Thị trường ôtô Nga “lao dốc không phanh”, nguy cơ khủng hoảng?

Tháng 3 vừa qua, ngành công nghiệp ôtô tại Nga chứng kiến cú trượt dài nghiêm trọng khi lượng xe bán ra giảm tới 45% so với cùng kỳ năm ngoái – chỉ đạt khoảng 83.000 xe.

Video: Lada - Niềm tự hào của nước Nga sắp bán tại Việt Nam
Tính từ đầu năm 2025, doanh số toàn thị trường ôtô Nga cũng đã tụt 26%, xuống mức 254.000 xe, theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (AEB).
Đây được xem là một trong ba đợt suy giảm nặng nề nhất trong vòng một thập kỷ, chỉ sau cú sốc doanh số tháng 3/2022 (giảm 59%) và đợt khủng hoảng đầu năm 2015 (giảm 36%).
Niềm tin mờ nhạt, thị trường chờ đợi trong rủi ro
Theo ông Alexey Kalitsev, Chủ tịch Ủy ban các nhà sản xuất ôtô Nga, người tiêu dùng hiện đang rơi vào trạng thái “chờ đợi” với kỳ vọng rằng các thương hiệu lớn từng rút khỏi thị trường sẽ sớm quay lại. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy điều ngược lại – sự rút lui ngày càng rõ rệt và có hệ thống.
Thi truong oto Nga “lao doc khong phanh”, nguy co khung hoang?
Thị trường ôtô Nga “lao dốc không phanh”, nguy cơ khủng hoảng. 
“Nếu đà giảm tiếp tục kéo dài, ngành ôtô trong nước có thể bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện, buộc phải có hỗ trợ khẩn cấp từ nhà nước”, ông Kalitsev cảnh báo.
Hàng loạt thương hiệu lớn “dứt áo ra đi”
Cuộc rút lui của các hãng xe toàn cầu khỏi Nga không còn là chuyện tạm thời. Ford, BMW, Toyota, Mercedes-Benz, Lamborghini… đã lần lượt dừng hoạt động sản xuất, thanh lý tài sản và rút nhân sự. Nhiều hãng còn chi trả chi phí nghỉ việc cho công nhân – động thái cho thấy họ không có ý định trở lại trong tương lai gần.
Thi truong oto Nga “lao doc khong phanh”, nguy co khung hoang?-Hinh-2
Không chỉ là bài toán doanh số, Nga đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt công nghệ, linh kiện và đầu tư dài hạn trong ngành ôtô. 
Song song đó, các lệnh trừng phạt quốc tế tiếp tục gây áp lực nặng nề lên chuỗi cung ứng, tài chính và khả năng duy trì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp còn lại trong nước.
Tương lai mờ mịt
Không chỉ là bài toán doanh số, Nga đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt công nghệ, linh kiện và đầu tư dài hạn trong ngành ôtô – một lĩnh vực vốn phụ thuộc nhiều vào hợp tác quốc tế. Ngay cả với những hãng xe nội địa, việc duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh chi phí leo thang và nguồn cung hạn chế đang trở thành thách thức lớn.
Trong khi nhiều thị trường lớn trên thế giới đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và bước vào cuộc đua điện hóa, thì ngành ôtô của Nga lại bị “bỏ lại phía sau” trong thế bị động, thiếu kết nối và khát vốn đầu tư.

Nghịch lý thị trường ôtô cũ - xe "ế" lên giá, xe hot lỗ trăm triệu

Những mẫu xe có kết quả bán hàng không mấy khả quan lại bất ngờ được "săn đón" trên chợ ôtô cũ trong nửa đầu năm nay.

