Thiếu tiền, Mỹ cho nghỉ hưu tàu ngầm hạt nhân

(Kiến Thức) - Do chi phí tăng quá cao, Hải quân Mỹ quyết định cho nghỉ hưu tàu ngầm hạt nhân USS Miami bị hư hỏng do hỏa hoạn xảy ra vào năm ngoái.

Trong một động thái gây bất bình cho các thủy thủ tàu ngầm, Hải quân Mỹ đã đưa ra kết luận, chi phí để sửa chữa các tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Miami (bị hư hỏng nghiêm trọng khi bị hỏa hoạn hồi năm ngoái) là quá lớn và không thể chấp nhận. Con tàu sẽ được cho nghỉ hưu và phá dỡ.
“Quyết định này rất khó khăn, nhưng chúng tôi buộc phải làm thế. Nếu được sửa chữa, tàu ngầm Miami có thể phục vụ thêm 10 năm nữa. Nhưng chúng tôi buộc phải cho nó nghỉ hưu để có thêm ngân sách phục vụ các hoạt động khác của hải quân”, Phó Đô đốc Rick Breckenridge, Chỉ huy tác chiến tàu ngầm của Lầu Năm Góc phát biểu.
Tàu ngầm hạt nhân USS Miami.
 Tàu ngầm hạt nhân USS Miami.
Năm ngoái, Hải quân Mỹ ước tính rằng việc sửa chữa tàu ngầm USS Miami sẽ tốn kém ít nhất 450 triệu USD, và đã có ít nhất 94 triệu USD được chi ra cho công việc này. Nhưng sau khi tiến hành kiểm tra lại, đánh giá thiệt hại, thì con số này tăng thêm nhiều.
“Việc chi phí sửa chữa tăng lên đến mức khó chấp nhận, dẫn đến chúng tôi sẽ không nhận được 390 triệu USD còn lại nữa. Nếu chi tiền cho việc sửa chữa tàu ngầm Miami, chúng tôi sẽ không còn tiền cho các hạm đội”, Phó Đô đốc Rick Breckenridge cho biết.
Do thiếu tính toán trước, Hải quân Mỹ đã bỏ qua những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài gây ra cho con tàu. Những vết nứt đã bị xé toác ra, thiệt hại lớn hơn nhiều so với ước đoán ban đầu.
Casey James Fury, một công nhân đóng tàu ở Portsmouth, bang New Hampshire, đã bị kết án tù 17 năm sau khi thừa nhận phóng hỏa tàu ngầm Miami, khi nó đang trải qua cuộc đại tu kéo dài 20 tháng tại xưởng đóng tàu tại Kitterny, bang Maine hồi tháng 5/2012.
Ngày 23/5/2012, khi đang trải qua cuộc đại tu kéo dài 20 tháng tại xưởng đóng tàu ở Kitterny (bang Maine), tàu ngầm hạt nhân USS Miami bất ngờ phát hỏa. Hơn 100 nhân viên cứu hỏa đã phải mất 12 giờ mới dập tắt được đám cháy trên tàu ngầm Miami. Vụ hỏa hoạn đã khiến 7 người đã bị thương trong vụ hỏa hoạn.
Ngọn lửa đã làm hư hỏng nặng con tàu, nhưng rất may mắn là các vũ khí đã được chuyển đi, và lửa không lan đến lò phản ứng hạt nhân.
Vụ hỏa hoạn ngày 23/5 năm ngoái tại Kitterny (bang Maine).
 Vụ hỏa hoạn ngày 23/5 năm ngoái tại Kitterny (bang Maine).
Thủ phạm nhanh chóng được xác nhận là công nhân nhà máy Casey James Fury vì quá mệt mỏi và bất bình với công việc hiện tại đã tự phóng hỏa đốt tàu. Người này đã bị tuyên phạt 17 năm tù giam.
Trong năm ngoái, Hải quân Mỹ thông báo có ý định sửa chữa Miami để đưa nó trở lại phục vụ vào năm 2015. Hải quân cho hay việc sửa chữa sẽ giúp con tàu 22 năm tuổi phục vụ thêm 10 năm nữa. Việc sửa chữa dự kiến kết thúc ngày 30/4/2015, nhưng đã bị dừng vĩnh viễn vì … thiếu tiền!
USS Miami thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Los Angeles có lượng giãn nước toàn tài 6.146 tấn, dài 110,3m, rộng 10m, thủy thủ đoàn 98 người. Tàu được thiết kế với 4 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm và 12 ống phóng thẳng đứng để phóng tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk.

Seawolf: sát thủ diệt tàu ngầm hạt nhân Nga

Đầu những năm 1980, với mục đích tìm kiếm loại tàu ngầm tốc độ cao nhằm săn lùng siêu tàu ngầm hạt nhân Typhoon và Akula của Hải quân Liên Xô trong môi trường biển sâu, hãng General Dyanmics Electric Boat đã phát triển lớp tàu Seawolf (sói biển).

Nhận diện vũ khí Israel trong Quân đội Việt Nam

(Kiến Thức) - Bên cạnh vũ khí Nga truyền thống, trong những năm gần đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã mua sắm sử dụng thêm các loại vũ khí do Israel sản xuất.

Lực lượng sử dụng nhiều vũ khí Israel nhất trong quân đội ta có lẽ là Binh chủng Hải quân đánh bộ thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, các chiến sĩ binh chủng tinh nhuệ này sử dụng một số loại súng do hãng Israel Military Industries (IMI) sản xuất.
 Lực lượng sử dụng nhiều vũ khí Israel nhất trong quân đội ta có lẽ là Binh chủng Hải quân đánh bộ thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, các chiến sĩ binh chủng tinh nhuệ này sử dụng một số loại súng do hãng Israel Military Industries (IMI) sản xuất.
Trong ảnh là chiến sĩ thuộc Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 cầm trên tay khẩu súng trường tiến công TAR-21 (tên viết tắt cụm từ Tavor Assault Rifle – 21st Century dịch là súng trường tiến công Tavor thế kỷ 21) do IMI sản xuất và đưa vào sử dụng trong năm 2001. Khẩu TAR-21 thiết kế theo kiểu “bullpup” tức toàn bộ khối đạn, bệ khóa nòng nằm sau cò súng. Súng có tốc độ bắn từ 750-900 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 550mm.
 Trong ảnh là chiến sĩ thuộc Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 cầm trên tay khẩu súng trường tiến công TAR-21 (tên viết tắt cụm từ Tavor Assault Rifle – 21st Century dịch là súng trường tiến công Tavor thế kỷ 21) do IMI sản xuất và đưa vào sử dụng trong năm 2001. Khẩu TAR-21 thiết kế theo kiểu “bullpup” tức toàn bộ khối đạn, bệ khóa nòng nằm sau cò súng. Súng có tốc độ bắn từ 750-900 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 550mm.

Tây Ban Nha nhờ Mỹ sửa lỗi tàu ngầm “tự sát”

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha, Công ty đóng tàu Navantia (Tây Ban Nha) vừa ký hợp đồng với hãng General Dynamics Electric Boat (Mỹ) sửa chữa tàu ngầm phi hạt nhân S-80 có trọng lượng quá lớn và không thể nổi lên mặt nước sau khi lặn xuống biển.