Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 3 năm phòng, chống COVID-19

Sáng 29/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 3 năm phòng, chống dịch COVID-19.

Hội nghị tổng kết của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nhờ những nỗ lực lớn, những giải pháp quyết liệt, hiệu quả mang tính toàn cầu, toàn dân; kinh tế từng bước phục hồi và phát triển, đời sống người dân trở lại trạng thái bình thường.
Thu tuong chu tri Hoi nghi truc tuyen toan quoc tong ket 3 nam phong, chong COVID-19
 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì hội nghị. Ảnh: TTXVN
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, chúng ta đã vượt qua đại dịch COVID-19, một đại dịch nguy hiểm, có quy mô toàn cầu, gây hậu quả nghiêm trọng, cả về sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam trở thành một trong những nước "đi sau nhưng về trước" về phòng chống dịch, mở cửa các hoạt động kinh tế xã hội trong nước từ 11/10/2021 và mở cửa với quốc tế từ 15/3/2022.
Theo Thủ tướng, dù trong phòng chống dịch có nhiều ý kiến khác nhau nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, điều quan trọng là chúng đã đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, làm được những điều tưởng như không làm được, mang lại bình yên cho nhân dân và đưa đất nước tiếp tục phát triển.
Thủ tướng xúc động nhắc lại những thời khắc cam go, vất vả trong phòng, chống dịch. Theo Thủ tướng, chúng ta đã trải qua những thời gian khó khăn nhất với nhiều lo lắng, trăn trở trong tình huống dịch bệnh chưa có tiền lệ, không dự báo được tình hình, khả năng lây lan và độc lực của virus, cũng như hậu quả của việc nhiễm bệnh.
Nhìn lại thời gian hơn 3 năm phòng, chống dịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết tháng 12/2019, thế giới ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên; ngày 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên.
Trước tình dịch, ngày 30/3/2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và người Việt ở nước ngoài cùng chung tay trong trận chiến chống dịch COVID-19.
Ngay sau đó, ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày để phòng, chống dịch.
Thu tuong chu tri Hoi nghi truc tuyen toan quoc tong ket 3 nam phong, chong COVID-19-Hinh-2
 Hội nghị trực tuyến đến các tỉnh, thành phố. Ảnh: TTXVN
Tuy vậy, sau hơn 1 năm chống dịch, tháng 4/2021, cả nước đối mặt với đợt dịch thứ 4, chủ đạo là biến chủng Delta có độc lực cao, tốc độ lây lan nhanh, xâm nhập sâu trong cộng đồng tại 62/63 tỉnh, thành phố, gây hậu quả rất nặng nề, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 29/7/2021 lần thứ hai, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi phòng chống đại dịch COVID-19.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, sự đồng hành của Quốc hội, với tinh thần “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công,” cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế chung sức, đòng lòng phòng, chống đại dịch.
Trong số đó, tháng 7/2021, Việt Nam đưa ra công thức phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh thực hiện chiến lược vaccine, tổ chức tiêm vaccine phòng, chống dịch COVID-19 miễn phí cho toàn dân.
“Đây là vấn đề mấu chốt, có tính chất quyết định đi đến thắng lợi trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đi sau về trước; mở cửa kinh tế, đón khách du lịch, tổ chức SEA Games 31... Đến ngày 20/10/2023, COVID-19 đã chính thức được chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B tại Việt Nam,” Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng đề nghị Hội nghị tập trung đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp, ngành, địa phương trong phòng, chống dịch.
Hội nghị tập trung đánh giá kết quả đã đạt được; cách làm hay, các phong trào, mô hình hiệu quả trong phòng, chống dịch; phân tích tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đúc rút trong phòng, chống dịch để từ đó chuẩn bị tốt hơn nhằm ứng phó với những sự kiện khẩn cấp y tế cộng đồng; vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội.
>>> Mời độc giả xem thêm video Mời quý độc giả xem video: Covid-19 có thể gây viêm não tương tự bệnh Parkinson:

(Nguồn: THĐT)

Sau đợt mưa lớn kéo dài, rác ngập bờ biển Đà Nẵng

Sau đợt mưa lớn kéo dài, bờ biển dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành (TP. Đà Nẵng) lại ngập tràn rác thải. Rác ngổn ngang trên bãi biển kéo dài hàng km.

