Thịt lợn, rau xanh đắt hàng trước giờ bão Wipha đổ bộ

Trước thời điểm bão số 3 ảnh hưởng đến Hà Nội, sáng ngày 22/7, nhiều người dân tranh thủ đi chợ sớm, chủ động mua thực phẩm, đồ khô để dự trữ.

Theo ghi nhận của phóng viên Tri thức & Cuộc sống, tại các khu chợ dân sinh ở Hà Nội, sức mua tăng cao hơn ngày thường, đặc biệt là với nhóm hàng thiết yếu như rau xanh, thịt lợn.

Chị Lâm (bán thịt tại một khu chợ ở xã Đại Thanh, Hà Nội) cho biết: "Theo dự báo trưa nay bão sẽ về đến Hà Nội, từ sáng sớm tôi chủ động lấy thịt lợn nhiều hơn mọi hôm. Mọi ngày, tôi chỉ lấy thịt và sườn, nhưng nay lấy thêm lòng lợn, lưỡi về bán. Bắt đầu từ 6h sáng, đã có nhiều khách đến mua thịt. Khách cũng không mua quá nhiều, người ít 5 lạng, người nhiều 2 - 3 kg. Đông khách nên khoảng 9h30 sáng tôi gần như đã hết 3/4 hàng".

bao11.jpg
Thịt lợn là thực phẩm đắt khách trước bão. Ảnh: Hoàng Minh

Tương tự, chị Loan, bán rau củ tại xã Đại Thanh (Hà Nội) cũng hết hàng sớm hơn mọi ngày. Khoảng 9h sáng, chị Loan chỉ còn các loại củ quả như bí, khoai tây, cà chua... Các loại rau xanh phổ biến như rau cải, mồng tơi, rau khoai lang, rau muống hết sạch, chỉ còn vài mớ héo.

bao9.jpg
9h30 sáng, quầy rau xanh của chị Loan chỉ còn lác đác vài mớ xấu. Ảnh: Hoàng Minh

Đi chợ từ 6h30 sáng, chị Phan Lưu ghé chợ Đại Thanh mua thực phẩm cho cả gia đình trước khi đi làm. Chị Lưu chia sẻ: "Tôi tranh thủ đi chợ mua số lượng nhiều hơn, đủ ăn trong 2 ngày vì sợ mưa to. Tôi chủ yếu mua ít thịt với rau, thêm ít bánh mì và đồ bánh kẹo cho bọn trẻ. Tôi đi sớm nên chợ không quá đông, vẫn mua được nhiều đồ tươi".

Tại một cửa hàng WinMart+ ở Hà Nội, nguồn cung khá dồi dào. Khách mua đông hơn ngày thường, trong đó, kệ rau xanh đắt hàng hơn cả. Nhiều kệ gần như đã trống trơn.

bao2.jpg
Thịt lợn vẫn dồi dào tại một cửa hàng WinMart+ ở Hà Nội sáng 22/7. Ảnh: Hoàng Minh
bao4.jpg
bao3.jpg
Nhiều kệ rau xanh chỉ còn lác đác. Ảnh: Hoàng Minh

Dù trước thông tin mưa bão song giá cả tại chợ không có nhiều thay đổi. Chị Mai (một người bán rau tại phường Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Bão gió ai cũng lo, từ hôm qua tôi bán đắt hàng hơn nhưng vẫn giữ giá cũ, không tăng giá. Nhiều khách quen gọi điện đặt hàng từ tối qua, sáng nay chỉ việc đến lấy".

Nhằm ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai bất thường, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định đời sống nhân dân, Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa phục vụ công tác cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân khi có sự cố, thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố trong năm 2025.

Theo đó, thành phố Hà Nội sẽ thực hiện dự trữ hàng hóa theo phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Các địa phương chủ động chuẩn bị nguồn hàng thiết yếu trong 7 ngày. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương, thành phố sẽ triển khai hỗ trợ khẩn cấp.

