Thư ngỏ "kêu oan" của hai doanh nhân gửi Quốc hội

Vụ án có dấu hiệu oan sai “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”- 5 năm nay chưa có hồi kết, hai doanh nghiệp đã gửi thư ngỏ kêu oan lên Quốc hội.

Mới đây doanh nhân Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết – hai bị can trong vụ án chìm ca nô ở biển Cần Giờ đã gửi thư ngỏ lên Quốc hội phản ánh về “Tình trạng hình sự hóa các hành vi trong đời sống xã hội làm mất niềm tin của doanh nhân, doanh nghiệp, làm cán bộ, công chức sợ trách nhiệm dẫn đến bộ máy trì trệ”.
Thu ngo
Mặc dù thị trường có nhu cầu lớn, hoạt động sản xuất tàu thuyền PPC vẫn đình trệ. 
Từ vụ án “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” mà dư luận gọi là vụ án chìm ca nô ở biển Cần Giờ đã cho thấy tình trạng lạm dụng quyền lực hình sự hóa các hành vi trong đời sống xã hội là hết sức nghiêm trọng, nó tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, làm méo mó luật pháp.
Để góp phần phản ánh nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp VN bị cản trở phát triển – vấn đề đang được nhiều đại biểu QH đề cập, Doanhnghiepvn.vn xin trích đăng một phần lá thư ngỏ của hai ông Vũ Văn Đảo - Chủ tịch HĐQT, Bí thư chi bộ Cty CP Công nghệ Việt Séc và Đinh Văn Quyết - Giám đốc Cty.
"Chúng tôi là hai lãnh đạo của một doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Cty CPCN Việt Séc tại Vũng Tàu, hiện chúng tôi đang phải mang án oan sai hơn 5 năm qua và không biết khi nào mới kết thúc. Doanh nghiệp từ khi sinh ra năm 2012 đến nay, hết bị cơ quan đăng kiể(Bộ GTVT) hành lại đến các cơ quan tố tụng TPHCM hành…
Hình sự hóa hành vi ứng dụng KHCN
Ngày 2/8/2013, không may xảy ra vụ tai nạn cano tại Cần Giờ, TPHCM hậu quả 9 người chết trong đó có thuyền trưởng. Các cơ quan chuyên môn và cơ quan tố tụng đã xác định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do chở quá người và gặp thời tiết xấu.
Phương tiện bị tai nạn tàu BP12-04-02 được cơ quan tố tụng xác định đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu cũng đã được Phòng Đăng kiểm Hải quân đăng kiểm để cho phép đưa vào sử dụng từ ngày 16/7/2013.
Tàu bị tai nạn do Cty Việt Séc (một doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh BRVT) sản xuất bằng công nghệ vật liệu mới PPC (Polypropylen copolymer), là công nghệ tiên tiến do các chuyên gia Cộng hòa Séc chuyển giao cho VN. Tàu được Cty Việt Séc bàn giao cho Biên phòng để đăng kiểm và đưa vào sử dụng từ ngày 10/6/2013.
Ngày 4/9/2013, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn”, quyết định khởi tố đã quy chụp cho các bị can về hành vi “Điều động cano BP12-04-02..”, nhưng quá trình điều tra đã không chứng minh được hành vi khởi tố do tàu đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của Biên phòng, các bị can không có quyền điều động phương tiện của lực lượng vũ trang.
Từ chỗ không chứng minh được hành vi đã khởi tố, cơ quan điều tra lại dựa vào văn bản sai trái số 1378 ngày 1/7/2013 của Cục Đăng kiểm VN để hình sự hóa một hành vi được Hiến pháp khuyến khích và bảo vệ quy định tại Điều 62 “Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống”.
Suốt từ năm 2012 tàu thuyền công nghệ mới do Cty sản xuất bị Cục Đăng kiểm VN hành không đăng kiểm, ngay cả sản phẩm tàu thuyền do Cty sản xuất đoạt cúp vàng tại hội chợ khoa học công nghệ Quốc tế (Techmart 2012), được đăng kiểm Quốc tế Cslloyd đăng kiểm nhưng vẫn bị Cục Đăng kiểm VN từ chối đăng kiểm.
Hành doanh nghiệp không sản xuất được tàu thuyền, Cục Đăng kiểm VN lại còn phát văn bản sai trái số 1378 ngày 1/7/2013 là cái cớ để Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM hình sự hóa hành vi “Đưa công nghệ vật liệu mới PPC vào sản xuất tàu thuyền” là tội phạm sau khi xẩy ra tai nạn.
Hệ lụy của việc hình sự hóa
Chính việc hình sự hóa của cơ quan điều tra làm cho doanh nghiệp suốt 6 năm nay không thể phát triển được tàu thuyền công nghệ vật liệu mới PPC, một công nghệ tiên tiến, an toàn, thân thiện môi trường.
Tàu thuyền PPC do Cty sản xuất và đã sử dụng suốt 6 năm nay tại Vũng Tàu Marina vẫn đang hoạt động rất tốt, được khách hàng tin tưởng đặt hàng nhưng lại bị các cơ quan quản lý nhà nước Bộ Ngành cản trở không cho phát triển chỉ vì sợ có chuyện gì lại bị hình sự hóa.
Tình trạng hình sự hóa cũng làm cho nhiều cơ quan như Ủy ban KHCN&MT Quốc hội, Bộ KH&CN, Bộ GTVT dù muốn ủng hộ doanh nghiệp phát triển tàu thuyền công nghệ mới nhưng cũng rất rụt rè và né tránh.
Các cơ quan đăng kiểm như Phòng đăng kiểm Hải quân, Cục Đăng kiểm VN, Trung tâm đăng kiểm tàu cá dù có muốn ủng hộ doanh nghiệp đóng tàu tuần tra, tàu du lịch, tàu cá cho ngư dân bằng công nghệ vật liệu PPC nhưng cũng không dám làm vì sợ trách nhiệm mà thực chất là sợ bị hình sự hóa.
Tình trạng hình sự hóa dẫn đến tâm lý sợ sệt, không ai dám mạnh dạn ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. Trong công việc thì tìm cách đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không ai dám hết mình vì nước, vì dân.
Vũ Văn Đảo – Đinh Văn Quyết "
Hai ông Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết cho hay, hai ông hy vọng Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh phán quyết vụ án chìm ca nô ở biển Cần Giờ, để Công ty Việt Séc... hồi sinh.

