Thị trường giằng co, VN-Index vẫn ở trên mốc 840 điểm

(Kiến Thức) - Phiên giao dịch cuối tuần diễn ra không quá tích cực, thị trường giằng co quanh mốc tham chiếu và kết phiên có sự phân hoá giữa 3 chỉ số.

Đóng cửa phiên 7/8, chỉ số VN-Index tăng 1,42 điểm (+0,17%) lên 841,46 điểm; UPCoM-Index tăng 0,18% lên 56,22 điểm và chỉ có HNX-Index giảm 0,51% xuống 112,78 điểm.

Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch hơn 5.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn chứng khoán.

Rổ VN30 ở thế cân bằng khi có 14 mã giảm giá, 3 mã đứng giá và 13 mã tăng giá. ROS chính là cổ phiếu tăng giá nhất trong rổ với mức tăng đến 5% khối lượng giao dịch cũng lên đến 16 triệu cổ phiếu. Các cổ phiếu còn lại tăng trên dưới 1% như CTG, REE, TCH, GAS,…

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu giảm điểm gồm có MWG, KGH, VJC, SSI, SBT,… nhưng biên độ giảm chỉ dưới 1%.

Thi truong giang co, VN-Index van o tren moc 840 diem
 
Thi truong giang co, VN-Index van o tren moc 840 diem-Hinh-2
 Diễn biến thị trường phiên 7/8.

GAS, CTG, VNM chính là những cổ phiếu kéo điểm cho chỉ số VN-Index, các chỉ số ghì đà tăng của thị trường có BID, VJC, BVH,…

Sắc đỏ chiếm đa số trong nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng nhưng với mức giảm nhẹ chưa đến 0,5% như BID, TCB, VPB, MBB,… Số ít cổ phiếu trong nhóm này tăng điểm có VCB, CTG, HDB.

Dòng tiền cũng có xu hướng tìm đến các nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp hay các cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công.

Chứng khoán Việt Nam thuộc nhóm giảm mạnh nhất châu Á 2018

Chỉ số VN-Index của Việt Nam nằm trong số những chỉ số chứng khoán châu Á có mức giảm mạnh nhất năm nay...

Chung khoan Viet Nam thuoc nhom giam manh nhat chau A 2018
Nhật Bản cũng là một trong số những thị trường chứng khoán có mức giảm điểm mạnh nhất ở khu vực châu Á năm 2018 - Ảnh: Getty/MarketWatch. 
Đối với chứng khoán châu Á, năm 2018 là một câu chuyện với hai nửa khác biệt: sau đợt tăng kỷ lục nửa đầu năm là những pha sụt giảm chóng mặt trong nửa cuối năm, khiến 5,2 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa bị "cuốn phăng".

“Soi” tài chính Giày Thượng Đình trước khi bị cưỡng chế nợ thuế

(Kiến Thức) - Năm 2019, Giày Thượng Đình ghi nhận 166 tỷ doanh thu, giảm 4% so với năm trước và thực hiện được 95% so với kế hoạch đặt ra. Trong năm 2020, Thượng Đình dự kiến lỗ đến 13 tỷ đồng vì ảnh hưởng dịch COVID-19.

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã quyết định áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty CP Giày Thượng Đình (GTD). Lý do được Cục này đưa ra là vì Giày Thượng Đình có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Quyết định này có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày 31/7/2020-30/7/2021 hoặc chấm dứt khi Công ty nộp đủ tiền vào Ngân sách Nhà nước.
Sau khi thông tin trên xuất hiện, dư luận đã đặt câu hỏi, trước khi bị cưỡng chế nợ thuế Giày Thượng Đình làm ăn lỗ lãi thế nào?