Thị trấn lạ nơi con người và báo hoa mai cùng chung sống

Bera, thị trấn nhỏ ở bang Rajasthan, Ấn Độ, nổi tiếng là nơi duy nhất trên Trái Đất có con người và báo hoa mai chung sống hòa thuận.

Theo trang Oddity Central (Anh), Ấn Độ là một trong những quốc gia có dân số đông đúc nhất trên thế giới. Khi loài người đi khai hoang, xâm lấn đến những khu vực rừng núi chưa có người ở, xung đột giữa con người và báo hoa mai là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, có một nơi mà con người và báo hoa mai sống chung hòa thuận, không hề xung đột trong ít nhất một thế kỷ. Nơi này chính là thị trấn Bera, còn được biết đến với cái tên “vương quốc của loài báo”. Đây là nơi có mật độ báo hoa mai cao nhất trên hành tinh. Những ngọn đồi nhấp nhô, cánh đồng rộng lớn và hang động mát mẻ nơi đây đã tạo nên môi trường sống lý tưởng cho loài báo hoa mai. Chúng cũng thích nghi với sự hiện diện của con người, kiểm soát bản năng săn mồi để cùng chung sống với con người.
Thi tran la noi con nguoi va bao hoa mai cung chung song
Con báo hoa mai và 4 đứa con sinh sống ở thị trấn Bera. Ảnh: Facebook. 
Theo báo cáo, có khoảng gần 100 con báo đang sống trong và xung quanh thị trấn Bera. Tuy nhiên, giới chức chưa ghi nhận vụ việc nào cho thấy loài báo tấn công con người trong suốt 100 năm qua. Chỉ có duy nhất trường hợp một bé sơ sinh bị báo hoa vồ nhiều năm trước, nhưng ngay sau đó con báo đã bỏ lại đứa trẻ và chạy vào sâu trong rừng.
Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt của thị trấn Bera? Theo người dân địa phương, hầu hết họ là thành viên của Rabari, bộ tộc chăn cừu di cư từ Iran qua Afghanistan đến Rajasthan từ 1.000 năm trước. Điều này đã hình thành cho họ cách đối xử ôn hoà với các loài động vật hung dữ. Bộ tộc Rabari rất tôn thờ thần Shiva của đạo Hindu và họ coi loài thú dữ như những vị thần hộ mệnh của mình, ngay cả khi những con thú này bắt vật nuôi của người dân trong làng.
Thi tran la noi con nguoi va bao hoa mai cung chung song-Hinh-2
Một báo hoa mai nằm trên cành cây. Ảnh: Unsplash. 
Khi số lượng báo hoa mai ngày càng tăng, chính quyền đã tổ chức các gói đi săn, tham quan ở Bera. Vì vậy, ngày càng có nhiều nhà động vật học, nhà thám hiểm hoặc khách du lịch đến đây trong những năm qua để khám phá vùng đất kỳ lạ này. Đặc biệt, loài báo này chưa từng tấn công ai.
Ngoài công việc trồng trọt và chăn cừu, người dân của bộ tộc Rabari vô cùng hoan nghênh các hoạt động du lịch vì nó cung cấp thêm nguồn thu nhập cho họ. Đàn ông địa phương được các tổ chức du lịch thuê làm người bảo vệ, thông báo về sự xuất hiện của loài báo. Số khác làm hướng dẫn viên, nhà tự nhiên học vì họ hiểu rõ khu vực.
Ông Dilip Singh Deora, người điều hành một sở thú hoang dã tại địa phương, nói với The National: “Khi báo hoa mai tấn công gia súc của bộ tộc Rabari, cộng đồng này sẽ không chống lại kẻ săn mồi. Họ tin rằng thần Shiva sẽ ban tặng nhiều gia súc hơn nữa và họ coi việc gia súc bị giết là lễ vật dâng lên thần linh”.
Anh Dheeraj Mali, phóng viên ảnh về động vật hoang dã ở Bera, người đã tìm hiểu về loài báo hoa mai ở địa phương này trong nhiều năm, tin rằng những con thú trong khu vực cũng đã thích nghi với sự hiện diện của con người và dần trở nên ít săn mồi hơn.
Báo hoa mai là một phần của cuộc sống hàng ngày ở Bera. Những con vật này rất hoà hợp với con người. Du khách có thể nhìn thấy chúng ở bất kỳ đâu, chẳng hạn trên những tảng đá quanh 10 ngôi làng của thị trấn. Những con báo hoa mai thậm chí còn lang thang trên đường phố.
Ông Deora cho biết: “Nhiều khách du lịch đã bị sốc khi nhìn thấy những con báo đi lại quanh ngôi đền trong làng một cách tự do, thậm chí gần những vị linh mục đang làm lễ, nhưng đây là cách cuộc sống diễn ra ở Bera”.
Cuộc sống hoà thuận giữa con người và báo hoa mai chỉ có ở Bera. Bởi tại những khu vực khác trên đất nước Ấn Độ, con người và loài vật này vẫn thường xảy ra xung đột và các cuộc chạm trán thường kết thúc bằng đổ máu.