Thị trường ôtô Việt trong 6 tháng đầu năm cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm xe gầm cao, đặc biệt ở tầm giá 600-700 triệu đồng. Những chiếc sedan có phần sụt giảm về doanh số cũng như mất dần thị phần khi nhu cầu người dùng thay đổi. Tuy nhiên ở các trang mua bán ôtô đã qua sử dụng, cán cân có vẻ đảo ngược.
Xe ế tăng giá, hút khách dù đã qua sử dụng
Theo thống kê của Chợ Tốt Xe, danh sách ôtô bán chạy nhất trên chợ xe cũ xuất hiện những cái tên quen thuộc như Toyota Vios, Ford Ranger, Mitsubishi Xpander hay Hyundai Accent. Ngoài ra, top bán chạy của thị trường thứ cấp còn bất ngờ có sự góp mặt Kia Morning, Honda City hay Mazda3.
Ở thị trường xe mới, các mẫu xe này có thể đã mất đi sức cạnh tranh khi kết quả bán hàng suy giảm dần, nhưng đây vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của những người dùng có nhu cầu tìm mua xe đã qua sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí. Thậm chí, Kia Morning còn là mẫu xe bán chạy thứ nhì trên trang mua-bán ôtô cũ này.
Nghich ly thi truong oto cu - xe

Kia Morning. Ảnh: Vĩnh Phúc.

Báo cáo 6 tháng đầu năm của oto.com.vn cho thấy nhóm xe hạng A gồm Kia Morning, Hyundai Grand i10 và Chevrolet Spark cũng là phân khúc ghi nhận sự ổn định về giá bán, một số mẫu xe còn không ghi nhận tình trạng trượt giá mà tăng ngược trở lại do cầu vượt cung.
Trước đó theo ghi nhận của Chợ Tốt Xe, chiếc Chevrolet Spark trên thị trường thứ cấp hiện có giá khoảng 115 triệu đồng, không ghi nhận biến động về giá dù đã tăng thêm một năm tuổi và bị khai tử. Trong khi giá xe Kia Morning ở trang mua bán xe cũ trong 6 tháng đầu năm đã tăng trung bình khoảng 2 triệu đồng/xe so với năm ngoái.
Ngoài Kia Morning, Hyundai Grand i10 trên trang mua bán ôtô đã qua sử dụng cũng được nhiều khách hàng tìm mua, khiến giá xe bật tăng hơn 10 triệu đồng/chiếc. Cụ thể, mỗi chiếc Grand i10 cũ trước đó có giá trung bình 256 triệu đồng/chiếc, nay đã tăng lên 270 triệu đồng/xe.
Theo khảo sát của Tri Thức - Znews, giá xe hạng A đã qua sử dụng bất ngờ tăng không chỉ xuất hiện trên các chợ online mà còn ở các garage ôtô cũ.
Nghich ly thi truong oto cu - xe

Hyundai Grand i10. Ảnh: TC Group.

Anh Hoài Nam, chủ cơ sở kinh doanh xe đã qua sử dụng tại Cần Thơ (Tiền Giang) cho biết nhu cầu tìm mua xe cỡ nhỏ gần đây tăng nhẹ, khiến giá Kia Morning hay Hyundai Grand i10 tăng nhẹ 1-2 triệu đồng/chiếc.

“Giá mua vào của những chiếc cỡ nhỏ tăng nên người bán cũng phải tăng lên vài triệu đồng để có lợi nhuận, đặc biệt Grand i10 đời 2019-2020 cũ giờ được bán đến hơn 320 triệu đồng/chiếc”, anh Nam chia sẻ.

Mazda 3, mẫu sedan cỡ C vốn có sức bán không quá tốt nếu là xe mới lại luôn lọt nhóm bán chạy trên chợ xe cũ, giá tăng nhẹ theo từng đợt. Vào những tháng cao điểm khi nguồn cung giảm, giá bán của những chiếc Mazda3 đã qua sử dụng có thể lên đến gần 500 triệu/xe, tăng 5-10 triệu đồng so với năm trước.

SUV bán chạy rớt giá

Nếu Kia Morning, Hyundai Grand i10 hay Mazda 3 đã qua sử dụng đều ghi nhận sự tăng giá, những mẫu SUV bán chạy trên thị trường như Ford Everest, Hyundai Santa Fe hay Mitsubishi Xpander lại cùng bị trượt giá hàng chục triệu đồng ở chợ xe cũ.