Sau dot mua lon keo dai, rac ngap bo bien Da Nang
Rác thải ngập tràn bờ biển đường Nguyễn Tất Thành chiều tối 19/10, vài ngày sau đợt mưa lớn kéo dài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Sau dot mua lon keo dai, rac ngap bo bien Da Nang-Hinh-2

Vụ chìm tàu câu mực: 83 ngư dân gặp nạn đã về đến đất liền

Chiều 20/10, Tàu 467 Hải quân chở 83 ngư dân gặp nạn khi câu mực trên biển đã cập Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3, (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Quân chủng Hải quân tiến hành bàn giao 83 ngư dân và 2 thi thể ngư dân bị nạn trên biển cho Bộ đội Biên phòng Quảng Nam và các cơ quan chức năng của địa phương theo quy định.

Trong 83 ngư dân được tàu 467 đưa về, có 78 ngư dân thuộc 2 tàu cá bị nạn, 5 ngư dân của các tàu cá khác gặp vấn đề về sức khỏe hoặc là người thân của các ngư dân bị nạn xin về cùng tàu.

Vu chim tau cau muc: 83 ngu dan gap nan da ve den dat lien
Tàu 467 Hải quân chở 83 ngư dân gặp nạn khi hành nghề câu mực trên biển cập bến chiều 20/10. 

Như đã thông tin, lúc 19h30 ngày 16/10, tàu cá QNa-90129 TS do ông Lương Văn Viên (47 tuổi, xã Tam Giang) làm thuyền trưởng, đang câu mực ở khu vực biển cách đảo Song Tử Tây khoảng 70 hải lý về hướng bắc đông bắc thì bị lốc xoáy làm chìm tàu. Trên tàu có 54 lao động.

Tàu cá QNa-90039 TS hoạt động gần khu vực đã cứu được 40 ngư dân tàu cá QNa-90129 TS, còn 14 ngư dân mất tích.

Đến trưa 17/10, lực lượng cứu hộ đã vớt được được 2 người trong số 14 người mất tích, song 2 ngư dân này đã tử vong.

Cũng trong khoảng thời gian này, tàu cá QNa-90927 TS có 39 lao động hoạt động tại vùng biển cách đảo Song Tử Tây khoảng 135 hải lý về hướng bắc tây bắc bị sóng đánh chìm.

Tàu cá QNa-91782 TS hoạt động gần đó đã vớt được 38 ngư dân tàu cá QNa-90927 TS, còn 1 ngư dân mất tích.

Nhận thông tin các tàu cá gặp nạn trên biển, Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều động các tàu 467, 471 và 735 đến hiện trường phối hợp tìm kiếm, cứu nạn ngư dân.

Đến 0h45 ngày 19/10, tàu 467 tiếp cận tàu QNa-90039 TS đón 43 ngư dân và 2 thi thể. Tiếp đó 10 giờ ngày 19/10, tàu 467 tiếp nhận đón 40 ngư dân trên tàu cá QNa-91782 TS.

Vu chim tau cau muc: 83 ngu dan gap nan da ve den dat lien-Hinh-2
Thi thể ngư dân được lực lượng chức năng đưa xuống tàu bàn giao gia đình 

Sau khi đón 83 ngư dân và 2 thi thể lên tàu, cán bộ, chiến sĩ tàu 467 Hải quân đã tổ chức thăm khám, hỗ trợ y tế, động viên ổn định tinh thần, bố trí nơi ăn nghỉ cho ngư dân và tổ chức bảo quản chặt chẽ, chu đáo 2 thi thể.

Tại buổi bàn giao, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, các cơ quan, ban ngành địa phương và Quân chủng Hải quân đã thăm hỏi và hỗ trợ các gia đình ngư dân gặp nạn với tổng giá trị gần 500 triệu đồng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ: