Thiếu giáo viên vẫn phải giảm biên chế

Nghịch lý thiếu giáo viên nhưng vẫn phải giảm biên chế theo quy định đang diễn ra tại các tỉnh Tây Nguyên.
 

Học sinh tăng, giáo viên thiếu…
Trường mầm non Hoa Mai (ở xã vùng sâu Đắk Ha, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông) vào năm học này tăng thêm 100 học sinh so với năm trước, thành 600 cháu, giáo viên (GV) thiếu từ 15-18 người nên Ban giám hiệu phải dồn mỗi lớp lên 50 học sinh. Cách đó không xa, trường tiểu học Nguyễn Trãi cũng trong tình trạng tương tự, thiếu khoảng 8 GV nên chỉ bố trí cho học sinh học một buổi, đợi khi nào có thêm GV mới có thể dạy hai buổi theo yêu cầu.
Thieu giao vien van phai giam bien che
 GV hợp đồng ở huyện Buôn Ðôn (tỉnh Ðắk Lắk) trong giờ dạy học.
Theo Phòng GD-ĐT huyện Đắk G’long, năm học mới toàn huyện có khoảng 542 lớp với 17.600 học sinh ở các cấp học, tăng 18 lớp và 850 học sinh. Việc tăng sĩ số học sinh dẫn tới thiếu tới 290 GV, trong đó thiếu 208 GV mầm non, 41 tiểu học và 42 THCS.
Không chỉ Đắk G'long, tình trạng thiếu giáo viên cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác ở tỉnh Đắk Nông như: Thị xã Gia Nghĩa thiếu 95, huyện Krông Nô thiếu 78, huyện Đắk Song thiếu 77… Theo thống kê của Sở GD-ĐT Đắk Nông, năm học mới toàn tỉnh có khoảng 167.000 học sinh các cấp, tăng khoảng 7.600 học sinh so với năm học trước. Để đáp ứng số học sinh tăng này, tỉnh cần thêm 650 GV.
Tại huyện Krông Bông (Đắk Lắk), năm học này cũng thiếu tới 175 GV, trong đó bậc mầm non thiếu 124 GV, tiểu học 32 và THCS 19. Còn TP. Buôn Ma Thuột lại đang thiếu giáo viên cục bộ do lượng học sinh vào lớp 1 năm học này tăng tới 1.200 cháu so với năm học trước, trong khi biên chế giáo viên vẫn như cũ.
Ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết: Để đáp ứng chương trình dạy học mới đối với bậc mầm non (theo Thông tư 06 của Bộ GD - ĐT), hiện toàn tỉnh thiếu khoảng 1.000 GV và 1.400 nhân viên mầm non. Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có tờ trình đề nghị Bộ Nội vụ xem xét bổ sung số biên chế này cho ngành giáo dục địa phương nhưng đến nay chưa được phản hồi. Mới đây, tỉnh cũng xin thêm 54 biên chế giáo dục cho tất cả các bậc học, đến nay chưa thấy Bộ Nội vụ trả lời. Theo ông Khoa, một trong những nguyên dẫn đến tình trạng này là do công tác tuyển dụng, hợp đồng GV từ cấp THCS trở xuống được phân cấp cho cấp quận, huyện. Ngành giáo dục không nắm được tổng thể biên chế (đã bị giao cho ngành nội vụ cấp huyện) nên xảy ra tình trạng thừa - thiếu cục bộ. Tại nhiều trường ở trung tâm, GV dư quá nhiều trong khi các trường vùng sâu lại thiếu trầm trọng.
Phải giảm biên chế dù thiếu giáo viên
Ngành GD-ĐT các tỉnh Tây Nguyên đều thiếu GV nhưng theo quy định chung, năm 2018 địa phương nào cũng phải giảm biên chế ngành giáo dục. Theo đó, năm 2018 Đắk Lắk phải giảm hơn 400 biên chế toàn ngành, Đắk Nông phải giảm 31 biên chế (bậc THPT)… Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai cho biết toàn tỉnh còn thiếu hơn 2.200 GV. Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, ngành giáo dục Gia Lai đã tiến hành sáp nhập gần 60 đơn vị trường học, dồn hơn 200 lớp học để tiết kiệm nhân sự, đảm bảo chất lượng dạy và học. Mặc dù thiếu GV so với định mức, tỉnh Gia Lai vẫn đang xem xét cắt giảm 1.456 GV hợp đồng trong năm 2018.
Một trong những địa phương phải sắp xếp, luân chuyển nhiều nhất là huyện Krông Pắk - nơi đang chấm dứt hợp đồng với hơn 500 GV dôi dư do ba nhiệm kỳ Chủ tịch UBND huyện làm sai. Theo tìm hiểu của PV, nhiều trường ở thị trấn Phước An hoặc trung tâm các xã sau khi đã “cắt” GV hợp đồng vẫn còn dư rất nhiều biên chế.
Theo ông Khoa, một trong những nguyên dẫn đến tình trạng này là do công tác tuyển dụng, hợp đồng GV từ cấp THCS trở xuống được phân cấp cho cấp quận, huyện. Ngành giáo dục không nắm được tổng thể biên chế (đã bị giao cho ngành nội vụ cấp huyện) nên xảy ra tình trạng thừa - thiếu cục bộ. Tại nhiều trường ở trung tâm, GV dư quá nhiều trong khi các trường vùng sâu lại thiếu trầm trọng.

