Thu hồi tài sản thất thoát trong các vụ án tham nhũng gặp nhiều khó khăn

Theo đoàn công tác, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn.

Ngày 15.5, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) do ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính T.Ư, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng - làm Trưởng đoàn - đã công bố kết luận kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, từ năm 2013 đến tháng 9.2018, tổng số tiền các tổ chức tín dụng bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là trên 62.000 tỉ đồng, 18,52 triệu USD (chiếm 81,91% trong tổng số tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế của toàn quốc 5 năm là 76 nghìn tỉ đồng).
Các tổ chức tín dụng đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Thi hành án dân sự thu hồi được 10 nghìn tỉ đồng (đạt 17,26%), 10,09 triệu USD (đạt 54,48%).
Thu hoi tai san that thoat trong cac vu an tham nhung gap nhieu kho khan
Ông Phan Đình Trạc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN 
Theo đoàn kiểm tra, đối với các tài sản được Tòa án giao để bảo đảm thi hành án, các tổ chức tín dụng đã tổ chức, quản lý, khai thác, xử lý có hiệu quả.
Về cơ bản, các tổ chức tín dụng tích cực phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài sản tiền gửi.
Tuy vậy, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn, đó là: Nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài từ trước năm 2013 đến nay chưa được chỉ đạo giải quyết dứt điểm; một số tổ chức tín dụng chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thu hồi tài sản, nên tỉ lệ thu hồi đạt thấp…
Ông Phan Đình Trạc lưu ý Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần coi công tác phối hợp xử lý tài sản, thất thoát là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo.
Phối hợp tốt trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án và công tác thu hồi tài sản… để phục vụ cho các vụ án liên quan trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Cùng với đó, tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.

HĐND TP HCM tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu ông Tề Trí Dũng

(Kiến Thức) - Bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi tham ô và gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, ông Tề Trí Dũng chính thức bị HĐND TP HCM ra quyết định tạm đình chí nhiệm vụ đại biểu.

Cuối giờ sáng nay 15/5, Ban Pháp chế HĐND TP HCM cho biết, chiều qua 14/5, HĐND TP đã quyết định tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Tề Trí Dũng. Việc đình chỉ thực hiện theo khoản 2 Điều 101 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chống tham nhũng: Vẫn còn thói “hy sinh đời bố, củng cố đời con”

Ngày 10/8 PV có cuộc trao đổi với Cục trưởng Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt về công tác kê khai, giám sát thu hồi tài sản tham nhũng của cán bộ.

Người đứng đầu chưa làm hết trách nhiệm