Thêm 2 lãnh đạo của Novaland có đơn xin từ nhiệm

(Vietnamdaily) - Trong thời gian ngắn đã có ba thành viên HĐQT của Novaland có đơn xin từ nhiệm giữa lúc công ty muốn tái cấu trúc.

Ông Nguyễn Ngọc Huyên, Thành viên HĐQT của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, NVL) đã có đơn xin từ nhiệm kể từ ngày 28/12 theo nguyện vọng cá nhân.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đức Dũng cũng có đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT kể từ ngày 30/12 vì lý do cá nhân.
Trước đó, ông Jeffrey David Perlman cũng đã có đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT độc lập từ 30/11.
Them 2 lanh dao cua Novaland co don xin tu nhiem
 2 Thành viên HĐQT của Novaland xin từ nhiệm vào cuối năm nay.
Theo giới thiệu, ông Nguyễn Ngọc Huyên gia nhập Novaland từ năm 2020 và được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Novaland từ tháng 10/2021 đến 20/1, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Novaland.
Còn ông Nguyễn Đức Dũng tham gia Novaland vào tháng 8/2018 với chức danh Giám đốc tài chính dự án. Từ 15/12/2021 đến nay, ông Dũng giữ chức Giám đốc tài chính Novaland. Ông đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam.
Sắp tới, Novaland sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua đơn từ nhiệm của 3 thành viên HĐQT nói trên và thông qua việc thay đổi cơ cấu, số lượng thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong kế hoạch tái cấu trúc mới công bố, Novaland cho biết sẽ tinh giản các ngành nghề chưa cần thiết, cắt giảm nhân sự, điều chỉnh chiến lược bán hàng với mức chiết khấu cao... Đồng thời, ông Bùi Thành Nhơn cũng trở lại cương vị Chủ tịch HĐQT.
Ở một diễn biến gần đây, Novaland cũng vừa công bố Nghị quyết thông qua các sửa đổi liên quan đến khoản vay lên đến 100 triệu USD, được cấp bởi Tập đoàn Credit Suisse AG, Singapore Branch và các bên cho vay hợp vốn khác.
Theo đó, Novaland thế chấp toàn bộ cổ phần trong CTCP Đầu tư phát triển địa ốc Vạn Phát. Đồng thời thế chấp các tài khoản, các khoản phải thu của Vạn Phát. Doanh nghiệp cũng thế chấp các khoản phải thu của các đối tác BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) của Vạn Phát.
Bên cạnh đó, Novaland cầm cố toàn bộ phần vốn góp trong Công ty TNHH The Forest City đang được sở hữu bởi Vạn Phát; các tài khoản của Forest City; các khoản phải thu còn lại liên quan đến tài sản bảo đảm là bất động sản của Forest City; các khoản phải thu theo một số BBC.
Doanh nghiệp này cũng thỏa thuận bảo lãnh thanh toán của Forest City và Vạn Phát đối với khoản vay của công ty và Credit Suisse AG, Singapore Branch.
Cổ phiếu NVL sau giai đoạn hồi phục nhẹ trước các thông tin tích cực nhưng hiện đã quay đầu giảm sàn trong 2 phiên liên tiếp 6-7/12, trong phiên sáng 8/12 cổ phiếu NVL tiếp tục sụt giảm 4,4% về còn 18.350 đồng/cp.

NVL giảm sàn 5 phiên liên tiếp, HoSE yêu cầu công ty giải trình

(Vietnamdaily) - NVL đã có 11 phiên giảm điểm và mất tới 26.700 đồng/cp, tương ứng giảm 36%, vốn hóa bốc hơi hơn 52.000 tỷ đồng.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã có thông báo yêu cầu Tập đoàn Novaland (NVL) giải trình về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ ngày 3-9/11.

Kết phiên 9/11, cổ phiếu NVL giảm sàn về còn 48.300 đồng/cp, mức thấp nhất kể từ thời điểm đầu tháng 4/2021 khi cổ phiếu này bắt đầu tăng phi mã. Khối lượng dư bán sàn tới 22,7 triệu cổ phiếu trong khi chỉ có 535.000 đơn vị được khớp lệnh trong phiên.

NVL không được giải cứu thành công kéo VN-Index giảm hơn 8 điểm

(Vietnamdaily) - VIC, VHM, VCB, MSN, GAS, NVL, GVR,... ngập trong sắc đỏ nên dù có lực đỡ của một số cổ phiếu vốn hóa lớn như BID, VNM, EIB nhưng cũng không thể giúp thị trường đóng cửa trong sắc xanh.

Đóng cửa phiên 22/11, VN-Index giảm 8,53 điểm (-0,89%) về 952,12 điểm, HNX-Index tăng 2,26 điểm (1,18%) lên 194,66 điểm, UPCoM-Index tăng 0,76 điểm (1,13%) đạt 68,41 điểm.

Tổng giá trị đáo hạn trái phiếu năm sau khoảng 300.000 tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2022

(Vietnamdaily) - Theo báo cáo của VNDirect, với sự bùng nổ phát hành trái phiếu trong giai đoạn 2019 – 2021, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đáo hạn năm 2023 vào khoảng 300.000 tỷ đồng, tăng 90% so với 2022.