Thầy cúng ra sông làm lễ, trượt chân ngã xuống nước tử vong

(Kiến Thức) -  Một thầy cúng ra bờ sông làm lễ nhưng không may bị trượt chân ngã xuống sông Hồng, bị nước cuốn mất tích.

Chiều ngày 23/9, trao đổi với PV Kiến thức, lãnh đạo UBND thị trấn Phố Lu (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện thi thể một thầy cúng bị trượt chân ngã xuống nước tử vong.
Theo thông tin ban đầu, sáng sớm cùng ngày người dân đi đánh cá phát hiện thi thể một người đàn ông trôi trên Sông Hồng, đoạn qua thị trấn Phố Lu nên kéo vào bờ, rồi thông báo chính quyền địa phương.

Hôm nay xét xử cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Kiến Thức) - Hôm nay (24/9), phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Đặng Thanh Bình (cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cùng đồng phạm về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” sẽ diễn ra.

Theo thông tin từ TAND cấp cao tại TP.HCM, hôm nay (24/9), phiên tòa xét xử cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam - ông Đặng Thanh Bình (phiên phúc thẩm) cùng đồng phạm về tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” sẽ diễn ra tại TP.HCM.

Trước đó, trong phiên xét xử sơ thẩm ông Bình cùng 4 đồng phạm bắt đầu từ sáng 26/6, cấp sơ thẩm cho rằng, với tư cách Phó Thống đốc phụ trách cơ quan thanh tra giám sát NHNN, ông Bình là người đứng đầu, có quyền hạn cao nhất nên phải chịu trách nhiệm nghiêm khắc trước sai phạm liên quan đến việc tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (tiền thân Ngân hàng xây dựng VNCB, nay là CB).

Lớp học miễn phí giữa lòng hồ thủy điện của sư thầy

Mùa mưa, nước lòng hồ thủy điện Trị An dâng cao, cỏ cây bên bờ chết úng nên dân gọi mùa nước "thúi". Đường ngập, bè nổi trên hồ nên việc học hành cũng chòng chành theo con sóng.

Lop hoc mien phi giua long ho thuy dien cua su thay
Làng vạn chài trên hồ Trị An ở khu vực xã Thanh Sơn (huyện Định Quán, Đồng Nai) có khoảng 35 hộ gia đình. Họ là những người Việt trở về từ vùng Biển Hồ Campuchia nhiều năm trước. Ở đây, cuộc sống ngư dân phụ thuộc vào việc đánh bắt hải sản trên hồ. Do cách xa trung tâm, hộ khẩu chưa rõ ràng, người dân không có giấy tờ tùy thân nên những đứa trẻ lớn lên tại đây không thể nhập học.