Thiệt hại nghìn tỷ vì ngừng bay Trung Quốc, Hàng không Việt mở đường bay mới bù lỗ

(Kiến Thức) - Trước diễn biến phức tạp của dịch virus Corona và việc các đường bay “vàng” tạm thời đóng cửa đã buộc một số hãng hàng không Việt phải mở đường bay mới đến thị trường quốc tế để tạm thay thế.

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trước khi có dịch virus Corona, thị trường hàng không Việt Nam - Trung Quốc có 14 hãng của cả hai nước tham gia khai thác. Trong đó, 11 hãng Trung Quốc và 3 hãng nội địa là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air khai thác 72 đường bay từ 5 điểm tại Việt Nam đến 48 điểm tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, giai đoạn từ ngày 23/1/2020 (tức sau khi có thông tin dịch virus Corona), Cục Hàng không Việt Nam đã hủy toàn bộ phép bay khai thác từ Việt Nam đi/đến Vũ Hán. Đến ngày 1/2/2020, hủy toàn bộ phép bay đã cấp và không cấp phép bay mới cho các hãng hàng không hai nước khai thác các đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong giai đoạn 1-7/2, tức 1 tuần sau khi dừng khai thác các đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc, tổng sản lượng khách của hàng không Việt đạt 1,95 triệu khách, giảm 4,5% so với cùng kỳ 2019, trong đó thị trường quốc tế giảm 14,1%.
Thiet hai nghin ty vi ngung bay Trung Quoc, Hang khong Viet mo duong bay moi bu lo
 Chiếc máy bay Airbus A321 số hiệu chuyến bay HVN68 của Vietnam Airlines tới Vũ Hán đón 30 công dân Việt Nam về nước. (Ảnh:Vietnam Airlines). 
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, thị trường Trung Quốc đang chiếm khoảng hơn 18% thị trường quốc tế. Riêng với các hãng hàng không trong nước, thị trường này chiếm tới 26,1% sản lượng vận chuyển quốc tế. Việc dừng khai thác thị trường này khiến các hãng hàng không Việt Nam mất khoảng 400.000 khách/tháng.
Đặc biệt, từ 30/1 - 6/2/2020, cổ phiếu của hai hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air đã mất giá mạnh do diễn biến phức tạp của dịch cúm corona khiến mỗi hãng mất khoảng 10.000 tỷ đồng vốn hóa thị trường.
Thiet hai nghin ty vi ngung bay Trung Quoc, Hang khong Viet mo duong bay moi bu lo-Hinh-2
 Tiếp viên hàng không đeo mặt nạ trên chuyến bay từ Bắc Kinh đến Vũ Hán, tâm dịch virus Corona. (Ảnh: Simon Song).
Trước diễn biến phức tạp của dịch virus Corona và việc các đường bay “vàng” tạm thời đóng cửa buộc một số hãng hàng không Việt phải mở đường bay mới đến thị trường quốc tế để tạm thay thế.
Cụ thể, hãng hàng không Vietjet Air đã mở đường bay thẳng nối Hà Nội và TP HCM tới New Delhi của Ấn Độ từ cuối năm 2019. Đến đầu tháng 2/2020, hãng tiếp tục mở thêm 3 đường bay thẳng kết nối Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM với hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của Ấn Độ là New Delhi và Mumbai.
Vietjet Air cũng duy trì và mở thêm đường bay thẳng Hà Nội - Bali (Indonesia) vào cuối tháng 1.
Tương tự, đầu tháng 2/2020, hãng Bamboo Airways đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép cho khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Praha, Cộng hòa Séc. Hãng đang xúc tiến đường bay thẳng từ Việt Nam tới Munich (Đức) trong quý I và tới tháng 5-6/2020, mở đường bay tới Melbourne (Australia).
Ngoài ra, Bamboo Airways đang lên lịch mở thêm trong tương lai gần là những đường bay nối Việt Nam với Tokyo và Osaka của Nhật Bản, và tới Israel.

Loạn giá dịch vụ phun xịt khử trùng nhà cửa vì virus Corona

Nhiều người tìm đến dịch vụ phun xịt tiêu độc khử trùng để vệ sinh nhà cửa vì lo ngại virus Corona, khiến giá cả dịch vụ này tăng cao bất thường.

Tại TP HCM, nhiều cơ sở, công ty diệt muỗi, khử trùng cho biết mấy ngày nay không chỉ có khách hàng là các trường học, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mà nhiều hộ dân cũng tìm đến đăng ký phun xịt khử trùng nhà cửa.

An Gia Investment ngập trong nợ vay: Chủ đầu tư của hàng loạt dự án tai tiếng

(Kiến Thức) - Không chỉ đang ngập trong nợ vay, các dự án của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia từng vướng nhiều "tai tiếng" gây xôn xao dư luận. 
 
 

Quý 4/2019, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: AGG) ghi nhận doanh thu thuần 137 tỷ đồng, trong đó doanh thu lĩnh vực dịch vụ, môi giới và tiếp thị chiếm đến 110 tỷ đồng, tương ứng 80%.

Cotec Land lần đầu báo lỗ khủng 100 tỷ đồng kể từ khi niêm yết

(Kiến Thức) - Trong năm 2019, CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec (Cotec Land, HoSE: CLG) báo lỗ gần 100 tỷ đồng – mức lỗ đầu tiên từ khi niêm yết, tuy vậy điều tích cực là nợ vay ngắn hạn của Công ty đã giảm đáng kể.
 

Trong cả năm 2019, Cotec Land ghi nhận doanh thu thuần đạt 156 tỷ đồng, giảm 39% so năm 2018 do doanh thu xây dựng chỉ còn ghi nhận 4,5 tỷ đồng trong khi năm trước đạt đến 243 tỷ đồng.

Cơ cấu doanh thu của Cotec Land có sự chuyển dịch từ hoạt động xây dựng sang bất động sản đầu tư và cho thuê mặt bằng.