Dạo quanh những thành phố, thị trấn kỳ quặc nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Đến với các địa điểm kỳ quặc nhất hành tinh như thị trấn UFO Roswell ở New Mexico (Mỹ), "thành phố rác" Manshiyat Naser ở Ai Cập hay thị trấn nhỏ Coober Pedy ở Australia,... du khách chắc chắn không khỏi bất ngờ vì những điều kỳ lạ ở đó.

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh
The Villages ở bang Florida (Mỹ) là một trong những thị trấn kỳ quặc nhất hành tinh. Theo List25, thị trấn này cấm những người dưới 19 tuổi, còn những người trên 19 tuổi bắt buộc phải ở cùng một người lớn (trên 55 tuổi) mới được sinh sống tại thị trấn này, nếu không họ buộc phải chuyển đến nơi khác. (Nguồn ảnh: List25) 

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-2
 Thị trấn Roswell ở New Mexico (Mỹ) trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới với biệt danh "Thị trấn UFO" vào thập niên 1940. Khi đó, cư dân trong thị trấn khẳng định rằng họ thường nhìn thấy các vật thể bay không xác định trên bầu trời. Mặc dù vậy, thông tin này vẫn chưa thể kiểm chứng.

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-3
 Yangsi còn có tên gọi khác là "làng người lùn" ở Trung Quốc bởi nhiều người trưởng thành ở ngôi làng này có chiều cao rất khiêm tốn.

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-4
 Thị trấn có tên "kỳ quặc" Fucking ở nước Áo bắt đầu trở nên nổi tiếng toàn thế giới khi các binh sĩ Anh và Mỹ phát hiện ra nơi này trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Mặc dù cư dân đã nhiều lần đổi tên thị trấn này nhưng cuối cùng nó vẫn được giữ nguyên.

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-5
Manshiyat Naser được biết đến là “thành phố Rác” (Garbage City) của Ai Cập. Các con đường trong thành phố rác này lúc nào cũng chất đầy rác thải bốc mùi khó chịu,... 

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-6
Thị trấn nhỏ Monowi ở bang Nebraska (Mỹ) có lẽ là thị trấn đặc biệt duy nhất trên thế giới có dân số chỉ vỏn vẹn 1 người. Được biết, cư dân duy nhất trong thị trấn là một phụ nữ lớn tuổi, sở hữu và vận hành một quán bar và thư viện công cộng dành cho du khách. 

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-7
 Coober Pedy, một thị trấn nhỏ của Australia, nổi tiếng với các công trình ngầm. Hầu hết cư dân đều sống dưới lòng đất, nơi họ xây dựng cả nhà thờ, nhà hàng và khách sạn,...

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-8
 Colma ở bang California (Mỹ) còn được biết đến là "thành phố của những người chết" do nơi này có rất nhiều nghĩa trang. Theo ước tính, số người được chôn cất tại Colma lên tới con số gần 2 triệu.

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-9
 Thị trấn Supilinn kỳ lạ ở Estonia từng là một khu ổ chuột và các ngôi nhà trong thị trấn chủ yếu được xây dựng bằng gỗ. Supilinn còn được biết đến với biệt danh là "Thị trấn Súp".

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-10
 Tên đầy đủ của thủ đô Bangkok của Thái Lan là “Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit” (nghĩa là Thành phố của các thánh thần, thành phố vĩ đại của những vị thần bất tử, thành phố châu báu tráng lệ của thần Indra, chiếc ngai vàng của đức vua Ayutthaya, thành phố của đền đài tráng lệ, thành phố của cung điện và lãnh địa hoành tráng nhất của Hoàng gia, ngôi nhà của thần Vishnu và tất cả vị thần). Đây là tên thủ đô dài nhất thế giới.

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-11
 Thành phố Svalbard lạnh lẽo nhưng xinh đẹp ở Na Uy. Tại thị trấn này, người dân không được phép chết và chôn cất thi thể bởi như vậy là vi phạm pháp luật. Nền nhiệt ở đây xuống thấp đến mức khiến thi thể không thể phân hủy.

Dao quanh nhung thanh pho, thi tran ky quac nhat hanh tinh-Hinh-12
 Thành phố Elista của nước Nga còn được biết đến với biệt danh "Thành phố Cờ vua", bởi du khách có thể thấy những tác phẩm điêu khắc lấy cảm hứng từ cờ vua xuất hiện khắp thành phố này.

Tận hưởng “hương vị nhân gian” tại thị trấn sống chậm ở Nga

Thị trấn này nằm trong danh sách bình chọn của Cittaslow, tổ chức được thành lập tại Ý có mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách "sống chậm lại".

Tan huong “huong vi nhan gian” tai thi tran song cham o Nga
Svetlogorsk là một thị trấn nhỏ của Nga nằm trên bờ biển Baltic, cách vùng ngoại ô Kaliningrad khoảng 30 km.