Theo Nghị định 100, ôtô quá hạn đăng kiểm phạt bao nhiêu?

(Kiến Thức) - Theo Nghị định 100/2019, tài xế điều khiển ôtô quá thời hạn đăng kiểm có thể bị phạt tiền từ 2 đến 6 triệu đồng, trong khi chủ xe có thể bị phạt mức cao nhất lên đến 16 triệu đồng.

 
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định ôtô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ôtô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đăng kiểm) để đảm bảo an toàn và tránh gây rủi ro cho người và phương tiện xung quanh.
Vì vậy, người điều khiển xe ôtô không có đăng kiểm hoặc đăng kiểm đã hết hạn sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt theo quy định của pháp luật. Theo nghị định 100/2019, có hai mức phạt cho tài xế và chủ xe giao ôtô cho người khác điều khiển tùy thuộc vào thời gian quá hạn đăng kiểm của ôtô dưới 1 tháng hay từ 1 tháng trở lên.
Theo Nghi dinh 100, oto qua han dang kiem phat bao nhieu?
 Theo Nghị định 100/2019, tài xế điều khiển ôtô quá thời hạn đăng kiểm có thể bị phạt tiền từ 2 đến 6 triệu đồng, trong khi chủ xe có thể bị phạt mức cao nhất lên đến 16 triệu đồng.
Theo điểm c, khoản 4, điều 16, nghị định 100/2019, người điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng.
Theo điểm e, khoản 5, điều 16, nghị định 100/2019, người điều khiển xe không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng trên 01 tháng sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe không có đăng kiểm hoặc đăng kiểm hết hạn trên 1 tháng còn bị áp dụng hình thức
Đối với chủ xe giao ôtô cho người khác điều khiển, mức phạt quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng từ 4-6 triệu đồng áp dụng với cá nhân, từ 8- 12 triệu đồng đối với tổ chức. Mức phạt này được quy định tại điểm b, khoản 8, điều 30, nghị định 100/2019.
Trường hợp xe không có đăng kiểm hoặc đăng kiểm ôtô quá hạn trên 1 tháng thì mức phạt đối với chủ xe là cá nhân từ 6-8 triệu đồng, mức phạt đối với chủ xe là tổ chức từ 12-16 triệu đồng. Mức phạt được quy định tại điểm c, khoản 9, điều 30, nghị định 100/2019.
Lưu ý trường hợp người điều khiển ôtô đồng thời cũng là chủ xe thì mức phạt áp dụng là mức dành cho chủ xe.

Khi nào tài xế cần đăng kiểm ôtô tại Việt Nam?

(Kiến Thức) - Theo chu kỳ đăng kiểm được quy định, có loại xe thậm chí phải đăng kiểm 3 tháng/lần. Bên cạnh đó, nếu xe đã hết hạn đăng kiểm nhưng vẫn lưu thông ngoài đường sẽ bị xử phạt.

Thông tin về chu kỳ đăng kiểm xe ôtô được ban hành rất cụ thể theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Phổ biến nhất là chu kỳ đăng kiểm đối với ôtô chở người dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải sẽ có chu kỳ kiểm định lần đầu tiên là 30 tháng. Các mốc tiếp theo được tính cụ thể như sau: Xe sản xuất dưới 7 năm có chu kỳ kiểm định là 18 tháng, những xe sản xuất từ 7 năm đến 12 năm có chu kỳ là 12 tháng và những xe sản xuất trên 12 năm có chu kỳ kiểm định là 6 tháng.

Hơn 20 nghìn ôtô bị chặn đăng kiểm vì chậm nộp phạt

(Kiến Thức) - So với cùng kỳ năm 2019, số phương tiện bị chặn đăng kiểm trong chín tháng đầu năm 2020 tăng gấp ba lần. Được biết, đây là những chiếc xe ôtô mà chủ nhân chậm nộp phạt vi phạm.

 
Theo số liệu thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong hơn chín tháng của năm 2020, có gần 21.100 trường hợp ôtô bị chặn đăng kiểm do chậm nộp phạt vi phạm giao thông, tăng hơn ba lần so với cả năm 2019.

Xem quy định chu kỳ đăng kiểm các loại ôtô tại VN

Mỗi kiểu loại ôtô sẽ có chu kỳ kiểm định khác nhau, từ ôtô cũ cho đến mới được thực hiện theo Thông tư 70 của Bộ Giao thông vận tải.

Xem quy dinh chu ky dang kiem cac loai oto tai VN