Thủ tướng Tây Ban Nha giải tán cơ quan lập pháp Catalonia

(Kiến Thức) - Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 27/10 tuyên bố đã giải tán cơ quan lập pháp Catalonia và ra lệnh tiến hành một cuộc bầu cử sớm tại vùng này vào ngày 21/12 tới.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói rằng ông cũng chính thức cách chức lãnh đạo Catalonia của Thủ hiến Carles Puigdemont cùng ban lãnh đạo của ông này như một phần trong các biện pháp "khôi phục lại trạng thái bình thường" sau khi nghị viện của Catalonia trước đó cùng ngày đã bỏ phiếu đơn phương tuyên bố độc lập.
Thu tuong Tay Ban Nha giai tan co quan lap phap Catalonia
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoygiải tán cơ quan lập pháp Catalonia và ra lệnh tiến hành bầu cử trước thời hạn ở khu vực này.  
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Rajoy nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng cần khẩn trương lắng nghe tất cả công dân Catalonia, để họ có thể quyết định tương lai của mình và không ai có thể hành động ngoài vòng luật pháp nhân danh họ".
Trước đó, Thủ tướng Rajoy coi tuyên bố độc lập của cơ quan lập pháp Catalonia là một "tội ác". Nhà lãnh đạo Tây Ban Nha khẳng định Chính phủ nước này "sẽ có những quyết định thỏa đáng để khôi phục luật pháp" tại vùng đất này.
Thủ tướng Rahoy kêu gọi người dân cả nước Tây Ban Nha bình tĩnh, đồng thời cam kết chính phủ sẽ ổn định tình hình bằng các biện pháp hiệu quả.
Ông khẳng định Tây Ban Nha là một quốc gia có uy thế và Chính phủ sẽ không cho phép bất cứ thế lực nào hủy hoại tính nghiêm minh của Hiến pháp.

Biển người Catalonia phản đối độc lập, thề trung thành với Tây Ban Nha

Hàng trăm nghìn người Catalonia tuần hành phản đối độc lập và thể hiện mong muốn tiếp tục là một phần của Tây Ban Nha.

Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha
 Biển người vẫy cờ của Tây Ban Nha và Catalonia tại cuộc biểu tình lớn tại thành phố Barcelona hôm 8/10 phản đối phong trào đòi độc lập do thủ hiến Carles Puigdemont và các đảng ủng hộ ly khai đạo diễn. Theo Reuters, khoảng 350.000 người đã xuống đường tham gia cuộc biểu tình. Ảnh: Getty.

Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-2
Người biểu tình mang theo những biểu ngữ "Catalonia là Tây Ban Nha" và "Chính quyền Catalonia đang thao túng nền dân chủ, đừng tin họ". Sự kiện ngày 8/10 là dấu hiệu cho thấy những người ủng hộ Catalonia ở lại với Tây Ban Nha chiếm một phần không nhỏ trong xã hội xứ tự trị giàu có này. Ảnh: Getty. 

Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-3
 Chiếc mặt nạ "thiếu nữ khóc thương", với giọt nước mắt mang màu sắc lá cờ của cả Tây Ban Nha (trái) và Catalonia (phải). "Tôi sinh ra ở Catalonia, tôi nói tiếng Catalonia, nhưng tôi là người Tây Ban Nha", cô gái 29 tuổi Alba Sebastian cho biết. Cô khẳng định Barcelona và Madrid cần đối thoại để giải quyết bất đồng thay vì đối đầu và đẩy tình hình tới bờ vực đổ vỡ. Ảnh: Getty.

Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-4
Biểu ngữ "Tôi yêu Catalonia" (trái) và "Cùng với nhau, chúng ta mạnh mẽ hơn" (phải). Trong khi phe ly khai tuyên bố Catalonia chịu thiệt hại vì phải đóng quá nhiều thuế cho Madrid, nhiều người tin rằng rời khỏi Tây Ban Nha không mang lại lợi ích cho nền kinh tế Catalonia. Thực tế, một vài công ty tại Barcelona đã quyết định chuyển trụ sở chính tới các trung tâm kinh tế khác tại Tây Ban Nha kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị nóng lên tại đây. Ảnh: Getty. 

Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-5
Trong trường hợp Catalonia rời khỏi Tây Ban Nha, cánh cửa tiếp cận thị trường chung châu Âu cũng sẽ đóng lại với các hàng hóa và dịch vụ của xứ tự trị này. AFP ước tính, thiệt hại cho nền kinh tế Catalonia sẽ lên tới nhiều tỷ USD. Quá trình đàm phán đưa Catalonia trở thành một thành viên của EU sẽ vô cùng phức tạp bởi có khả năng Madrid sẽ gây cản trở quá trình này. Ảnh: Getty. 

Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-6
 Hôm 1/10, cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập của Catalonia được các đảng ủng hộ ly khai tổ chức. Chính quyền Catalonia tuyên bố 90% số cử tri đi bỏ phiếu ủng hộ Catalonia độc lập. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 43% trên tổng số 5,3 triệu cử tri Catalonia đi bỏ phiếu. Con số này phản ánh đúng thực tế chỉ có khoảng 41% người Catalonia ủng hộ xứ tự trị này độc lập, trong khi có tới 49,1% số người được hỏi muốn là một phần của Tây Ban Nha, theo kết quả khảo sát hồi tháng 8 vừa qua. Ảnh: Getty.

Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-7
 Chính quyền Catalonia và chính phủ Tây Ban Nha vẫn đang ở thế đối đầu. Sau khi thủ hiến Carles Puigdemont tuyên bố sẽ yêu cầu nghị viện Catalonia tuyên bố độc lập sớm nhất có thể, Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đã đình chỉ phiên họp ngày 9/10 của cơ quan này. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cáo buộc chính quyền Catalonia đang "tống tiền cả đất nước", và cho biết sẽ không đối thoại cho tới khi Catalonia tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật Tây Ban Nha. Ảnh: Getty.

Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-8
 Catalonia là vùng tự trị giàu có đông bắc Tây Ban Nha. Ảnh: BBC.

Sự thật thú vị về nước Nga không phải ai cũng biết

(Kiến Thức) - Một số sự thật thú vị về nước Nga dưới đây có thể giúp độc giả hiểu thêm về quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới này.

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet
Với những cánh rừng rộng lớn nhất thế giới, Nga được coi là “Lá phổi của Châu Âu”. Đây là một trong những sự thật thú vị về nước Nga. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-2
Liên bang Nga có 15 thành phố có dân số trên 1 triệu người. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-3
 Trên thực tế, tiếng Nga và tiếng Anh là hai ngôn ngữ chính của Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-4
 Nước Nga có số lượng người nhập cư cao thứ hai trên thế giới (12 triệu người), sau Mỹ (46 triệu người). Trong đó, nhiều người nhập cư đến từ các quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-5
Nga có nguồn dự trữ năng lượng và khoáng sản lớn nhất thế giới. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-6
Nga có một sa mạc có thể được tìm thấy gần Biển Caspian. Điều này chắc hẳn khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-7
 Nước Nga là nơi sinh sống của hơn 160 dân tộc khác nhau. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-8
Sông Volga ở Nga là dòng sông dài nhất Châu Âu. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-9
 Thủ đô Moscow của nước Nga là thành phố lớn nhất Châu Âu, với 13 triệu dân. London (Anh) đứng ở vị trí thứ hai, với 8 triệu dân. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-10
Với chiều cao 5.642 mét, Elbrus là đỉnh núi cao nhất Châu Âu. Đỉnh Elbrus là một đỉnh núi nằm ở miền tây dãy núi Kavkaz tại nước cộng hòa tự trị Kabardino-Balkaria thuộc Liên bang Nga. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-11
 Hệ thống tàu điện ngầm bận rộn nhất ở Châu Âu chính là tại thủ đô Moscow. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-12
Núi Klyuchevskaya Sopka ở Nga là núi lửa hoạt động cao nhất ở cả Châu Âu và Châu Á. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-13
Tên của Quảng trường Đỏ ở nước Nga bắt nguồn từ từ “krasnyi”, có nghĩa là “xinh đẹp”. Ảnh: List25. 

Su that thu vi ve nuoc Nga khong phai ai cung biet-Hinh-14
 Các tờ tiền giấy của ngân hàng nước Nga có dấu nổi tiện cho người khiếm thị. Ảnh: List25. 

Catalonia tuyên bố độc lập, TBN thông qua các biện pháp khẩn cấp

Tối 27/10, Thượng viện Tây Ban Nha đã thông qua các biện pháp khẩn cấp nhằm áp đặt quyền lãnh đạo trực tiếp của chính phủ trung ương đối với xứ Catalonia.

Thượng viện Tây Ban Nha phê chuẩn các biện pháp này ngay sau khi cơ quan lập pháp Catalonia công bố kết quả cuộc bỏ phiếu gây tranh về kiến nghị tuyên bố độc lập, theo đó tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha tỷ lệ 70 phiếu ủng hộ, 10 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Các biện pháp được đưa ra theo Điều 155 của Hiến pháp cho phép chính quyền Madrid tạm thời tiếp quản trụ sở các cơ quan, cảnh sát, công quỹ và đài phát thanh, truyền hình của vùng Catalonia.