Thêm phụ huynh tại TP.HCM kéo đến trường phản đối học phí

Cho rằng trường áp đặt việc học phí, học bù mà không thảo luận với cha mẹ học sinh, nhóm phụ huynh đã đến trường EMASI Nam Long (TP.HCM) yêu cầu đối thoại.
 

Chiều 5/5, khoảng 40 phụ huynh hệ thống trường Song ngữ quốc tế EMASI có mặt trước cổng trường cơ sở Nam Long (quận 7, TP.HCM) yêu cầu lãnh đạo nhà trường đứng ra trao đổi công khai về việc hoàn học phí và tổ chức học bù.
Them phu huynh tai TP.HCM keo den truong phan doi hoc phi
Nhóm phụ huynh trường EMASI yêu cầu lãnh đạo nhà trường đối thoại, thỏa thuận trước khi đưa ra quyết định về học bù, học phí. Ảnh: Nguyễn Sương. 
Trường quyết định không thỏa thuận
Nói với Zing, bà Mai Lan, phụ huynh có con học lớp 5 tại đây, cho biết điều khiến phụ huynh bức xúc nhất là trường EMASI quyết định nhưng không thông qua thảo luận với phụ huynh.
Ngày 4/5, họ gửi mail, đề nghị trường làm việc. Tuy nhiên, trường từ chối với lý do thời gian phụ huynh đề xuất không phù hợp.
Bức xúc trong thời gian dài, họ quyết định đến trường, tạo sức ép để có thể thỏa thuận lại vấn đề, đảm bảo quyền lợi hai bên.
"Chúng tôi mong muốn trường tính công bằng, rành mạch, thảo luận với phụ huynh trước khi ra quyết định. Kể cả trường hợp bất khả kháng, hai bên vẫn thỏa thuận chứ không phải bên bán nói thu hay trả bao nhiêu", nữ phụ huynh nói.
Bà nói thêm việc dạy online được tiến hành qua Microsoft teams - Office 365 nên lý do trường "đầu tư vào công nghệ" không hợp lý. Ngoài ra, học phí phụ huynh đóng từ trước Tết nên lý do gặp khó khăn về tài chính trong thời gian dịch không thuyết phục.
Trong khi đó, phụ huynh phải thay phiên nghỉ việc, ở nhà trông con, giám sát con học trực tuyến. Họ gặp khó khăn nhưng không nhận được sự chia sẻ từ trường.
Điều đáng nói, sau một tiếng chờ đợi, nhà trường đồng ý cho phụ huynh vào trường để giải quyết. Tuy nhiên, lãnh đạo trường không xuất hiện. Việc này khiến cha mẹ học sinh càng thêm bức xúc.
"Nhà trường trốn tránh, hẹn lần sau gặp. Chúng tôi tất bức xúc vì gần 50 phụ huynh đến nhưng đại diện trường không ra giải quyết", chị Nguyễn Thị Phương Thảo, phụ huynh có con học lớp 1, nói.
Nữ phụ huynh cho biết thêm với quyết định mới nhất từ phía EMASI, bên cạnh học phí, phụ huynh sẽ phải chịu thêm các khoản phí vô lý khác như học liệu, cơ sở vật chất, phí sinh hoạt câu lạc bộ dù thời gian qua, các con nghỉ học, không dùng đến những thứ này.
Vì thế, chị Thảo cảm thấy thất vọng chi khoảng 180 triệu đồng/năm để cho con theo học tại ngôi trường như vậy.
Them phu huynh tai TP.HCM keo den truong phan doi hoc phi-Hinh-2
Trường yêu cầu phụ huynh xếp hàng vào trường làm việc nhưng lãnh đạo không xuất hiện để trao đổi. Ảnh: Nguyễn Sương. 
Trường không hoàn học phí
Trước đó, ngày 23/4, trường EMASI gửi mail cho phụ huynh, giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc thu học phí và tổ chức dạy bù.
"Việc dạy bù sẽ không căn cứ một cách máy móc vào thời gian tính mà trên hết là chất lượng hoàn tất chương trình năm học của học sinh. Nhà trường có thể phụ đạo thêm cho những học sinh có khó khăn trong học tập để các em đạt kết quả tốt nhất theo yêu cầu", EMASI Vạn Phúc thông báo trong email gửi phụ huynh ngày 23/4.
Trường giải thích học phí sẽ được chi cho lương giáo viên, nhân viên, học liệu, chi phí duy trì cơ sở vật chất, chi phí vận hành bộ máy.
Tất cả chi phí này, mặc trường hoạt động trực tuyến, đều phải chi trả đầy đủ 100% do vẫn hoạt động và cung cấp liên tục dịch vụ dạy học cho học sinh để đảm bảo các em phải hoàn thành chương trình học theo quy định.
Hệ thống trường EMASI cũng cho biết đang phải chịu phát sinh rất nhiều chi phí và sẽ chắc chắn chịu thêm nhiều khoản chi phí khác.
"Về những khoản tiền phụ huynh đã đóng, nhà trường sẽ giải quyết theo nguyên tắc: Không cung cấp dịch vụ thì không thu tiền”, trích email của trường.
Do đó, với tiền ăn, xe buýt, trường sẽ tính phí theo số ngày học thực tế mà học sinh sử dụng. Ngay sau khi hoàn thành năm học 2019-2020, trường sẽ chuyển phí còn dư sang cùng loại phí cho năm học 2020-2021. Trường hợp học sinh ngưng sử dụng dịch vụ, trường sẽ hoàn lại phí cho gia đình.
Về tiền học liệu, trường đảm bảo học sinh được cung cấp đầy đủ sách vở, tài liệu và dụng cụ học tập của năm học khi hoàn thành xong chương trình năm học 2019-2020.
Tiền cơ sở vật chất năm học là khoản đầu tư cố định từ đầu mỗi năm học và không hoàn lại. Nhà trường đảm bảo tất cả học sinh được sử dụng tối đa hệ thống cơ sở vật chất đã đầu tư từ đầu và được trang bị thêm theo các đợt trong năm học và qua chương trình học bù.
Về học phí, trường sử dụng theo kế hoạch với yêu cầu tất cả vì trách nhiệm hoàn thành chương trình học tập cho học sinh từ việc học trực tuyến đến việc dạy bù. Nhà trường kéo dài thời gian sau này để hoàn thành nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và kéo dài thêm năm học qua chương trình học bù. Nhà trường sẽ không thu phí thêm cho những khoản phát sinh nói trên.

