Thấy gì từ nông sản ùn ứ, Bộ Công thương bán dưa?

Câu chuyện dưa hấu của bà con nông dân miền Trung bị thương lái ép bán rẻ lại dấy lên vấn đề tổ chức hệ thống bán lẻ nông sản.

Thay gi tu nong san un u, Bo Cong thuong ban dua?
Công đoàn Bộ Công Thương bán dưa ủng hộ nông dân miền Trung. Ảnh: Mai Thạch  
Đắng lòng dưa hấu
Chiều 10/4, các xe chở hàng hoa quả, phần nhiều là thanh long, dưa hấu đã tiếp cận sát biên giới, không còn cảnh xếp hàng dài ngày trên các tuyến đường dẫn đến khu kiểm hóa Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn). Tại cửa khẩu Tân Thanh, cùng với việc giao thương thông suốt, các mặt hàng dưa, thanh long đã bán được giá cao hơn.
Dưa đẹp, xuất bán tại Pò Chài, Trung Quốc, có giá 2,1 tệ (tương đương 7.300 đồng/kg); dưa xấu, giá gần 4.000 đồng/kg. Để giải phóng nhanh, nhiều chủ hàng đã bán buôn cả xe dưa với giá 1 vạn tệ (trên 34 triệu đồng).
Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Quang Hội - Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh cho biết: Nguyên nhân chính dẫn đến dưa bị ách tắc, thối hỏng phải bỏ đi là bởi nhiều doanh nghiệp, thương nhân Việt đã quen thói làm ăn manh mún, không có hợp đồng ràng buộc về giá cả theo quy định thương mại quốc tế. “Dưa hấu là mặt hàng truyền thống buôn bán chủ yếu qua cặp cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc). Thêm nữa, hàng của ta phải bốc, dỡ, sang xe ở bên kia biên giới với phương tiện thô sơ, mất rất nhiều thời gian”, ông Hội nói.
Để giải quyết bài toán này, theo ông Hội, công tác quản lý, dự báo và định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ NN& PTNT, Bộ Công Thương cần sát sao hơn nữa. Chính phủ cần quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực cửa khẩu Lạng Sơn, như kho bãi chứa hàng hóa, kho sơ chế bảo quản nông sản, bãi đỗ phương tiện.
“Các doanh nghiệp, thương nhân cần thay đổi phương thức kinh doanh, từ buôn bán theo kiểu bạn hàng truyền thống, kinh doanh tiểu ngạch sang phương thức kinh doanh chính ngạch có hợp đồng ngoại thương theo thông lệ quốc tế. Có như vậy mới hy vọng giảm thiểu được rủi ro khi xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc”, ông Hội nói.
Nếu bộ nào cũng đi bán dưa!
Trước đó, sáng 9/4 tại trụ sở 54 Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Công đoàn Cơ quan Bộ Công Thương phối hợp Cục Xuất nhập khẩu đã tổ chức chương trình mua 14 tấn dưa hấu nhằm giúp người dân miền Trung vượt qua khó khăn. Chương trình diễn ra trong không khí náo nức, tưng bừng.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Hoa, Vụ trưởng, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ Công Thương cho biết: “Việc mua dưa là lời nhắn nhủ các cơ quan, ban ngành, cần có trách nhiệm, giải pháp đồng bộ cho người nông dân trong bối cảnh năm nào vải thiều, thanh long, chuối xanh, dưa hấu cũng bị ách tắc, bị ép giá khi xuất khẩu. Nếu 26 bộ ngành khác cùng vào cuộc sẽ giúp ích rất nhiều cho bà con”.