Dự kiến, các loại hàng hóa được chuẩn bị bao gồm: lương thực (gạo, mì ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô), nước sạch đóng chai, thực phẩm chế biến, sữa hộp, nến thắp sáng và các vật dụng thiết yếu khác. Tổng khối lượng hàng hóa đủ phục vụ cho khoảng 250.000 người trong 7 ngày, với tổng kinh phí tạm tính là 122,7 tỷ đồng.

Bão Wipha sắp đổ bộ đất liền, nhiều tỉnh thành có mưa rất to

Mưa lớn tập trung tại các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Các địa phương khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cũng có thể ghi nhận lượng mưa lớn.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 9h vị trí tâm bão vào khoảng 20.2 độ Vĩ Bắc; 106.5 độ Kinh Đông, cách Hải Phòng khoảng 70 km về phía Đông Nam, cách Hưng Yên khoảng 10 km về phía Đông, cách Ninh Bình khoảng 25 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất: Cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.

capture.png
Dự báo đường đi và hướng di chuyển của tâm bão.

Cận cảnh hàng trăm ô tô quây lại trước tòa chung cư Hà Nội tránh bão Wipha

Để tránh thiệt hại, người dân thủ đô sớm chủ động chằng, chống nhà cửa và bảo vệ tài sản trước khi cơn bão Wipha đổ bộ vào đất liền.

Từ chiều 21/7, vài giờ trước khi cơn bão Wipha đổ bộ vào đất liền, hàng loạt cửa hàng đóng cửa, các tuyến phố Hà Nội vắng vẻ hơn thường lệ do nhiều cơ quan, công sở, trường học đều tan sớm. Theo ghi nhận của Tri Thức - Znews, nhiều cơ sở kinh doanh, khu chung cư và người dân sớm có những biện pháp gia cố nhà cửa và tài sản để tránh thiệt hại do bão.
Từ chiều 21/7, vài giờ trước khi cơn bão Wipha đổ bộ vào đất liền, hàng loạt cửa hàng đóng cửa, các tuyến phố Hà Nội vắng vẻ hơn thường lệ do nhiều cơ quan, công sở, trường học đều tan sớm. Theo ghi nhận của Tri Thức - Znews, nhiều cơ sở kinh doanh, khu chung cư và người dân sớm có những biện pháp gia cố nhà cửa và tài sản để tránh thiệt hại do bão.
Lúc 18h40, nhân viên một showroom ở khu đô thị Thành phố Giao lưu (phường Phú Diễn) khẩn trương gia cố văn phòng để chống bão. Các thanh gỗ lớn được dựng lên trước cửa kính và chặn lại bằng nhiều thanh thép, bao tải cát. Ôtô được di chuyển vào trong, cách xa cửa để đảm bảo an toàn.
Lúc 18h40, nhân viên một showroom ở khu đô thị Thành phố Giao lưu (phường Phú Diễn) khẩn trương gia cố văn phòng để chống bão. Các thanh gỗ lớn được dựng lên trước cửa kính và chặn lại bằng nhiều thanh thép, bao tải cát. Ôtô được di chuyển vào trong, cách xa cửa để đảm bảo an toàn.

Chợ dân sinh, siêu thị tại Hà Nội “cháy hàng” trước bão Yagi

Thông tin siêu bão Yagi sẽ đổ bộ đất liền từ chiều 7/9, gây mưa rất lớn, nguy cơ ngập lụt diện rộng, nhiều người dân Hà Nội đã vội vã đổ đi mua thực phẩm tích trữ.

Cho dan sinh, sieu thi tai Ha Noi “chay hang” truoc bao Yagi
Sáng 6/9, nhiều chợ dân sinh và siêu thị ở Hà Nội đón lượng khách đông đột xuất. Hầu hết mọi người đều đổ đi mua tích trữ thực phẩm để phòng tránh siêu bão Yagi sắp đổ bộ đất liền. Ảnh: Plo