Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Thông điệp bí mật sau chiếc mặt nạ giấy bồi Tết Trung thu

22/09/2018 07:12

(Kiến Thức) - Thoạt nhìn, những chiếc mặt nạ giấy bồi có vẻ như chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho trẻ con. Nhưng thực chất các hình tượng trên chiếc mặt nạ lại mang những thông điệp văn hóa rất rõ ràng.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Cùng với đèn lồng, đèn ông sao... những chiếc mặt nạ giấy bồi là một món đồ chơi dân gian không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Trung Thu. Phía sau món đồ chơi có vẻ đơn giản này là những ý nghĩa văn hóa sâu sắc mà ngày nay nhiều người đã lãng quên.
Cùng với đèn lồng, đèn ông sao... những chiếc mặt nạ giấy bồi là một món đồ chơi dân gian không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Trung Thu. Phía sau món đồ chơi có vẻ đơn giản này là những ý nghĩa văn hóa sâu sắc mà ngày nay nhiều người đã lãng quên.
Theo PGS-TS Trang Thanh Hiền (ĐH Mỹ thuật Hà Nội), thoạt nhìn, những chiếc mặt nạ có vẻ như chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho trẻ con. Nhưng thực chất các hình tượng trên chiếc mặt nạ lại mang những thông điệp văn hóa rất rõ ràng.
Theo PGS-TS Trang Thanh Hiền (ĐH Mỹ thuật Hà Nội), thoạt nhìn, những chiếc mặt nạ có vẻ như chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho trẻ con. Nhưng thực chất các hình tượng trên chiếc mặt nạ lại mang những thông điệp văn hóa rất rõ ràng.
Các hình tượng thường gặp trên mặt nạ Trung thu là ông Địa, thỏ ngọc, khỉ, trâu, lợn, đầu lân... Trong đó, mặt nạ ông Địa tức vị thổ thần, thổ địa được thể hiện với hình dáng tròn vo và vui tươi như sự sung mãn đầy đủ của đất đai màu mỡ.
Các hình tượng thường gặp trên mặt nạ Trung thu là ông Địa, thỏ ngọc, khỉ, trâu, lợn, đầu lân... Trong đó, mặt nạ ông Địa tức vị thổ thần, thổ địa được thể hiện với hình dáng tròn vo và vui tươi như sự sung mãn đầy đủ của đất đai màu mỡ.
Hình ảnh thỏ ngọc lại là tượng trưng cho sự đẹp đẽ hài hòa – hoặc tượng trưng cho ánh trăng sáng ngời đêm rằm. Sự xuất hiện của hình tượng ông Địa với thỏ ngọc ẩn giấu ước vọng về một mùa màng bội thu của người nông dân thời xưa.
Hình ảnh thỏ ngọc lại là tượng trưng cho sự đẹp đẽ hài hòa – hoặc tượng trưng cho ánh trăng sáng ngời đêm rằm. Sự xuất hiện của hình tượng ông Địa với thỏ ngọc ẩn giấu ước vọng về một mùa màng bội thu của người nông dân thời xưa.
Trong đám rước đèn đêm trăng, ông Địa cầm cái quạt mo phe phẩy, đi trước đám múa lân, rồi cả một đám trẻ con rồng rắn đi sau, vừa đi vừa hát đồng dao. Múa lân cũng là trò chơi đầy ẩn ngữ. Con Lân cũng là hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng và cho điềm lành.
Trong đám rước đèn đêm trăng, ông Địa cầm cái quạt mo phe phẩy, đi trước đám múa lân, rồi cả một đám trẻ con rồng rắn đi sau, vừa đi vừa hát đồng dao. Múa lân cũng là trò chơi đầy ẩn ngữ. Con Lân cũng là hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng và cho điềm lành.
Cùng với đó là các loại hình tượng thường được xuất hiện trong truyện kể cho trẻ con như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Đường Tăng… Các hình tượng này mang hàm ý để nêu cao tinh thần vượt khó, sự dũng cảm, mưu trí, đồng thời cũng là dấu ấn Phật giáo trong lễ hội đêm rằm.
Cùng với đó là các loại hình tượng thường được xuất hiện trong truyện kể cho trẻ con như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Đường Tăng… Các hình tượng này mang hàm ý để nêu cao tinh thần vượt khó, sự dũng cảm, mưu trí, đồng thời cũng là dấu ấn Phật giáo trong lễ hội đêm rằm.
Có thể nói, đám rước đèn, chơi mặt nạ tưởng chừng như chỉ là trò vui của con trẻ, nhưng ẩn chứa trong đó những thông điệp với đất trời: Ước mong cho trời yên bể lặng, mong cho ánh trăng sáng tươi, đất đai màu mỡ mùa màng bội thu, cho con cháu luôn tươi vui khỏe mạnh.
