Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng chống IS để đánh… người Kurd

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng cuộc chiến chống IS để tấn công các lực lượng người Kurd ở Iraq và Syria mà nước này vốn coi là hiểm họa lâu dài.

Lực lượng người Kurd ở Syria tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng cuộc chiến chống IS, nã pháo vào một thị trấn biên giới do lực lượng này kiểm soát. Cáo buộc nói trên  bộc lộ vai trò phức tạp của Ankara trong cuộc nội chiến Syria, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công cả phiến quân IS lẫn lực lượng của Đảng Lao động Kurdistan (PKK), một tổ chức bị cấm nhưng đã tham gia các cuộc hòa đàm với Ankara trong năm 2012.
Tho Nhi Ky loi dung chong IS de danh… nguoi Kurd
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ triển khai đối diện với thị trấn Kobane hiện do người Kurd cai quản. 
Theo tuyên bố của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) của người Kurd,  xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ đã nã pháo dồn dập vào các vị trí của YPG ở thị trấn Zur Maghar trong lãnh thổ Syria. Vụ nã pháo này làm bị thương bốn chiến binh của YPG và các đồng minh A-rập.
Trong một tuyên bố, YPG nói: "Thay vì nhắm mục tiêu vào các vị trí do các phần tử khủng bố (Nhà nước Hồi giáo) chiếm giữ, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ lại tấn công các vị trí ở hậu phương của chúng tôi. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ  ngăn chặn hành động  xâm lược này và tuân thủ luật lệ quốc tế. Chúng tôi yêu cầu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt việc bắn vào các chiến binh của chúng tôi và vị trí của họ”.
Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận cáo buộc này. Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng người Kurd ở Syria “vẫn còn nằm ngoài phạm vi của các nỗ lực quân sự hiện nay”.  Ông này nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều tra những gì đã xảy ra ở  Zur Maghar.
Đài quan sát Nhân quyền Syria (SOHR), một tổ chức quan giám sát trụ sở tại London, cũng xác nhận vụ nã pháo vào các vị trí của YPG nói trên.
Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả vụ đánh bom tự sát do IS tiến hành  tại thị trấn của Suruç làm  32 người chết và 100 người bị thương  bằng không kích các mục tiêu IS ở Syria  và các căn cứ của PKK ở Iraq. Đáng nói là các chiến binh PKK đang nổi lên là một lực lượng được Mỹ “ủy thác” đánh phiến quân IS.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria xem ra là kết quả của một thỏa thuận ngầm với Mỹ để tạo ra "vùng cấm bay" dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.  Đây chính là một mục tiêu lâu dài của Ankara và lực lượng nổi dậy Syria đang tìm cách lật đổ chế độ của Tổng thống  Assad.
Báo The New York Times nhận định:  “Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà lãnh đạo phe đối lập Syria  mô tả thỏa thuận (Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ) này chính là điều mà họ từ lâu đã tìm kiếm để chống lại chế độ Assad và thiết lập một vùng cấm bay gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Họ muốn có một khu vực như vậy để hạn chế các cuộc không kích của chính phủ Syria, cho phép người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi hương và tạo ra vùng đệm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng có chiến sự ở Syria. Họ gọi là kế hoạch mới này là thiết lập một ‘vùng an toàn’ giúp họ có thể đạt được một số mục tiêu...”
Quân nổi dậy Syria cũng nhưnhững  ủng hộ trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi  kế hoạch này là một bước tiến tới việc thành lập một khu vực “an toàn”, không sợ bị Nhà nước Hồi giáo hoặc lực lượng chính phủ Syria tấn công.
Tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ  Mevlut Cavusoglu giải thích rằng sau khi kế hoạch nói trên được thực thi,  các "vùng an toàn sẽ được hình thành một cách tự nhiên" và người tị nạn Syria có thể trở về các “vùng an toàn” này.
Nhưng báo The New York Times lưu ý rằng các phần tử nổi dậy Syria và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm cách đạt bằng được mục tiêu này và “gây hại” cho  YPG, một lực lượng đang trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống IS ở Syria.

Nhật Bản vạch trần “tim đen” Trung Quốc ở Biển Đông

Cựu Phó Đô đốc Nhật Bản Yoji Koda vạch trần "tim đen" Trung Quốc ở Biển Đông, với mưu đồ hình thành tam giác quân sự Phú Lâm - Đá Chữ Thập - Scarborough.

Trong hai ngày 22-23/7, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc tế thuộc Đại học Meiji (Nhật Bản) đã chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác quốc tế vì hòa bình và ổn định tại vùng biển Châu Á”, trong đó tập trung bàn về tranh chấp và đề ra các giải pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Biển Đông.
Nhat Ban vach tran
Cựu Phó Đô đốc Yoji Koda: Trung Quốc có mưu đồ hình thành tam giác quân sự Phú Lâm-Đá Chữ Thập-Scarborough.
Trong bài phát biểu với tư cách là diễn giả chính, cựu Phó Đô đốc, Tư lệnh hạm đội lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản Yoji Koda vạch trần tim đen của Trung Quốc ở Biển Đông, khi phân tích nguyên nhân, ý đồ và quá trình xây dựng đảo quy mô lớn tại Biển Đông của Trung Quốc. Theo ông Yoji Koda, không dừng lại ở việc triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực bắc và trung Biển Đông với căn cứ quân sự ở Tam Á và đảo Phú Lâm, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ biến đá Chữ Thập thành một cơ sở chủ chốt tại khu vực nam Biển Đông, có khả năng tiếp nhận các máy bay và tàu biển cỡ lớn.

Ba cách ngăn Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc đắp "đảo nhân tạo" ở quần đảo Trường Sa khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu Trung Quốc có chuẩn bị gây cú sốc ADIZ ở Biển Đông?

Tổng biên tập tạp chí The National Interest, ông Harry J. Kazianis, cho rằng dự án bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo gần đây của Trung Quốc là một trong những nỗ lực tạo dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho việc tuyên bố về ADIZ trong vòng vài năm tới. Nếu các bên hữu quan không hành động nghiêm túc nhằm thay đổi tính toán của Bắc Kinh và không thách thức các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo đó, việc Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông gần như chắc chắn xảy ra.
Ba cach ngan Trung Quoc thiet lap ADIZ o Bien Dong
 Chiến đấu cơ J-10 có thể hạ cất cánh ở đường băng sân bay mà Trung Quốc đang xây dựng ở Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo nhà phân tích Harry J. Kazianis, việc Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông vào năm 2013 và những động thái có thể có dẫn tới việc tuyên bố ADIZ trên Biển Đông cần được nhìn nhận là một trong những động thái nhằm đẩy Mỹ và các lực lượng đồng minh ra khỏi “các vùng biển gần” của Trung Quốc và các khu vực mà nước này nói là có “lợi ích cốt lõi”.

Không kích IS, Thổ Nhĩ Kỳ “né” quân của Tổng thống Assad

(Kiến Thức) - Để xoa dịu Iran và Nga, trong các cuộc không kích IS ở Syria, Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách né tránh lực lượng của Tổng thống Assad.

Sau đợt không kích IS thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 25/7, Ankara và Washington đã nhất trí thiết lập một vùng an toàn hay vùng cấm bay ở miền bắc Syria.
Vùng an toàn thể hiện sự nhượng bộ đáng kể của Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ đối với Iran, nhằm đạt được sự hợp tác của Tehran trong chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo IS của Ankara bắt đầu ngày 24/7. Thỏa thuận cam kết không sử dụng chiến dịch này để tạo bất kỳ lợi thế nào cho phiến quân chống Tổng thống Syria Basha al-Assad.