Việc Công đoàn Bộ Công Thương tổ chức mua dưa cho nông dân, nhìn ở góc độ quản lý, sẽ thấy nhiều bất cập. Không ít ý kiến cho rằng, việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu ổn định, có chiến lược giúp bà con tiêu thụ sản phẩm luôn là bài toán khó, là trách nhiệm chính của Bộ Công Thương, nhất là khi tình trạng này đã xảy ra từ nhiều năm nay.
Với trách nhiệm của mình Bộ Công Thương phải sớm cùng Bộ NN&PTNT xây dựng kế hoạch sản xuất dài lâu, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, có các chiến dịch quảng bá sản phẩm của người nông dân Việt ra nước ngoài. Cùng đó, các bộ cũng cần xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến, giúp tiêu thụ hàng hóa cho nông dân.
Bài toán quy hoạch
Ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, dưa hấu cũng như nhiều nông sản khác, đang mắc ở khâu lưu thông, phân phối. Dưa trồng nhiều ở một số tỉnh Nam Trung bộ như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích vài chục nghìn héc-ta. “Số lượng dưa như thế không hẳn là nhiều, vì nhu cầu tiêu thụ trong nước lớn, thị trường Trung Quốc cũng hút hàng mạnh” - ông Quảng nói.
Vấn đề là khâu tổ chức tiêu thụ, điều phối hàng hóa trong nước cũng như lên biên giới. Ở trong nước, ngoài các thành phố lớn, khu công nghiệp, còn có thể đưa dưa về những vùng nông thôn trồng ít dưa này tiêu thụ.
Với thị trường Trung Quốc, cần làm việc với nước này để hai bên phối hợp, tăng khả năng thông quan, mở rộng thêm kho bãi. Có thể hình thành các tổng kho, lưu giữ hàng hóa. “Năm nào dưa cũng tắc, vậy có thể điều tiết số lượng đầu xe của các tỉnh lên cửa khẩu, tránh gây ùn ứ như hiện nay”- ông Quảng nói.
Ông Đoàn Xuân Hòa, nguyên Phó Cục trưởng Chế biến Nông- Lâm-Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho rằng, câu chuyện năm nào cũng xảy ra ùn tắc dưa ở cửa khẩu là do không thiết lập được chuỗi sản xuất và tiêu thụ.
Lâu nay, thương lái thường tìm đường xuất đi Trung Quốc vì đây là thị trường béo bở, trong khi chúng ta chưa chú trọng thiết lập kênh tiêu thụ ở siêu thị, chợ đầu mối, bán lẻ nội địa. Trung Quốc là thị trường rất lớn về hoa quả tươi.
Do vậy, cần thiết lập khu thương mại biên giới, thuận tiện cho tiêu thụ nông sản, nhất là hoa quả tươi. “Nên bớt đi những đề án lằng nhằng, tập trung vào việc cụ thể sẽ tốt hơn”- ông Hòa nói.
Gần 80% dưa hấu trong nước đã tiêu thụ hết
Trao đổi với báo chí chiều 10/4, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, ông Võ Văn Quyền cho biết, tính đến thời điểm này, ước tính khoảng gần 80% lượng dưa hấu ở nhiều địa phương đã được tiêu thụ. Cá biệt có Bình Định đã cơ bản tiêu thụ hết.
Đến nay, dù lượng dưa đổ về qua cửa khẩu Tân Thanh khá lớn, dẫn đến ùn tắc, nhưng với sự vào cuộc của lực lượng chức năng, lượng dưa ùn ứ đã nhanh chóng giảm xuống.
Để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu hàng nông sản nói chung, mặt hàng dưa hấu nói riêng, các cơ quan chức năng phía Việt Nam đã có nhiều cuộc thảo luận với Trung Quốc. Hiện phía Trung Quốc đã quyết định dành riêng một kho bãi tại cửa khẩu cho mặt hàng dưa hấu Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã thông tin đến doanh nghiệp về sức chứa của cửa khẩu Tân Thanh cũng như khuyến cáo thương lái không ồ ạt đưa dưa hấu lên cửa khẩu.

