Thi THPT Quốc gia 2018: Những sai lầm thí sinh thường mắc phải trước ngày thi

Thầy giáo Trịnh Quỳnh (giáo viên THPT Lương Thế Vinh, Nam Định) chỉ ra những lỗi sai thí sinh thường xuyên mắc phải trước ngày diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia.

Những sai lầm thí sinh thường xuyên mắc phải trước ngày thi THPT Quốc gia khiến bạn sa sút tinh thần:
Tài liệu:
Gần ngày thi THPT Quốc gia, học sinh (HS) thường ra sức chia sẻ các tài liệu online từ nhiều nguồn khác nhau.
Tuy nhiên, đa phần các tài liệu này đều không cần đến vì tất cả những kiến thức quan trọng giáo viên đã cung cấp cho bạn trên lớp. Vì vậy, các em không có thời gian để đọc những tài liệu này vì lượng kiến thức quá nhiều.
Theo đó, các em không thể nhồi nhét toàn bộ khối lượng kiến thức khổng lồ đó trong thời gian ngắn. Trái lại, còn khiến các em cảm thấy rối bời vì rất lộn xộn, không hệ thống.
Điều này khiến tâm lý bất an vì thấy còn rất nhiều thứ chưa học. Ngoài ra, việc này còn khiến thí sinh thiếu tự tin vì có nhiều ý kiến, quan điểm, cách làm trái ngược với cách làm của bạn trước đó.
Thí sinh hãy xem lại, học thật kỹ những tài liệu đang có trong tay, học hết bài thầy cô giảng trên lớp đã là một sự xuất sắc rồi.
Đặc biệt, thí sinh hãy tóm lược, viết ra những gì đã học được trên giấy, xem lại những lỗ hổng kiến thức, những sai sót hay mắc phải để củng cố sự tự tin vào bản thân trước khi thi.
Thi THPT Quoc gia 2018: Nhung sai lam thi sinh thuong mac phai truoc ngay thi
Thí sinh cần lưu ý để làm tốt bài thi THPT Quốc gia 2018. 
Thầy cô:
Dù thời đại công nghệ, bạn được tiếp xúc với nhiều giáo viên nổi tiếng nhưng giáo viên trên lớp mới thực sự có vai trò quan trọng.
Các em hãy đặt niềm tin vào những giáo viên này vì họ tiếp xúc với bạn nhiều nhất, hiểu điểm mạnh, điểm yếu và biết bạn cần gì nhất.
Nếu trên lớp bạn không chú ý nghe giảng, bạn có học bao nhiêu thầy cô cũng không có nền tảng và lãng phí thời gian. Việc nghe đi nghe lại một bài do nhiều người giảng sẽ khiến kiến thức trở nên nhàm chán và mệt mỏi.
Bản thân:
Phải luôn luôn tin tưởng vào bản thân, vào những việc đúng đắn mà mình đã làm vì mỗi người có một cách làm, một cách triển khai riêng.
Nếu trong các kỳ thi ở trường bạn làm như thế nào thì đi thi bạn cũng bình tĩnh làm như vậy. Đừng bao giờ nghĩ cách làm của họ mới đúng, còn của mình là sai rồi, mình phải thay đổi.
Từ cách trình bày, cách suy luận, cách diễn đạt trước giờ bạn làm như thế nào bây giờ bạn cứ tự tin làm làm như vậy.
Việc học phải bắt nguồn từ chính sự chủ động của người học. Nếu bạn chỉ lắng nghe mà không ghi chép, không suy nghĩ tư duy trả lời và tương tác với giáo viên thì việc học sẽ kém hiệu quả.

Thi THPT quốc gia: Hơn 4.000 thanh tra cắm chốt, liệu có còn lọt đề?

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết kỳ thi năm nay mỗi điểm thi đều tăng cường lực lượng thanh tra cắm chốt.

Theo Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng, điểm mới trong công tác thanh tra kỳ thi THPT quốc gia 2018 năm nay là mỗi Hội đồng thi có 2 cán bộ thanh tra (1 của địa phương, 1 của trường đại học phối hợp) do Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định. Như vậy cả nước sẽ có hơn 4.000 cán bộ thanh tra cắm chốt tại tất cả các điểm thi.

Tin nhắn “lạ” trong điện thoại cô gái bị đánh ghen ở Thanh Hóa

(Kiến Thức) - Cơ quan chức năng đã phát hiện tin nhắn “lạ” trong điện thoại của chị G. nhắn tin qua lại giữa anh T. – là chồng của chị H., người đã tham gia đánh ghen, xát ớt, đổ nước mắm lên G. giữa phố Cao Thắng (TP Thanh Hóa).
 

Sáng ngày 16/6, thông tin mới nhất với PV về tiến độ điều tra vụ đánh ghen xát ớt xảy ra vào tối 12/6, Đại tá Nguyễn Chí Phương - Trưởng Công an TP Thanh Hóa - cho biết, cơ quan điều tra đã nhận đơn, ghi lời khai của bị hại. Hiện đơn vị cũng đã có báo cáo ban đầu vụ việc cũng như xác định được những người tham gia vụ đánh ghen trên, đồng thời đang làm rõ nguyên nhân.
Được biết, qua xác minh ban đầu, cơ quan công an xác định có tin nhắn qua lại giữa anh Lê H.T. với chị L.T.G. (28 tuổi, chủ tiệm spa), nên dẫn đến việc chị Nguyễn Thị L. (vợ anh T.) ghen tuông.