Thời gian cách ly thuốc trừ sâu

(Kiến Thức) - Bất kể loại thuốc trừ sâu (thuốc bảo vệ thực vật) nào ít nhiều cũng có tính độc. Vì vậy, cần có thời gian để phân hủy, còn gọi là thời gian cách ly...

Hỏi: Khi dùng thuốc trừ sâu cho cây trồng, phải để bao lâu mới được thu hoạch? - Trần Thu Hà (Từ Liêm, Hà Nội).
 
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Bất kể loại thuốc trừ sâu (thuốc bảo vệ thực vật) nào ít nhiều cũng có tính độc. Vì vậy, cần có thời gian để phân hủy, còn gọi là thời gian cách ly, nghĩa là sau khi phun thuốc phải có thời gian giãn cách trước thu hoạch để thuốc phân hủy hết. Thời gian cách ly sẽ tùy thuộc vào quy định đối với từng loại thuốc, trên từng loại cây trồng khác nhau.
Ngoài ra, cần phải chú ý dùng đúng thuốc, đúng liều lượng được chỉ định cho loại cây trồng đó. Phun đúng thuốc nhưng liều lượng quá lớn cũng gây tích tụ trong rau và trong đất trồng không thể phân hủy hết được. Cuối cùng là phải đảm bảo đúng quy trình phun cho từng loại thuốc, từng loại cây. Sự vi phạm bất cứ điều nào trong 4 nguyên tắc này cũng gây nhiễm độc rau, cây trồng. 

Xử lý đất cằn do thuốc trừ sâu

- Hỏi: Do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu nên đất nhà tôi bị thoái hóa, cằn cỗi, làm thế nào để khắc phục điều này?
Phùng Bảo Hưng (Thanh Hà, Hải Dương).

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết:
Người ta chỉ xử lý được khi chất bảo vệ thực vật tập trung, ô nhiễm trong đất ở hàm lượng lớn. Khi đó phải tiến hành rửa đất, cải tạo đất.

Xử lý khi hoa bị “tẩm” thuốc trừ sâu

- Khi mua hoa, có thể ngửi để xem hoa có "tưới" thuốc trừ sâu không vì mùi thuốc trừ sâu rất dễ ngửi thấy trên các cánh hoa. Nếu mua về mà ngửi thấy hoa có mùi thuốc trừ sâu thì chỉ cần bỏ ra ngoài trời vài ngày là có thể mang trở lại phòng.

[links()]

Nhờ công nghệ có hoa đẹp

Chúng tôi có mặt tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa cây cảnh, Viện Nghiên cứu rau quả vào đúng thời điểm mọi người đang rộn rã chuẩn bị hoa phục vụ cho dịp Tết. TS Đặng Văn Đông, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Cây cảnh dẫn chúng tôi đi một lượt qua các nhà lưới trồng hoa theo công nghệ cao. Với những nhà lưới rộng mênh mông, từ đây, hàng loạt giống hoa chất lượng cao sẽ được đưa đi phục vụ Tết.

Mưa kim cương và sự thật “điên khùng” trong hệ Mặt trời

(Kiến Thức) - Hệ Mặt trời còn ẩn chứa trong mình rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết được.

Bề mặt của sao Hỏa. Sao Hỏa là vương quốc của những trận bão và lốc xoáy. Chúng thổi bay lớp oxit sắt (nguyên nhân khiến đất trên sao Hỏa có màu đỏ), làm lộ ra màu xám của lớp đất bazan nằm phía dưới.
 Bề mặt của sao Hỏa. Sao Hỏa là vương quốc của những trận bão và lốc xoáy. Chúng thổi bay lớp oxit sắt (nguyên nhân khiến đất trên sao Hỏa có màu đỏ), làm lộ ra màu xám của lớp đất bazan nằm phía dưới.
Hành tinh biến mất. Các nhà thiên văn từ lâu đã phát hiện ra sự khác biệt trong quỹ đạo của những đám khí khổng lồ, đặc biệt là chúng có vẻ như không giống với bất kỳ một mẫu hành tinh nào hình thành sau khi hệ Mặt trời được thành lập. Nhiều giả thuyết cho rằng hệ Mặt trời của chúng ta từng có cả một hành tinh lớn gấp 10 lần Trái đất, có tên gọi Tycho. Hành tinh này dường như đã văng ra khỏi hệ Mặt trời và đi vào không gian từ hàng nhiều tỉ năm trước.
 Hành tinh biến mất. Các nhà thiên văn từ lâu đã phát hiện ra sự khác biệt trong quỹ đạo của những đám khí khổng lồ, đặc biệt là chúng có vẻ như không giống với bất kỳ một mẫu hành tinh nào hình thành sau khi hệ Mặt trời được thành lập. Nhiều giả thuyết cho rằng hệ Mặt trời của chúng ta từng có cả một hành tinh lớn gấp 10 lần Trái đất, có tên gọi Tycho. Hành tinh này dường như đã văng ra khỏi hệ Mặt trời và đi vào không gian từ hàng nhiều tỉ năm trước.