Trường Quốc tế Việt Úc tận thu học phí dịp COVID-19: Phụ huynh "vây" trường phản đối

(Kiến Thức) - Sáng 5/5, hàng trăm phụ huynh kéo tới trường Dân lập Quốc tế Việt Úc để phản đối chính sách thu học phí trong thời gian nghỉ dịch.

Sáng 5/5, hàng trăm phụ huynh đã có mặt tại trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (cơ sở 2, trên đường 3/2, quận 11, TP.HCM), để phản đối chính sách thu học phí trong thời gian nghỉ học phòng tránh dịch.
Nhiều người cho biết, nếu nhà trường không gặp mặt, trao đổi trong hôm nay, họ sẽ đứng đợi cho tới khi nào có câu trả lời thỏa đáng về vấn đề học phí.
Theo các phụ huynh, trường Dân lập Quốc tế Việt Úc đã tận thu học phí, không có biện pháp đồng hành cùng gia đình trong mùa dịch COVID-19. Dù học sinh nghỉ học, chỉ học online nhưng nhà trường vẫn thu mức học phí như bình thường.
Truong Quoc te Viet Uc tan thu hoc phi dip COVID-19: Phu huynh
 Nhiều phụ huynh tập trung phản đối trường Dân lập Quốc tế Việt Úc.
Đến 9h50, trường Dân lập Quốc tế Việt Úc mở cổng, cho phụ huynh vào gặp gỡ đại diện nhà trường, trao đổi. Nhưng sau khoảng 40 phút chờ đợi và không gặp được đại diện trường, phụ huynh tiếp tục kéo ra cổng giơ giấy phản đối.
Gần 1 tháng qua, phụ huynh có con em học tại trường bày tỏ bức xúc khi trường yêu cầu hoàn thiện yêu cầu đóng 100% học phần 4 và phí giữ chỗ cho năm học mới. Tính tổng cộng các khoản thu đợt này, có phụ huynh phải đóng đến cả trăm triệu đồng.
Nhiều người phản đối vì trong thời gian nghỉ, học sinh phải học online chất lượng không tương xứng. Hơn nữa, học phí đã đóng cho học phần 3 vẫn chưa được sử dụng do học sinh nghỉ mùa dịch.
Truong Quoc te Viet Uc tan thu hoc phi dip COVID-19: Phu huynh
Khi học sinh nghỉ, chỉ học online, trường vẫn thu học phí với mức cao và phải hoàn thiện học phí năm học thì trường mới trả lại phí chưa sử dụng trước đó.
Ngày 2/5, trường Việt Úc thông báo giảm 70% học phí đối với bậc tiểu học và trung học trong thời gian học sinh nghỉ và học online, đồng thời miễn 100% học phí đối với bậc mầm non.
Tuy nhiên, đa số phụ huynh không đồng ý phụ thu 30% mỗi tháng cho 3 tháng nghỉ vì con chỉ học online 45 phút/buổi, 3 buổi/tuần và học mới chỉ 1 tháng. Ngoài ra, những phụ huynh có con học Mầm non cũng không đồng ý đóng tiếp học phần 4. Trường thông báo không tính học phí học phần 3 nhưng lại không được chuyển sang học phần 4 mà phải đóng hết cả năm mới được trừ lại.

Miễn học phí, nhưng đừng lạm thu các khoản khác

Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7/2018 vừa được ban hành mới đây, Chính phủ thống nhất chủ trương thực hiện miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập. Thông tin này đã nhận được sự quan tâm và đồng tình của các bậc phụ huynh; nhiều phụ huynh cũng mong muốn khi miễn học phí rồi thì ngành giáo dục, chính quyền các địa phương cần có những giải pháp giám sát chặt chẽ các trường để tránh tình trạng “miễn học phí, nhưng lại lạm thu những khoản khác”.

Sẽ miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh THCS

Liên quan đến dự án Luật giáo dục (sửa đổi) được nêu tại Nghị quyết 104 ngày 8/8/2018, của Chính phủ đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó Chính phủ thống nhất chủ trương thực hiện miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi (hiện nay đã thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh cấp tiểu học – PV), học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 29 khóa XI. Chính phủ giao Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương xác định nhu cầu nguồn kinh phí thực hiện chính sách này theo lộ trình phù hợp.