa có quyết định nào được đưa ra. Ảnh: Sputnik.

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-2
“Tôi không muốn đề cập chi tiết. Hiện chưa có thỏa thuận nào. Đúng là chúng tôi đã thảo luận về thương vụ đó (mua tổ hợp S-400 của Nga)”, Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani phát biểu trong cuộc họp báo ở thủ đô Paris sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AR.

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-3
Tuy nhiên, thông tin về khả năng Qatar có thể sắp mua “rồng lửa” S-400 (NATO định danh SA-21 Growler) cũng đã khiến cho Ả Rập Xê Út “đứng ngồi không yên” và họ đang tìm cách “chặn đứng” thương vụ này. Ảnh: Army Techonolgy.

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-4
  Tờ báo Le Monde của Pháp đưa tin hồi tháng 6/2018 rằng Ả Rập Xê Út thậm chí cảnh báo có thể “hành động quân sự” nếu Doha vẫn quyết định mua S-400 Triumf. Ảnh: Army Techonolgy.

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-5
Trước đó, vào tháng 6/2017, Ả Rập Xê Út, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và các đồng minh đã cắt đứt quan hệ với Qatar và bắt đầu phong tỏa kinh tế Doha với cáo buộc nước này ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và “đối thủ” khu vực là Iran. Ảnh: Army Techonolgy.

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-6
Việc mua tổ hợp S-400 sẽ tăng cường sức mạnh quân sự cho Qatar và dĩ nhiên Riyadh không muốn như vậy. Được biết, tổ hợp phòng không S-400 tiên tiến được đưa vào biên chế trong Quân đội Nga từ tháng 4/2007. Ảnh: Defpost.

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-7
 Tổ hợp S-400 có khả năng đánh chặn, phá hủy mọi mối đe dọa trên không ở vị trí cách xa tới 400 km ở độ cao 30 km và có thể “hạ gục” đồng thời 6 mục tiêu. Ảnh: Wikimedia Commons.

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-8
Cụ thể, phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40-120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6. Ảnh: PTI.

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-9
Mỗi tổ hợp S-400 bao gồm hệ thống radar giám sát theo dõi mục tiêu, bệ phóng, tên lửa dẫn đường cùng các phương tiện điều khiển và chỉ huy. Ảnh: Trend.az

Qatar muon mua rong lua S-400 Nga, A-rap Xe-ut “nong mat”-Hinh-10
 So với hệ thống "đối thủ" MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số, bao gồm thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn, tầm bắn xa hơn, số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn, cự ly phát hiện mục tiêu lớn hơn và có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn. Ảnh chụp tên lửa đất đối không 48N6E3 được sử dụng trong tổ hợp S-400 Triumph. Ảnh: Army Techonolgy.