Thanh long, dưa hấu ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh

Có đến 400-500 xe dưa hấu, thanh long ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), kéo dài nhiều km. Hàng vạn tấn hoa quả có nguy cơ hỏng.

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh
 Xe chở nông sản đậu chật kín trong kho bãi của cửa khẩu Tân Thanh sáng 5/4. Ảnh: Văn Duẩn.

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-2
Hàng trăm xe container và xe tải chở hàng nông sản bị ùn tắc kéo dài suốt 4km từ cửa khẩu Tân Thanh đến ngã ba Pắc Luống ở quốc lộ 4A. 

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-3
Sáng 5/4, bà Đặng Thị Ngân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn), cho biết cơ quan chức năng của Việt Nam và phía Trung Quốc đã làm việc và thống nhất kéo dài thời gian mở cổng cửa khẩu đến 20 giờ hàng ngày để giải quyết tình trạng ùn ứ hàng. 

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-4
Hiện ở kho bãi của cửa khẩu Tân Thanh cũng như những khu vực xung quanh cửa khẩu có khoảng 700-800 xe chở hàng nông sản (bình quân 20 tấn hàng/xe) chủ yếu là dưa hấu và thanh long đang chờ để xuất hàng qua Trung Quốc. 

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-5
Dù thủ tục hải quan chỉ mất khoảng 1 phút/xe, tuy nhiên do năng lực kho bãi của phía Trung Quốc chỉ có thể tiếp nhận tối đa ở mức 300-380 xe/ngày (tùy khả năng giải phóng hàng), vì vậy mỗi ngày phía Trung Quốc chỉ có thể cho phép 300 xe nông sản của Việt Nam chở hàng qua. 

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-6
Hiện vẫn còn từ 400-500 xe (tương đương 8.000-10.000 tấn hàng) không thể xuất hàng qua cửa khẩu và bị ùn ứ ở khu vực cửa khẩu. Nhiều lái xe đứng ngồi không yên khi nắng nóng gay gắt, dưa ủ trên xe lâu ngày sẽ bị hư hỏng.

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-7
 Một lái xe chở dưa hấu từ huyện An Nhơn, Bình Định đang rất lo lắng khi đã phải chờ đợi 5 ngày nhưng chưa xuất được hàng qua Trung Quốc trong khi nhiều trái dưa đã ủng và chảy nước.

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-8
Dưa hấu bị hỏng vứt ngay bên hàng xe đang chờ đợi và vứt đầy vỉa hè cũng như bên vệ đường ở ngay bên hông cửa khẩu Tân Thanh. 

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-9
 Theo bà Ngân, tình trạng ùn ứ này sẽ phải kéo dài qua Tết Thanh Minh khi Trung Quốc không mua dưa hấu với số lượng nhiều nữa.

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-10
Hiện lực lượng công an tỉnh Lạng Sơn đã phải huy động lực lượng đến những khu vực này để điều tiết giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời huy động lực lượng CSGT chặn xe ở khu vực ngã ba Ma Mèo của xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng không cho xe chở nông sản lên tiếp để tránh ùn tắc và hỗn loạn giao thông ở khu vực gần cửa khẩu. 

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-11
Hình ảnh ghi nhận tại cửa khẩu quốc tế Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn trong sáng 5/4

Thanh long, dua hau un tac o cua khau Tan Thanh-Hinh-12
Nhiều xe dưa đã bị phía Trung Quốc trả về vì không đạt chất lượng, được chủ hàng mang về bán đổ bán tháo với giá rẻ chỉ từ 10-20 ngàn đồng/quả ở ngay cửa khẩu Tân Thanh. 

Đắng lòng cổng làng hoành tráng 300 triệu của thôn nghèo!

(Kiến Thức) - Dân không thể nhìn ngắm cái cổng làng hoành tráng 300 triệu đồng mà no được, cũng như không thể ngắm pháo hoa mà hết nghèo...

Người dân ở thôn 2 (xã Trà Thủy, huyện miền núi Trà Bồng, Quảng Ngãi) vừa được chính quyền huyện ưu ái tặng cho một món quà thật giá trị: Cái cổng chào được xây dựng với chi phí gần 300 triệu đồng từ ngân sách địa phương.

Dang long cong lang hoanh trang 300 trieu cua thon ngheo!
 Cổng làng hoành tráng 300 triệu.

Một cái cổng thật “hoành tráng” so với cấp độ của một thôn chỉ có 107 hộ dân. Nhưng sự hoành tráng của nó có lẽ ở chi phí mà người ta đã xây dựng hơn là cái hình ảnh thực của nó. Bỏ ra một đống tiền để có một cái cổng chào phơi nắng phơi mưa quanh năm suốt tháng và chỉ để ghi mỗi cái danh “Thôn văn hóa” thì quả thực là một sự lãng phí ghê gớm!