Bị ngâm án 5 năm, bị can vụ chìm ca nô ở Cần Giờ cầu cứu Thủ tướng

Ông Đảo cho rằng, vụ án Chìm ca nô ở huyện Cần Giờ cách đây 5 năm, ông liên tục kêu oan nhưng cơ quan tố tụng vẫn quy buộc ông trách nhiệm hình sự.

Ông Vũ Văn Đảo – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Séc viết thư cầu cứu Thủ tướng Chính phủ.

Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Vi phạm tố tụng để kéo dài vụ án

(Kiến Thức) - “Trong vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ cơ quan điều tra có hành vi vi phạm tố tụng để kéo dài thời gian giải quyết vụ án”- Luật sư Hoàng Long Hà– Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói.

Liên quan đến vụ chìm ca nô ở biển Cần Giờ (TP HCM) từng xôn xao dư luận. Cuối tháng 8/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra- Công an TP HCM đã kết thúc điều tra bổ sung vụ án chìm ca nô xảy ra vào tháng 8/2013. So với bản kết luận điều tra lần đầu, kết luận điều tra bổ sung của PC44 gần như không có gì mới.
Hai bị can gồm ông Vũ Văn Đảo (SN 1968, quê Hải Phòng – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Séc) và ông Đinh Văn Quyết (SN 1980, quê Nam Định – Giám đốc Công ty Cổ phần Vũng Tàu- Maria) tiếp tục bị đề nghị truy tố tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.

Cựu Chánh tòa Hình sự đề nghị đình chỉ vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ

(Kiến Thức) - Ông Đinh Văn Quế, cựu Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng 2 ông Vũ Văn Đảo, Đinh Văn Quyết không phạm tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn”, do vậy phải đình chỉ vụ án. 

Mới đây, ngày 30/8, Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TP Hồ Chí Minh ra Kết luận điều tra bổ sung Vụ án hình sự số 372-25/KLĐTBS-PC01-Đ3 (Kết luận điều tra bổ sung số 372-25) vụ án “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” xảy ra ngày 2/8/2013, ở biển Cần Giờ (TP HCM). 
Vụ án chìm ca nô ở biển Cần Giờ đã kéo dài 5 năm nay mà chưa có hồi kết. Vụ án này tốn nhiều giấy mực của báo giới cũng như tranh luận của các luật gia, luật sư. 
Cuu Chanh toa Hinh su de nghi dinh chi vu an chim ca no o Can Gio
Ông Đinh Văn Quế, cựu Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao bất bình với kết luận điều tra bổ sung của cơ quan CSĐT TP HCM về vụ án "chìm ca nô ở biển Cần Giờ". 

