Thông gia đi dép lê trao 1 tỷ hồi môn, mẹ chồng choáng váng

Vừa nghe thấy thông gia nói thế, mẹ chồng tự nhiên ôm trán, rồi ngã vật ra giữa hôn trường làm cả đám cưới được một phen hoảng hồn.

Lần về ra mắt nhà anh, vừa biết tôi là con gái Cao Bằng, cách xa nhà chồng cả hàng trăm cây số nên mẹ anh đã phản ứng ra mặt. Bà sai tôi xuống bếp nhặt rau nhưng cố tình nói thật to để tôi nghe thấy:

“Con ơi là con, yêu ai, lấy ai không lấy sao phải đâm đầu lên tận lên rừng rú đó hả con”

“Ơ mẹ buồn cười nhỉ, Quỳnh cũng có công việc ổn định dưới này rồi mà mẹ. Lấy nhau bọn con sống dưới này có ở trên đó đâu mà mẹ lo”

“Nhưng mà xa quá, đi đón dâu làm sao hả con?”

“Giờ đường xá dễ đi mà mẹ, đi xe mất có mấy tiếng là đến nơi rồi”

“Mày bị nó chài rồi phải không? Sao cứ bênh nó mãi thế”

Thong gia di dep le trao 1 ty hoi mon, me chong choang vang

Bài chia sẻ của con dâu (Ảnh chụp màn hình)

Hai mẹ con họ cãi qua cãi lại, cuối cùng mẹ anh cũng đành phải chấp nhận cho chúng tôi cưới nhau.

Vì nhà xa nên hai gia đình bàn bạc sẽ kết hợp cả ăn hỏi và đón dâu gộp trong 2 ngày, nhà trai lên ngủ lại một đêm rồi sáng hôm sau xin dâu sớm.

Bố mẹ chỉ có mình tôi là con gái nên chiều chuộng lắm. Hôm đưa dâu ông bà cũng thuê xe xuống để đưa con gái đi lấy chồng.

Nhà chồng tôi đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên xong mới ra nhà hàng. Mẹ chồng tôi chắc ức nên cứ bô bô nói xấu họ nhà gái.

“Chả biết nó bỏ bùa bả gì mà thằng Huy nhà này cứ nằng nặc lấy bằng được. Xem kìa, thông gia nhà tôi đấy, đi dép lê đưa dâu, bôi nhếch không tả nổi”.

Chẳng là mẹ tôi say xe, lại không quen đi giày cứng, mẹ mang sơ cua một đôi dép nhựa để xuống đi lại cho tiện thế là mẹ chồng soi rồi mỉa mai như vậy. Bà thím bên chồng cũng hùa theo:

“Khiếp nhìn quê quá, chắc trên đấy nghèo lắm chị nhỉ”

“Nghèo, nghèo lắm. Sau này cấm tôi cho cháu về cái chỗ rừng rú đấy”

“Thôi cháu mình thì mình nuôi, thông gia thì mấy khi gặp nhau đâu mà chị lo”

Đến lúc ra nhà hàng làm tiệc, thấy mẹ tôi vẫn đi đôi dép nhựa thì mẹ chồng càng khinh hơn, cứ bĩu môi, liếc xéo mãi.

Đến khi làm lễ thành hôn xong, mẹ chồng vênh mặt trao cho tôi cái lắc tay, còn dặn:

“Giữ cho cẩn thận, tôi đánh mất hơn 10 triệu đấy”.

Tôi cười nhẹ cảm ơn mẹ chồng, cái lắc chắc hơn 2 chỉ, mà mẹ làm như kiểu cho con dâu cả một gia sản không bằng.

Rồi đến lượt mẹ tôi, bà không cầm vàng hay trang sức gì cả vì hôm qua ăn hỏi mẹ đã đeo cho tôi cái kiềng 5 chỉ vàng rồi. Mẹ tôi cầm 1 quyển sổ bảo:

“Bố mẹ chỉ có mỗi cô con gái rượu, giờ gái đi lấy chồng rồi cũng chẳng có gì cho, mẹ làm cái sổ tiết kiệm 1 tỷ để con gái làm vốn”.

Cả hội hôn vỗ tay rào rào. Mẹ chồng tôi cứ há hốc miệng ra nhìn thông gia. Lúc đấy mẹ tôi còn nói nhỏ nhỏ để cả em với mẹ chồng đều nghe thấy:

“Cái sổ này mẹ làm mình con đứng tên, nhớ giữ cẩn thận để phòng thân con nhé”.

Mọi người dìu bà xuống ghế ngồi, lấy quạt quạt cho một lúc, bảo đưa đi viện thì bà xua tay:

“Không cần đâu, mấy nay tôi chạy lên chạy xuống lo đám cưới cho chúng nó nên suy nhược tí thôi, không sao đâu”.

Thong gia di dep le trao 1 ty hoi mon, me chong choang vang-Hinh-2

(Ảnh minh họa)

Tôi tức cười quá. Vì lo đám cưới hay là vì choáng bởi 1 tỷ hồi môn của con dâu đây?

Nghĩ thế nhưng tôi cũng vẫn ôn hòa, không tỏ vẻ gì cả, vẫn ân cần chăm sóc mẹ chồng đúng đạo làm dâu. Cũng may nhờ 1 tỷ hồi môn của bố mẹ mà mẹ chồng đối xử với tôi khác hẳn, yêu quý chăm bẵm chu đáo lắm.

Từ đấy bà cũng ít khi cà khịa chuyện kết thông gia ở tận trên rừng rú, mà thỉnh thoảng còn giục cho bà đi cùng lên đó thăm bố mẹ tôi cơ. Đúng là sự đời, buồn cười thật.

Kinh hãi món đồ uống từ bộ phận cơ thể người

(Kiến Thức) - Món rượu được ngâm từ một bộ phận cơ thể người có giá lên tới 2.500 USD nếu bạn lỡ nuốt phải chúng.

Kinh hai mon do uong tu bo phan co the nguoi
Khách sạn DownTown, Canada nổi tiếng với món đồ uống kỳ lạ không đâu có được.
Kinh hai mon do uong tu bo phan co the nguoi-Hinh-2
Liệu rằng món đồ uống đưa ra với một vật kỳ lạ như vậy, bạn có cả gan uống, hay sợ hãi bỏ chạy?
Kinh hai mon do uong tu bo phan co the nguoi-Hinh-3
Nhất là khi bạn biết rằng đó thực sự là một ngón chân người.
Kinh hai mon do uong tu bo phan co the nguoi-Hinh-4
Không chỉ thế yêu cầu khi uống món đồ uống này là môi bạn phải chạm vào ngón chân. 
Kinh hai mon do uong tu bo phan co the nguoi-Hinh-5
Lịch sử món đồ uống được cho bắt đầu từ năm 1920. Trong một trận bão tuyết khủng khiếp, Louie Like - một thợ mỏ - đã phải làm việc lâu dưới cái lạnh khiến ngón chân bị đông cứng và buộc phải cắt bỏ. 
Kinh hai mon do uong tu bo phan co the nguoi-Hinh-6
Người đàn ông này sau đó bỏ phần cơ thể ấy vào một bình rượu trong cabin để bảo quản.

“So kè” bánh trung thu các nước, có gì độc đáo?

(Kiến Thức) - Không riêng ở Việt Nam và Trung Quốc đón tết trung thu, đây cũng là ngày hội truyền thống của nhiều quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia... Mỗi quốc gia đều có món bánh trung thu đặc biệt riêng.

“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?

Nhật Bản: Vào Tết Trung thu, người Nhật làm món bánh Tsukimi Dango truyền thống từ bột gạo nếp. Loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà.

“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-2

Nguồn gốc của những chiếc bánh trung thu của Nhật xuất phát từ việc dân gian nhìn thấy một chú thỏ ngọc giã bột làm bánh Tsukimi Dango trên mặt trăng.

“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-3
Tùy vào văn hóa và phong tục của từng vùng miền, Tsukimi Dango mang các hình dạng khác nhau. Nơi nặn bánh hình chữ nhật, nơi ép dẹt nhưng phổ biến nhất vẫn là hình tròn.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-4
Hàn Quốc: Trung Thu là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở xứ sở kim chi. Trong dịp này, người ta làm món bánh truyền thống, gọi là songyeon. Bánh trung thu của Hàn Quốc mang hình bán nguyệt.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-5
Người Hàn Quốc quan niệm trăng khi tròn khi khuyết giống như cuộc đời của con người, luôn biến đổi để đạt đến hoàn mỹ.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-6
Ngày nay, loại bánh này không chỉ có màu trắng. Người ta đã biến tấu songyeon với nhiều màu sắc như hồng, tím, xanh và vàng, trông rất bắt mắt.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-7
Malaysia: Bánh Trung Thu ở Malaysia có hình dáng rất đa dạng. Ngoài bánh truyền thống có hình tròn giống bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông của Trung Quốc, bánh trung thu ở Malaysia còn có hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-8
Bên cạnh hình dạng phong phú, màu sắc bánh trung thu tại Malaysia cũng rất bắt mắt và đa sắc.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-9
Philippines: Bánh Trung Thu truyền thống của Philippines có tên gọi hopia. Đây là loại bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng phần nhân rất phong phú và hấp dẫn.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-10
Thông thường, nhân bánh hopia là đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, khoai lang tím, sầu riêng hoặc thịt lợn. Phần bột bên ngoài bánh xếp thành từng lớp, ăn hơi giòn.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-11
Singapore: Bánh dẻo lạnh hay bánh dẻo tuyết là loại bánh đặc trưng của Singapore mỗi dịp Trung thu. Bánh có vỏ ngoài mềm và dai, bên trong là phần nhân quánh dẻo thơm mát.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-12
Người dân đảo quốc sư tử ưa chuộng hình thức đẹp mắt nên bánh màu sắc rất đa dạng và phong phú. Vỏ bánh làm từ bột dẻo và mềm mịn, vẻ ngoài bắt mắt và ép khuôn sang trọng. Bánh luôn được giữ lạnh, hương vị mang đến cảm giác ngọt dịu, dễ chịu. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả theo dõi video "Top 9 Loại Bánh Ngọt Ngon Nhất Thế Giới". Nguồn: Yannews.