Thứ trưởng GD&ĐT tư vấn cách nộp hồ sơ trúng tuyển

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 rất quan trọng, do đó, thí sinh phải bám sát thông tin để có tính toán phù hợp.

Ngày 1/8, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ tại các trường đại học để đăng ký xét tuyển nguyện vọng (NV) 1. Đây là nguyện vọng quan trọng nhất, quyết định đến 80% tấm vé vào đại học của sĩ tử. 
Với nhiều thay đổi trong việc nộp hồ sơ xét tuyển, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga lưu ý, các em cần nghiên cứu thật kỹ trường muốn nộp hồ sơ. 
Thí sinh có thể tìm hiểu điểm chuẩn của trường, ngành học các năm trước, phán đoán năm năm nay như thế nào, điều kiện nộp hồ sơ ra sao... 
Tiếp đến, thí sinh nghiên cứu các ngành theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 để nộp hồ sơ. Nếu thấy trường, ngành đăng ký phù hợp năng lực, thí sinh không nên rút hồ sơ nữa. 
Thu truong GD&DT tu van cach nop ho so trung tuyen
 Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga. Ảnh: Tuệ Anh. 
"Nếu theo dõi thấy nhiều thí sinh có điểm tốt hơn mình, các em có thể rút hồ sơ. Điều quan trọng trong quá trình xét tuyển nguyện vọng là phải theo dõi sát và biết thông tin. Nhiều em thường yếu khâu này", ông Ga nói. 
Ông Ga dẫn ví dụ thời gian làm hồ sơ dự thi vừa qua, Bộ GD&ĐT chỉ yêu cầu thí sinh kiểm tra thông tin bằng tài khoản và mã đã cung cấp, nhưng nhiều em không làm được. 
"Thời gian xét tuyển sắp tới, nếu không tìm hiểu thông tin, thí sinh sẽ rất thiệt thòi. NV1 quan trọng, do đó, các em cần phải bám sát thông tin để phán đoán, tính toán phù hợp", Thứ trưởng GD&ĐT nói. 
Cũng theo ông Ga, vì chỉ có một phiếu kết quả thi nên thí sinh muốn nộp trường khác, phải trực tiếp đến rút tại đại học đã nộp. 
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, các em không nên băn khoăn chuyện chỉ biết điểm của mình mà không tra cứu được điểm của người khác. 
Ai muốn biết bao nhiêu người có điểm số cao hơn mình có thể xem phổ điểm mà Bộ GD&ĐT vừa công bố. 
Thí sinh cũng không lo nghẽn mạng khi theo dõi thông tin trên trang web của các trường, bởi lượng truy cập không lớn như đợt tra điểm thi vừa qua.

Bị điểm liệt vẫn có thể đăng ký xét tuyển

Nhiều lời khuyên hữu ích từ Bộ GD&ĐT sẽ giúp thí sinh định hướng trước khi nộp hồ sơ, đảm bảo khả năng trúng tuyển cao nhất.

Do năm nay thí sinh được thi nhiều môn theo tự chọn nên trường hợp bị điểm liệt 1, 2 môn không có nghĩa đã hết hy vọng. 
Một thí sinh gửi thắc mắc tới Bộ GD&ĐT: “Em đăng ký thi môn Vật lý là môn thứ tư để xét tốt nghiệp và đăng ký thêm 2 môn Hóa học, Sinh học để xét tuyển đại học (ĐH). Vậy nếu như kết quả thi 1 trong 2 môn này của em dưới 1 điểm (điểm liệt), em có được xét tuyển ĐH không?”. 

Mạng tra cứu điểm thi: Tính toán kỹ vẫn liệt

(Kiến Thức) - Vừa chính thức hoạt động, mạng tra cứu điểm thi đã bị tê liệt nhiều giờ sau đó. Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga lên tiếng giải thích điều này.

Trao đổi với báo chí về nguyên nhân gây quá tải nghẽn mạng tra cứu điểm thi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Trước khi công bố điểm thi, tất cả những giải pháp kỹ thuật đều được Bộ GD&ĐT tính toán rất kỹ. Trong đó, chúng tôi đã phân tán và cắt nhỏ cơ sở dữ liệu cho 8 trường đại học có cơ sở vật chất tốt để phục vụ thí sinh.
Tuy nhiên, việc thí sinh khắp nơi háo hức cùng tra cứu điểm thi lúc bắt đầu công bố dẫn đến việc hệ thống làm việc quá tải, không thể truy cập được. Điều này có thể dễ hiểu. Ví dụ, Đại học Đà Nẵng có lúc lên tới 50.000-60.000 người cùng truy cập.