Thủ tướng chủ trì hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng gợi ý các đại biểu cần thảo luận liên quan đến nội dung quy hoạch, trong đó lưu ý nhóm giải pháp, các vấn đề khó khăn, thách thức, kiến nghị, tháo gỡ, nguồn lực, nhân lực tài chính.

Sáng ngày 5/5, tại tỉnh Tây Ninh diễn ra Hội nghị hội đồng điều phối Vùng Đông Nam Bộ lần thứ 3 và Công bố Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Dự hội nghị có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh, thành trong vùng.
Phát biểu mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời chúc mừng, hỏi thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến lãnh đạo, người dân Vùng Đông Nam Bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ có ý nghĩa rất quan trọng. Hội nghị sẽ rà soát lại các công việc, đánh giá khó khăn, vướng mắc, cách khắc phục để đưa kinh tế vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, bền vững. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ tiến hành thảo luận, cho ý kiến 1 số nội dung quan trọng và lấy ý kiến của các nhà khoa học để xem xét triển khai.
Thu tuong chu tri hoi nghi Hoi dong dieu phoi vung Dong Nam Bo
 Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ có ý nghĩa rất quan trọng.
Thủ tướng gợi ý các đại biểu cần thảo luận liên quan đến nội dung quy hoạch, trong đó lưu ý nhóm giải pháp, các vấn đề khó khăn, thách thức, kiến nghị, tháo gỡ, nguồn lực, nhân lực tài chính.
Đặc biệt là nhiệm vụ trọng tâm cần giao Vùng Đông Nam Bộ thực hiện quy hoạch, công tác phối hợp nội dung giữa các bộ, ngành với các địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch Vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi ranh giới quy hoạch Vùng này bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP HCM và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.
Tại hội nghị, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, đã công bố Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, quy hoạch xác định Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dẫn đầu cả nước, là vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao.

Vùng Đông Nam Bộ cũng được xây dựng thành trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực.

Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, phát triển kinh tế xanh, phát thải carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển nhanh hệ thống đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới.
Thu tuong chu tri hoi nghi Hoi dong dieu phoi vung Dong Nam Bo-Hinh-2
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cùng chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 3. 
Phát triển và đưa TP HCM là Thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo, là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học đến sinh sống và làm việc, đóng vai trò là cực tăng trưởng của vùng; đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước. Đồng thời trở thành trung tâm tài chính quốc tế, nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á và phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á.
Mục tiêu quy hoạch đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, công nghiệp phát triển, đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, phát triển kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thu tuong chu tri hoi nghi Hoi dong dieu phoi vung Dong Nam Bo-Hinh-3
 Quang cảnh Hội nghị hội đồng điều phối Vùng Đông Nam Bộ lần thứ 3 và Công bố Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Về kinh tế, Đông Nam Bộ phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8% - 9%/năm. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 - 420 triệu đồng, tương đương 14.500 - 16.000 USD.
Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41% - 42% trong GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng 45% - 46% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 33%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2% - 3%...
Về xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,8. Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40% - 45%; tỉ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%...
Đến năm 2050, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao; có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm hàng đầu của khu vực và thế giới; có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2031 - 2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 USD.
Đông Nam Bộ sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo đột phá nâng cao năng suất dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại trở thành các động lực tăng trưởng mới như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, dịch vụ tài chính (gắn với hình thành trung tâm tài chính quốc tế), logistics.
Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế, trong đó ưu tiên hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Mộc Bài - TP HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu và các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ gắn với đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP HCM; kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế và làm cơ sở để tổ chức lại không gian phát triển vùng.

Ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp ở Vũng Tàu

Thành phố Vũng Tàu là một trong vài địa điểm hiếm hoi ở Việt Nam có thể ngắm cả hoàng hôn và bình minh trên biển.

Ngam hoang hon tuyet dep o Vung Tau
 Vũng Tàu là một thành phố biển thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm trên một bán đảo nhô ra biển ngay khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam). Dải đất này dài khoảng 14km, rộng khoảng 6km với 42km đường bờ biển. Vì vậy, từ phía Tây thành phố (bãi Trước) có thể ngắm hoàng hôn, còn phía Đông (Bãi Sau) ngắm bình minh.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự Luật

Ngày 19/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện về tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Để tiếp tục tăng cường công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới và chuẩn bị tốt nhất các dự án Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật của Bộ, cơ quan ngang bộ, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện, góp ý các dự án luật, đề nghị xây dựng luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung và tiến độ trình các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)...
Thu tuong chi dao tang cuong xay dung phap luat, hoan thien cac du Luat
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP. 

Rủ nhau đi “trốn nắng” ở Vườn Quốc gia Cát Tiên

Đầu tháng 3, khi Đông Nam Bộ đang là đỉnh điểm nắng nóng mùa khô, nhiều người đã chọn cách hòa mình với thiên nhiên hoang sơ và đa dạng của Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Ru nhau di “tron nang” o Vuon Quoc gia Cat Tien
Rộng hơn 71.000ha, Vườn Quốc gia Cát Tiên trải dài trên địa phận 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, với 80km sông Đồng Nai bao bọc, cách TP HCM khoảng 160km. Rừng nguyên sơ được giữ gìn tốt, nên nơi đây chứa đựng nguồn gene đa dạng sinh học phong phú, kiến tạo hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học hàng đầu của cả nước. 
Ru nhau di “tron nang” o Vuon Quoc gia Cat Tien-Hinh-2

Nơi những tán cây cao vút, xanh mướt tạo nên "mái che" tự nhiên trong lành, mát mẻ.