Có thể nói, đám rước đèn, chơi mặt nạ tưởng chừng như chỉ là trò vui của con trẻ, nhưng ẩn chứa trong đó những thông điệp với đất trời: Ước mong cho trời yên bể lặng, mong cho ánh trăng sáng tươi, đất đai màu mỡ mùa màng bội thu, cho con cháu luôn tươi vui khỏe mạnh.
Người lớn làm đồ chơi cho trẻ con vui trông trăng nhưng thực chất các loại hình đồ chơi, trong đó có mặt nạ, đã đóng góp một cách đặc biệt vào “nghi lễ” cúng trăng – cúng trời đất – cầu mùa mà con trẻ như một thành tố tham dự.
Người lớn làm đồ chơi cho trẻ con vui trông trăng nhưng thực chất các loại hình đồ chơi, trong đó có mặt nạ, đã đóng góp một cách đặc biệt vào “nghi lễ” cúng trăng – cúng trời đất – cầu mùa mà con trẻ như một thành tố tham dự.
Có thể thấy thông qua các mặt nạ Trung Thu của người Việt, những dấu ấn văn hóa đậm chất tín ngưỡng nông nghiệp của cư dân làm lúa nước được hiện ra.
Có thể thấy thông qua các mặt nạ Trung Thu của người Việt, những dấu ấn văn hóa đậm chất tín ngưỡng nông nghiệp của cư dân làm lúa nước được hiện ra.
Ngày nay, nghề làm mặt nạ giấy bồi vẫn được duy trì tại nhiều địa phương ở đồng bằng sông Hồng, trong đó những nơi có tiếng là Hà Nội (phố Hàng Lược, Hàng Mã) và Hưng Yên (Làng Hảo ở Liêu Xá).
Ngày nay, nghề làm mặt nạ giấy bồi vẫn được duy trì tại nhiều địa phương ở đồng bằng sông Hồng, trong đó những nơi có tiếng là Hà Nội (phố Hàng Lược, Hàng Mã) và Hưng Yên (Làng Hảo ở Liêu Xá).
So với trước kia, các hình tượng trên mặt nạ giấy bồi đã trở nên phong phú hơn rất nhiều với các nhân vật hoạt hình, điện ảnh... được trẻ em yêu thích. Đây cũng là cách để món món đồ chơi dân gian này có thể tồn tại trong thời buổi cơ chế thị trường.
So với trước kia, các hình tượng trên mặt nạ giấy bồi đã trở nên phong phú hơn rất nhiều với các nhân vật hoạt hình, điện ảnh... được trẻ em yêu thích. Đây cũng là cách để món món đồ chơi dân gian này có thể tồn tại trong thời buổi cơ chế thị trường.
Sau nhiều thể kỷ đồng hành cùng ngày Tết Trung thu, trong khoảng 2 thập niên trở lại đây, mặt nạ giấy bồi có phần bị lấn át bởi sự xuất hiện của mặt nạ nhựa Trung Quốc, được sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng hơn nhiều.
Sau nhiều thể kỷ đồng hành cùng ngày Tết Trung thu, trong khoảng 2 thập niên trở lại đây, mặt nạ giấy bồi có phần bị lấn át bởi sự xuất hiện của mặt nạ nhựa Trung Quốc, được sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng hơn nhiều.
Trong bối cảnh này, việc mua cho trẻ em những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống thay vì mặt nạ Trung Quốc trong ngày Tết Trung thu là một cách thiết thực để gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
Trong bối cảnh này, việc mua cho trẻ em những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống thay vì mặt nạ Trung Quốc trong ngày Tết Trung thu là một cách thiết thực để gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.

Bạn có thể quan tâm

Khám phá di tích khảo cổ bí ẩn nhất thế giới ở Nam Mỹ

Khám phá di tích khảo cổ bí ẩn nhất thế giới ở Nam Mỹ

Tìm thấy kho tượng cổ quý báu tại đền Ai Cập cổ đại

Tìm thấy kho tượng cổ quý báu tại đền Ai Cập cổ đại

Cây cảnh mini siêu hot, trang trí đẹp, ăn ngon, trồng cực dễ

Cây cảnh mini siêu hot, trang trí đẹp, ăn ngon, trồng cực dễ

 Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Top tin bài hot nhất

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

28/07/2025 12:25
Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

28/07/2025 08:12
Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

28/07/2025 06:42
 Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

28/07/2025 12:50
Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

28/07/2025 07:12

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status