Thẻ thu phí cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn in bản đồ không có Trường Sa, Hoàng Sa

Tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả khai thác vừa khiến dư luận "dậy sóng" khi phát hành thẻ thu phí in hình bản đồ Việt Nam nhưng không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều đảo khác...

Tấm thẻ thu phí đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn được nhiều người dân phát hiện không có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như nhiều đảo khác thuộc chủ quyền Việt Nam, sau đó thông tin được chia sẻ lên mạng xã hội tạo ra làn sóng phẫn nộ nhắm vào Tập đoàn Đèo Cả.
The thu phi cao toc Bac Giang – Lang Son in ban do khong co Truong Sa, Hoang Sa
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.  
Thẻ in hình bản đồ Việt Nam cùng thông tin "một số dự án trọng điểm Tập đoàn Đèo Cả đã và đang triển khai "như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, TP. HCM, Tiền Giang"…

Trả lời báo Giáo dục & Thời đại, bộ phận truyền thông của Tập đoàn Đèo Cả xác nhận: Tấm thẻ trên không phải là không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà nguyên nhân là do in mờ. Hiện Tập đoàn đang cho in lại tấm thẻ thu phí nêu trên.

Theo quan sát, tấm thẻ thu phí không hề có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và không có vết in mờ như thông tin mà bộ phận truyền thông của Tập đoàn Đèo Cả chia sẻ.

Trước khi xảy ra sự việc này, ông Lưu Xuân Thuỷ, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cũng dính bê bối vụ rút "vật hình khẩu súng" chĩa vào bảo vệ chung cư PNTechcons, TP. HCM khiến người dân tại đây phản ứng dữ dội buộc ông Thuỷ phải ra mặt xin lỗi.

Tập đoàn Đèo Cả: Từ giá BOT kịch trần đến đoạn đường phải cầu cứu

(Kiến Thức) - Tập đoàn Đèo Cả là chủ đầu tư của dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, tuy nhiên, sau 5 năm dự án này gặp nhiều lùm xùm từ việc thi công, thu phí và gần đây là việc đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng nguy cơ "đổ bể" vì thiếu vốn khiến dư luận chú ý.

Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn gồm 2 hợp phần: Hợp phần QL1 (tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 - Km106+500) với chiều dài 110 km; Hợp phần cao tốc (tuyến cao tốc Bắc Giang - TP. Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500) với chiều dài 64 km. Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án là 12.189 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn và hợp phần tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 - Km106+500 tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn có tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn  (Công ty thành viên của Tập đoàn Đèo Cảlàm chủ đầu tư, triển khai theo hình thức hợp đồng BOT.

Khám xét cán bộ, lái xe TP Hà Nội: Hiểu sao về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật"

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc một cán bộ và lái xe của UBND TP Hà Nội bị điều tra về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

Ngày 13/7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của 3 cán bộ UBND TP Hà Nội về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015.

Cận cảnh đoạn metro Hà Nội vừa bị đòi bồi thường 19 triệu USD

Với lý do chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng thi công, nhà thầu quốc tế thi công đoạn đi trên cao tại dự án đường sắt đô thị (metro) Nhổn - ga Hà Nội vừa đòi bồi thường 19 triệu USD (khoảng 400 tỷ đồng). 

Can canh doan metro Ha Noi vua bi doi boi thuong 19 trieu USD

Theo đó, hạng mục thi công vừa bị nhà thầu quốc tế đòi bồi thường hơn 19 triệu USD (khoảng 400 tỷ đồng) là đoạn tuyến đi trên cao từ Nhổn (Bắc Từ Liêm) về công viên Thủ Lệ (Cầu Giấy) thuộc gói thầu CP01 (Xây lắp). Đây là lần thứ hai trong vòng 1 năm dự án bị nhà thầu quốc tế đòi bồi thường.

Can canh doan metro Ha Noi vua bi doi boi thuong 19 trieu USD-Hinh-2
Nhà thầu đòi bồi thường là Công ty TNHH Dealim (Hàn Quốc). Ảnh ghi lại thời điểm nhà thầu Dealim thi công đoạn qua Cầu Giấy.
Can canh doan metro Ha Noi vua bi doi boi thuong 19 trieu USD-Hinh-3
Lý do đòi bồi thường được thông báo rằng, chủ đầu tư là UBND thành phố Hà Nội (đại diện là Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị) đã chậm giao mặt bằng thi công 18 tháng so với Hợp đồng.
Can canh doan metro Ha Noi vua bi doi boi thuong 19 trieu USD-Hinh-4
Ngoài ra, nhà thầu Dealim còn cho biết, gói thầu CP01 phải kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng là 26,5 tháng do vướng mắc trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thủ tục tạm ứng.
Can canh doan metro Ha Noi vua bi doi boi thuong 19 trieu USD-Hinh-5
Từ những nguyên nhân trên, dẫn đến nhà thầu phải chi các khoản chi phí phát sinh nên đề nghị phía chủ đầu tư bổ sung 19,1 triệu USD. Ảnh ghi lại tại hiện trường thời điểm Dealim thi công đoạn qua Tây Tựu (Bắc Từ Liêm).
Can canh doan metro Ha Noi vua bi doi boi thuong 19 trieu USD-Hinh-6
Tuy nhiên đại diện UBND thành phố Hà Nội cho rằng, sau một thời gian dài đánh giá, tham vấn các đơn vị tư vấn, giá trị bổ sung do kéo dài thời gian thực hiện gói thầu này được tạm chốt là 6,6 triệu USD, giảm 12,5 triệu USD so với kiến nghị của nhà thầu.
Can canh doan metro Ha Noi vua bi doi boi thuong 19 trieu USD-Hinh-7
Đánh giá về việc trên, đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, các chi phí phát sinh này vẫn nằm trong dự toán các gói thầu, không vượt giá trị dự toán và tổng mức đầu tư được phê duyệt. 
Can canh doan metro Ha Noi vua bi doi boi thuong 19 trieu USD-Hinh-8

Cũng theo đại diện UBND thành phố Hà Nội, việc bổ sung này chưa được quy định cụ thể và chưa có tiền lệ, do vậy đây mới chỉ là con số nhà thầu đưa ra, đến nay chủ đầu tư chưa thanh toán số chi phí trên.

Can canh doan metro Ha Noi vua bi doi boi thuong 19 trieu USD-Hinh-9
Để giải quyết vấn đề trên, UBND thành phố Hà Nội đang đề nghị các nhà thầu chờ kết quả kiểm toán dự án của Kiểm toán Nhà nước.
Can canh doan metro Ha Noi vua bi doi boi thuong 19 trieu USD-Hinh-10
Cùng với đó, UBND thành phố Hà Nội cũng có công văn gửi các bộ, ngành liên quan đề nghị hướng dẫn việc bổ sung chi phí do kéo dài thời gian các gói thầu xây lắp của dự án, làm cơ sở để đàm phán, thanh quyết toán.