Nhưng sự lãng phí ấy có thể thông cảm được bởi văn hóa cổng chào vốn là nét đặc trưng của xứ ta từ xưa đến nay, cho nên không làng xã nào mà lại không có một cái cổng chào. Cổng chào còn hiện diện sừng sững ở các cửa ngõ ra vào các huyện, tỉnh, thành phố khắp cả nước. Hầu hết những cái cổng chào đồ sộ ấy chỉ có chức năng chuyển tải mỗi cái thông điệp: Huyện/tỉnh/thành X kính chào quí khách và “See you again!”.

Thế nhưng, điều khiến dư luận không thể thông cảm nổi khi biết hiện tình của người dân thôn 2 xã Trà Thủy ra sao. Thôn có 107 hộ với 365 khẩu, thì số hộ nghèo chiếm đến hơn một nửa: 57 hộ với 200 khẩu. Mức thu nhập trung bình của cả thôn chưa đến 500.000 đồng/tháng/người. Quả là những con số gây sốc! Và thật phản cảm khi trên cái cổng chào hoành tráng kia người ta kẻ dòng chữ to đùng: “Thôn văn hóa – thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng”. Chao ôi, thôn văn hóa mà có hơn một nửa là số hộ nghèo với nhà cửa dột nát!? Chẳng hiểu các vị lãnh đạo huyện Trà Bồng căn cứ vào tiêu chí nào mà “ban tặng” thôn nghèo cái danh hiệu cao quí ấy?

Dang long cong lang hoanh trang 300 trieu cua thon ngheo!-Hinh-2
 Nhà của một hộ dân ở thôn 2 Trà Thủy.

Trong hoàn cảnh hiện tại của mình, cái mà người dân thôn 2 Trà Thủy cần là cơm ăn, áo mặc là nhà cửa không bị dột nát, con cái không bị thất học vì nghèo đói chứ không phải là cái cổng chào xa xỉ đứng trơ trọi, lạc lõng ở ngoài đầu thôn kia. Nếu chính quyền thực sự quan tâm tới bà con thì hãy bằng những việc làm thiết thực giúp họ từng bước thoát nghèo. Dân không thể nhìn ngắm cái cổng làng hoành tráng mà no được, cũng như không thể ngắm pháo hoa mà hết nghèo như một vị quan chức ở thủ đô từng “lí luận”.

Bởi thế, dư luận không thể đồng tình với lời giải thích mà ông Nguyễn Thanh Tùng, trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Trà Bồng, đại diện chủ đầu tư đưa ra: “Việc huyện đầu tư để xây cổng chào to như vậy cho thôn 2 là bởi đây là nơi mà người dân có công lớn trong việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa của đồng bào người Kor ở địa phương. Vì vậy huyện muốn làm điều gì đó cho người dân nơi đây”. 

Thì ra, món quà đặc biệt này không phải từ trên trời rơi xuống mà là phần thưởng cho đồng bào đã có công sức bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nhưng than ôi, liệu cái cổng chào mà huyện tặng, có làm được điều gì đó cho đồng bào như ông trưởng phòng VHTT nói trong công cuộc bảo tồn văn hóa dân tộc khi mà cuộc sống của hơn một nửa hộ dân trong thôn còn nghèo khó? Hay món quà ấy suy cho cùng chỉ là sự giải ngân cho một “dự án” đã được tính toán sẵn?

Nam Định: Hồ sơ chính sách được làm giả thế nào?

(Kiến Thức) - Chỉ với vài tờ giấy A3 hoặc A4 và… tàn nhang, các đối tượng làm giả hồ sơ chính sách đã thực hiện trót lọt hàng trăm phi vụ...

Chỉ với vài tờ giấy A3 hoặc A4 và… tàn nhang, các đối tượng làm giả hồ sơ chính sách đã thực hiện trót lọt hàng trăm phi vụ, chiếm đoạt không biết bao nhiêu tiền của Nhà nước.
Huy chương giả từ giấy, tàn nhang