Chứng khoán VNDirect cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam bùng nổ trong giai đoạn 2020 - 2021, tuy nhiên những rủi ro đầu tư và pháp lý đã bộc lộ qua một số sai phạm xảy ra đầu năm 2022.

Nghị định 65, có hiệu lực từ ngày 16/9, đặt ra các điều kiện và yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Theo đó, tổ chức phát hành được phép cơ cấu lại nợ song vẫn phải đảm đúng mục đích sử dụng theo phương án phát hành.

Xếp hạng tín nhiệm được yêu cầu bắt buộc trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn tổng giá trị trái phiếu vượt quá một ngưỡng hoặc tỷ lệ trái phiếu/vốn chủ sở hữu vượt quá một tỷ lệ nhất định.

Ngoài ra, quy định mới cũng nâng cao những tiêu chí công nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp khi thời gian gần đây nhiều nhà đầu tư đã bị thiệt hại do thực hiện các khoản đầu tư TPDN có rủi ro cao và không có đánh giá cẩn thận. Vì vậy, thị trường TPDN trở nên trầm lắng vào năm 2022 với giá trị phát hành giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tong gia tri dao han trai phieu nam sau khoang 300.000 ty dong, gan gap doi nam 2022
Áp lực đáo hạn trái phiếu riêng lẻ gia tăng vào năm 2023

Báo cáo của VNDirect thông tin với sự bùng nổ phát hành trái phiếu trong giai đoạn 2019 – 2021, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đáo hạn năm 2023 vào khoảng 300.000 tỷ đồng, (tăng 90% so với 2022). Trong đó bất động sản và tài chính - ngân hàng lần lượt chiếm 30% và 40%.

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, chi phí tài chính gia tăng và thắt chặt phát hành trái phiếu, một số tổ chức phát hành có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhằm tái cơ cấu tài chính và đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

Rủi ro về khả năng thanh toán tập trung ở một số lĩnh vực có tỷ lệ đòn bẩy cao và hay biến động theo chu kỳ như lĩnh vực bất động sản.

Những lo ngại về năng lực thanh toán ngày càng tăng khi một số vụ bắt giữ liến quan đến các vi phạm phát hành và kinh doanh TPDN của một số nhà phát triển bất động sản lớn như Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát.

Niềm tin của nhà đầu tư cá nhân vào TPDN đã suy giảm xuống mức thấp đến mức nhiều người đã vội vàng bán trái phiếu của bất kỳ tổ chức phát hành nào bằng mọi giá để thu tiền về tiền mặt.

Các chuyên gia phân tích của VNDirect cũng lưu ý rằng nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 1/3 khối lượng giao dịch TPDN. Theo nghiên cứu thị trường của VNDirect, hiện một số TPDN riêng lẻ được giao dịch với mức 4-5% thấp hơn mệnh giá, với mức lợi suất khoảng 10% - 12%/năm, có nghĩa là người bán sẵn sàng chấp nhận với mức chiết khấu 14% - 17%.

Từ đó đến nay, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều thông điệp nhằm xoa dịu tâm lý hoang mang của thị trường nhưng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cụ thể vẫn chưa được triển khai.

Tuy nhiên, thông tin có chút lạc quan là, theo báo cáo của Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp đã chủ động mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị mua lại vào khoảng 152.000 tỷ đồng trong 10 tháng của 2022, phần nào giảm bớt áp lực đáo hạn và tâm lý tiêu cực của thị trường.

Tong gia tri dao han trai phieu nam sau khoang 300.000 ty dong, gan gap doi nam 2022-Hinh-2

Khối lượng phát hành sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023

VNDirect cho rằng cần thêm thời gian để các thành viên tham gia thị trường (nhà phát hành, tổ chức bảo lãnh/tư vấn và nhà đầu tư) thích ứng với các quy định mới.

Trong bối cảnh chi phí tài chính gia tăng, lực cầu nội địa yếu đi, thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp đang có xu hướng hoãn, hoặc hủy kế hoạch mở rộng kinh doanh, dẫn đến giảm nhu cầu vốn. Vì vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng thị trường TPDN sẽ tương đối im lìm trong nửa đầu năm 2023. Khối lượng phát hành sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023 từ mức nền thấp của 2022, nhờ lợi nhuận của doanh nghiệp khởi sắc hơn, lãi suất ổn định và cơ chế thị trường tốt hơn.

Hiện quy mô TPDN trên GDP của Việt Nam là 15%; và 13% đối với TPDN phát hành riêng lẻ, tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Chính phủ đang đặt mục tiêu quy mô thị trường TPDN đạt 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đưa ra một số biện pháp để tháo gỡ thế khó của TPDN, bao gồm: đẩy nhanh quy trình pháp lý để doanh nghiệp có quyền sử dụng đất, đề nghị Ngân hàng nhà nước giảm chi phí đi vay cho các công ty và tham gia tái cơ cấu các nghĩa vụ trả nợ, cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, đảm bảo các tổ chức phát hành cung cấp thông tin chính xác và đảm bảo thanh toán trái phiếu đúng hạn để củng cố niềm tin của nhà đầu tư.