Nhật Bản vạch trần “tim đen” Trung Quốc ở Biển Đông

Cựu Phó Đô đốc Nhật Bản Yoji Koda vạch trần "tim đen" Trung Quốc ở Biển Đông, với mưu đồ hình thành tam giác quân sự Phú Lâm - Đá Chữ Thập - Scarborough.

Trong hai ngày 22-23/7, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc tế thuộc Đại học Meiji (Nhật Bản) đã chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác quốc tế vì hòa bình và ổn định tại vùng biển Châu Á”, trong đó tập trung bàn về tranh chấp và đề ra các giải pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Biển Đông.
Nhat Ban vach tran
Cựu Phó Đô đốc Yoji Koda: Trung Quốc có mưu đồ hình thành tam giác quân sự Phú Lâm-Đá Chữ Thập-Scarborough.
Trong bài phát biểu với tư cách là diễn giả chính, cựu Phó Đô đốc, Tư lệnh hạm đội lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản Yoji Koda vạch trần tim đen của Trung Quốc ở Biển Đông, khi phân tích nguyên nhân, ý đồ và quá trình xây dựng đảo quy mô lớn tại Biển Đông của Trung Quốc. Theo ông Yoji Koda, không dừng lại ở việc triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực bắc và trung Biển Đông với căn cứ quân sự ở Tam Á và đảo Phú Lâm, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ biến đá Chữ Thập thành một cơ sở chủ chốt tại khu vực nam Biển Đông, có khả năng tiếp nhận các máy bay và tàu biển cỡ lớn.
Nếu ý đồ này thành hiện thực, Bắc Kinh sẽ biến khả năng kiểm soát thực tế từ “điểm” sang “tuyến”, kéo dài 900km từ đảo Phú Lâm tới quần đảo Trường Sa, giành ưu thế rõ rệt  trong cán cân quân sự tại khu vực. Cựu Phó Đô đốc Nhật Bản Koda Yoji cho rằng nếu cộng đồng quốc tế không lên tiếng mạnh mẽ, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ mở rộng căn cứ quân sự tại bãi cạn Scarborough, hình thành khu vực tam giác Phú Lâm - Đá Chữ Thập -Scarborough nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Về yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, ông Yoji Koda cho rằng đây là chủ trương "không đếm xỉa" tới luật pháp quốc tế và sẽ làm đảo lộn trật tự hàng hải quốc tế. Ông Koda Yojji cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc ráo riết thay đổi hiện trạng bằng vũ lực sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng tại khu vực, đồng thời kêu gọi dư luận cảnh giác với ý đồ của Trung Quốc trong việc hạn chế tự do đi lại ở Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ông Yoji  Koda cho rằng mục đích đầu tiên của Trung Quốc là đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Biển Đông. Biển Đông là chiến trường chính để Trung Quốc tập trung cạnh tranh với Mỹ vì Bắc Kinh chưa đủ khả năng cạnh tranh với Washington tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Từ những năm 1990, Trung Quốc đã tập trung sức mạnh để chuẩn bị cho mục tiêu kiểm soát khu vực Biển Đông. Trung Quốc đưa ra yêu sách “đường 9 đoạn”, đòi chủ quyền đối với rất nhiều đảo. Tại những điểm không có đảo, Trung Quốc biến bãi đá ngầm, rạn san hô thành “đảo nhân tạo” để dễ bề sử dụng.
Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong năm 1974 và kiểm soát quần đảo này cũng như khu vực phía bắc Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa có khả năng kiểm soát phía nam Biển Đông do chưa chiếm được một hòn đảo nào. Việc lấp bãi đá ngầm, rạn san hô thành đảo là nhằm mục đích xây dựng căn cứ quân sự, giành ưu thế quân sự trước các nước tuyên bố chủ quyền ở phía nam Biển Đông.
Theo ông Yoji Koda, Biển Đông cách khá xa Nhật Bản nên nhiều người Nhật quan tâm diễn biến tại Biển Hoa Đông hơn. Vấn đề lớn nhất tại Biển Đông là Trung Quốc không đếm xỉa tới luật pháp quốc tế, vi phạm các quy tắc của Liên hợp quốc (LHQ), làm đảo lộn trật tự và Nhật Bản không chấp nhận việc đó. Thứ hai là vấn đề kinh tế, Biển Đông là tuyến vận tải biển quan trọng nên nếu Trung Quốc kiểm soát sẽ ảnh hưởng tới Nhật Bản. Thứ ba, Nhật là đồng minh của Mỹ bởi vậy Tokyo có trách nhiệm hỗ trợ Mỹ trong các hoạt động tại Biển Đông. Các đạo luật an ninh mới được Hạ viện thông qua sẽ mở đường cho Nhật Bản hỗ trợ hoạt động của Mỹ tại Biển Đông hiệu quả hơn hiện nay, đóng góp vào hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Về tình hình Biển Đông thời gian tới, cựu Phó Đô đốc Yoji Koda cho rằng rất khó dự đoán. Năm ngoái, Trung Quốc đưa giàn khoan và năm nay họ đẩy mạnh xây dựng “đảo nhân tạo” ở Biển Đông. Nếu cộng đồng quốc tế không lên tiếng phản đối mạnh mẽ, Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng trái phép trên các “đảo nhân tạo” mà nước này bồi đắp trái phép.

Ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trả lời phỏng vấn của báo Nikkei, giáo sư Shi Yinhong của Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói toạc ra ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông.

Báo Nikkei số ra ngày 22/7 đã đăng trả lời phỏng vấn của giáo sư  Shi Yinhong giảng dạy tại Trường Nghiên cứu Quốc tế trực thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh. 
Ba ly do Trung Quoc dap dao trai phep o Bien Dong
Giáo sư Shi Yinhong nói toạc ra ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông.
Trả lời câu hỏi  vì sao Trung Quốc đắp đảo trái phépBiển Đông và xây dựng các công trình trên đó, giáo sư Shi Yinhong ngang ngược nói: “Có ba lý do. Thứ nhất  là để ngăn chặn Mỹ tiến hành  giám sát tầm gần. Thứ hai là để xua đuổi Philippines và Việt Nam khỏi  các đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Thứ ba, Trung Quốc hy vọng đảm bảo tuyến đường cung cấp năng lượng đi qua  Nam Hải (Biển Đông)  thông qua các biện pháp này (thông qua các ‘đảo nhân tạo’ và các công trình quân sự trên đó)”.
Về kết quả  Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ hồi tháng 6/2015 ở Washington, giáo sư Shi Yinhong  nói : “Trong một hai năm gần đây, do các sự cố tin tặc và cải tạo đất (thực chất là Trung Quốc hút cát đắp đảo trái phép, biến bãi đá ngầm rạn san hô thành đảo nhân tạo) ở Biển Đông, quan hệ Trung-Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn trước. Mặc dù đã hợp tác thành công về Thỏa thuận hạt nhân Iran và hợp tác ba bên ở Afghanistan, nhưng hai bên (Trung Quốc và Mỹ)  vẫn cạnh tranh với  nhau vì thiếu tin tưởng lẫn nhau”.

Nhật Bản can dự nhiều hơn vào tranh chấp Biển Đông

(Kiến Thức) - Cuộc diễn tập hải quân nhỏ ở Philippines báo hiệu một sự kiện lớn và đó là Nhật Bản can dự vào tranh chấp giành quyền kiểm soát Biển Đông.

Hãng tin AP ngày 23/6 tường thuật rằng tham gia cuộc diễn tập với Philippines có một máy bay trinh sát P-3C và khoảng 20 binh sĩ Nhật Bản.
Nhat Ban can du nhieu hon vao tranh chap Bien Dong
Máy bay P-3C là một công cụ đắc lực của lực lượng tàu ngầm Nhật Bản.
Cuộc diễn tập diễn ra ở ngoài khơi đảo Palawan, một địa điểm có tầm quan trọng chiến lược, không xa các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp giữa nhiều nước, trong đó có Philippines và Trung Quốc.