Nghich ly thi truong oto cu - xe

Ford Everest. Ảnh: Bối Hạ.

Theo báo cáo của cả Chợ Tốt Xe và oto.com.vn, lượt tìm mua cũng như nguồn cung của Ford Everest hay những chiếc SUV khác như Xpander, Santa Fe đều dồi dào, lượng xe được đăng bán liên tục khiến giá giảm do cạnh tranh.

Ford Everest dù là cái tên luôn nằm trong nhóm bán chạy trên thị trường thứ cấp nhưng cũng ghi nhận mức trượt giá cao, dao động 125 triệu đồng so với năm trước đó. Ví dụ, Everest bản 4x2AT đời 2021 đang được bán khoảng 930-940 triệu, trong khi đời 2020 nay chỉ còn 870-880 triệu đồng.

Hiện tại, Everest đời 2023, bản 1 cầu với số ODO khoảng 10.000-14.000 km, được quảng cáo là xe "lướt" nay có giá dao động 1-1,2 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong chưa đầy một năm, người mua Everest sẽ mất khoảng 200-300 triệu đồng chưa bao gồm chi phí lăn bánh nếu có nhu cầu bán lại xe.

Hyundai Santa Fe đã qua sử dụng cũng rơi vào tình trạng tương tự khi giá bán của mẫu SUV này hiện tại trung bình 899 triệu/chiếc, so với năm trước, giá xe đã giảm 1-2 triệu đồng.

Toyota Camry cũ cũng có giá trung bình dao động 468 triệu/xe, giảm 82 triệu đồng so với năm trước. Giá mẫu sedan cỡ D đời 2020 tại các garage cũng dao động 760-830 triệu đồng, giảm khoảng 10-20 triệu đồng so với năm trước.

Nghich ly thi truong oto cu - xe

Toyota Camry.

Giải thích cho nghịch lý trên, anh Nam cho biết bởi xe bán chạy sẽ được nhiều người mua, nên cũng có nhiều xe cũ được bán ra thị trường. Việc nguồn cung tăng liên tục trong khi nhu cầu khách hàng không thay đổi khiến xe đã qua sử dụng bị rớt giá.
Mặc dù mức trượt giá sâu, đây đều là những cái tên có giá trị thanh khoản tốt, thường xuyên được khách hàng tìm mua vậy nên không lo ngại “ôm hàng” hay tồn kho quá lâu.
“Xe bán chạy thì có hàng nhiều nên giá giảm cũng là chuyện bình thường, bán những chiếc Xpander hay Everest, Camry lợi nhuận rất ít, nhưng khó bị tồn hàng lâu, không lo kẹt vốn”, anh Nam giải thích.

Gần 300 hãng ôtô điện Trung Quốc sẽ “biến mất” trong 10 năm tới?

Trong buổi phát biểu mới đây, He Xiaopeng - chủ tịch kiêm CEO của Xpeng chia sẻ rằng, áp lực cạnh tranh quá lớn có thể khiến nhiều hãng ôtô điện khởi nghiệp của Trung Quốc không thể tồn tại nổi trong thập kỷ tới.

Video: Nghĩa địa” xe ôtô điện tại Trung Quốc.

“Trong số 300 công ty ôtô điện Trung Quốc khởi nghiệp ban đầu, chỉ 100 công ty sống sót. Hiện nay, chưa đến 50 công ty còn tồn tại và chỉ khoảng 40 công ty thực sự bán được xe mỗi năm”, ông Xiaopeng nói.

CEO Xpeng, ông He Xiaopeng, chia sẻ với The Straits Times của Singapore rằng số lượng các hãng xe điện tại Trung Quốc đang giảm mạnh và dự báo chỉ còn 7 công ty lớn có thể tồn tại trong 10 năm tới.