Ông Đinh Văn Quế, cựu Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam -  người đã nhiều lần lên tiếng về vụ án cho biết: Về vụ án này, trước đây tôi đã có 4 bản kiến nghị phân rất cụ thể về cơ sở lí luận, thực tiễn, cũng như các dấu hiệu của tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn”, quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự và khẳng định, hai ông Vũ Văn Đảo, Đinh Văn Quyết không phạm tội này.

Rất nhiều lần cựu Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao đề nghị đình chỉ vụ án. Tuy nhiên mới đây cơ quan CSĐT TP HCM tiếp tục đề nghị truy tố ông Vũ Văn Đảo (giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Séc) và Đinh Văn Quyết (giám đốc Công ty Cổ phần Vũng Tàu Marina) về tội danh kể trên. 

Là người theo dõi vụ việc này từ những ngày đầu, ông Quế phân tích và khẳng định 2 ông Đảo và Quyết không phạm tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn”.

Ông Quế phân tích, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã hai lần trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, ở lần thứ hai thì Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hồ Chí Minh ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho Cơ quan CSĐT, để giám định tàu kí hiệu BP 12-04-02 (phương tiện gây tai nạn), đồng thời ra quyết định tạm đình chỉ điều tra chờ kết quả giám định. Tuy nhiên, việc giám định cũng chỉ trên giấy tờ của chiếc tàu này, chứ không tiến hành “khám xét” và giám định thực tế chiếc tàu bị nạn.

Cơ quan CSĐT trưng cầu giám định tư pháp và tạm đình chỉ điều tra, cũng chưa đúng với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, vì việc kiểm tra hay “giám định” tàu bị nạn không phải là giám định tư pháp, mà chỉ là hoạt động thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, thời hạn điều tra bổ sung vừa hết, Cơ quan CSĐT lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, để chờ kết quả giám định là không đúng với quy định về giám định tư pháp, quy định từ Điều 155 đến Điều 159 Bộ luật Tố tụng hình sự, vì nếu là giám định tư pháp, phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.

Cuu Chanh toa Hinh su de nghi dinh chi vu an chim ca no o Can Gio-Hinh-2
Ông Vũ Văn Đảo (giám đốc công ty Việt Séc - mặc áo xanh) đang giới thiệu những ưu điểm của vật liệu PPC trong ngành đóng tàu trước đoàn công tác của Ủy ban KH-CN&MT của Quốc hội.
 

Ngay từ khi khởi tố vụ án, Cơ quan CSĐT đã không tiến hành thu hồi vật chứng (tàu gây tai nạn) theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và không tiến hành “khám xét” phương tiện, kiểm tra về kĩ thuật xem chiếc tàu BP 12-04-02 gặp nạn có bảo đảm an toàn hay không, mà vội vã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội: “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn”?!

Khi xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan CSĐT có văn bản và chuyển tài liệu cho Cơ quan Điều tra hình sự (ĐTHS) Quân chủng Hải quân, để điều tra xử lí theo thẩm quyền, nhưng Cơ quan ĐTHS Quân chủng Hải quân có văn bản trả lời: Sai phạm của tập thể và cá nhân trong việc đăng kiểm tàu BP12-04-02, không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả vụ tai nạn chìm cano... Cơ quan ĐTHS Quân chủng Hải quân sẽ ra kết luận xác minh, đồng thời quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

Tại Kết luận điều tra trước đây, Cơ quan CSĐT cũng khẳng định: “Tàu BP12-04-02 là tài sản của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đang được Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu quản lí”. Vậy làm sao ông Đảo và ông Quyết có quyền điều động hay cho phép đưa tàu BP12-04-02 vào sử dụng?

Nói về việc “Chở quá số lượng người cho phép”, ông Quế phân tích, đó hoàn toàn không phải lỗi của ông Đảo và ông Quyết, mà là lỗi của “tài công” (người lái tàu). Không có bất cứ tình tiết nào của vụ án thể hiện ông Đảo và ông Quyết “ra lệnh” cho ông Phúc (tài công) chở quá số lượng người cho phép. Vì hôm xảy ra tai nạn, ông Đảo không đi cùng tàu BP 12-04-02 với mọi người, còn ông Quyết thì ở nhà.

Về việc sử dụng sai mục đích cũng không phải là nguyên nhân đến vụ tai nạn, nếu có thì đó cũng là lỗi trong hoạt động kinh doanh. Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn.

Vì vậy, có thể khẳng định rằng, nguyên nhân gây tai nạn chỉ có thể là do lỗi của người điều khiển, không phải do phương tiện không bảo đảm an toàn.

Từ những lập luận trên, cựu Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao - Đinh Văn Quế tiếp tục kiến nghị đình chỉ vụ án. 

Đây là vụ án gây nhiều tranh cãi, được dư luận và giới luật quan tâm. 

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.