Thông qua Nghị quyết quy định chức vụ, chức danh Trung tướng, Thiếu tướng

(Kiến Thức) - Tại phiên họp thứ 32, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; xem xét, thông qua Nghị quyết quy định chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng…
 
 

Sáng ngày 11/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 32.
Theo chương trình, Phiên họp thứ 32 sẽ diễn ra trong 3 ngày để chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ 7 và quyết định các vấn đề theo thẩm quyền.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Tại phiên họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 5 dự án luật gồm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); dự án Luật Kiến trúc; dự án Luật Giáo dục (sửa đổi); dự án Luật Thư viện và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Thong qua Nghi quyet quy dinh chuc vu, chuc danh Trung tuong, Thieu tuong
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019-2021; Nghị quyết quy định chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật Công an nhân dân năm 2018; xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên và thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, so với dự kiến chương trình đã thông báo đến các cơ quan hữu quan thì chương trình Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có 5 nội dung bị rút ra khỏi chương trình do các cơ quan không bảo đảm tiến độ chuẩn bị hoặc cần nghiên cứu hoàn thiện thêm.
Đó là: Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi); dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Danh mục dự án sử dụng dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách trung ương.
Các nội dung rút khỏi phiên họp tháng 3 nêu trên nếu bảo đảm đủ điều kiện theo quy định sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp tháng 4. Dự án luật nào không trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4 sẽ được báo cáo Quốc hội cho rút ra khỏi chương kỳ họp thứ 7 (do không kịp gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội trước ngày 1/5/2019 theo đúng quy định).
Nhấn mạnh phiên họp lần này diễn ra trong 3 ngày với nhiều nội dung quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan bố trí sắp xếp công việc, dự họp đầy đủ để thảo luận được đi vào trọng tâm vào các vấn đề cần được giải quyết.
Ngay sau phiên khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước.

Vẫn còn nhiều ý kiến về Giám đốc Công an tỉnh mang hàm Thiếu tướng

(Kiến Thức) - Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt cho biết hiện có 3 loại ý kiến về cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng đối với Giám đốc Công an cấp tỉnh.

Sáng 7/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thượng tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Đáng chú ý, trong dự thảo luật đã sửa đổi quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân theo hướng: không quy định cứng số lượng các vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng mà chỉ xác định các chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng. Qua đó, để bảo đảm linh hoạt và phù hợp với tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.

"Diêm Đồng Nai" in hình ảnh tờ tiền 200 ngàn đồng trên vỏ hộp?

(Kiến Thức) - Vô số các vỏ hộp mang thương hiệu "Diêm Đồng Nai" tràn ngập trên thị trường có in hình ảnh tờ tiền Việt Nam mệnh giá 200 nghìn đồng.

Mời quý độc giả xem video: Diêm Đồng Nai in hình ảnh tờ tiền trên vỏ hộp:
Những ngày qua, báo Kiến Thức nhận được thông tin của người tiêu dùng về việc trên thị trường xuất hiện bao diêm mang thương hiệu nổi tiếng “Diêm Đồng Nai” có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo.
Sản phẩm diêm Đồng Nai in hình tờ tiền trên vỏ hộp.
 Sản phẩm diêm Đồng Nai in hình tờ tiền trên vỏ hộp. 
Theo khảo sát của PV Kiến Thức tại một số khu chợ, cửa hiệu tạp hóa, quán cà phê... trên địa bàn TP HCM, những người buôn bán và khách hàng tiêu dùng đang sử dụng những bao diêm mang thương hiệu “Diêm Đồng Nai” trên vỏ bao có in hình tờ tiền Việt Nam mệnh giá 200 nghìn đồng.