Thấy gì qua Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin?

(Kiến Thức) - Ngày 20/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ tư của ông. Dưới đây là một số nội dung quan trọng trong Thông điệp Liên bang 2019 của ông chủ Điện Kremlin.

Ngày 20/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang thường niên trước Hội đồng Liên bang Nga. Đây là Thông điệp liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ tư của ông Putin và là Thông điệp liên bang thứ 15 của ông trong những năm giữ cương vị người đứng đầu nước Nga.
Như thường lệ, trong Thông điệp Liên bang thường niên, Tổng thống Putin đề cập đến tình hình của đất nước cũng như những định hướng chủ yếu trong chính sách đối nội và đối ngoại.
Mở đầu bản Thông điệp Liên bang năm nay, Tổng thống Putin khẳng định nội dung chính sẽ là các vấn đề đối nội của đất nước, với mục đích là đưa nước Nga phát triển hơn nữa, cải thiện đời sống người dân,...
"Thông điệp liên bang hôm nay trước hết tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong nước", Tổng thống Nga Putin nói. 
Thay gi qua Thong diep Lien bang cua Tong thong Putin?
Tổng thống Nga Vladimir Putin. 
Về Kinh tế, Tổng thống Putin đặt ra mục tiêu tăng trưởng hơn 3% vào năm 2021, đầu tư vào nền kinh tế năm 2020 cần tăng 6-7%, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và luật pháp, đồng thời loại bỏ những gì cản trợ tự do kinh doanh, cần đầu tư xây dựng các trạm nhiên liệu khí gas mới cũng như nâng cấp phương tiện giao thông vận tải,...
"Tăng trường đầu tư vào kinh tế (Nga) trong năm 2020 cần đạt 6-7%", TASS dẫn lời ông Putin.
Về Xã hội, Tổng thống Putin tiếp tục áp dụng và tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính cho các gia đình sinh con như đề nghị giảm thuế bất động sản đối với gia đình nhiều con, gia đình 3 con trở lên sẽ được nhận hỗ trợ bổ sung; đề ra chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cá nhân; cải tạo các nhà văn hóa ở nông thôn, tăng dân số tự nhiên của Nga sẽ được phục hồi trong giai đoạn 2023-2024 và giảm thuế cho các công ty xây dựng đối với các công trình xã hội được chuyển giao cho nhà nước.
"Nga đang bước vào giai đoạn nhân khẩu học rất khó khăn. Tỷ lệ sinh giảm dần. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta chấp nhận tình trạng này. Năm 2023-2024, chúng ta sẽ có thể đạt được sự phục hồi tăng trưởng dân số quốc gia", ông Putin nói.
Về Giáo dục-Y tế, Tổng thống Putin đề ra mục tiêu đưa mạng Internet tốc độ cao vào tất cả các trường học của Nga trước cuối năm 2021; đồng thời khởi động chương trình "giáo viên nông thôn", tiếp tục triển khai chương trình "bác sĩ nông thôn", đưa các bác sĩ, giáo viên trẻ về với các khu vực nông thôn.
Mục tiêu là đến cuối năm 2020, người dân Nga được tiếp cận dịch vụ y tế tại tất cả các khu vực trên khắp cả nước, để mọi người dân ở bất kỳ đâu đều có thể tiếp cận dịch vụ y tế, và thực hiện số hoá trong lĩnh vực y tế trong vòng 3 năm.

Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Putin gửi thông điệp chúc mừng năm mới (Nguồn: RT)

Trong lĩnh vực Ngoại giao, Tổng thống Putin khẳng định Nga không tìm kiếm xung đột đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung INF, song sẽ đáp trả tương xứng hành động triển khai tên lửa tầm trung tại Châu Âu.
"Nga muốn quan hệ hữu nghị, bình đẳng và toàn diện với Mỹ. Nga không đe dọa ai và mọi hành động của Nga trong lĩnh vực an ninh chỉ mang tính phòng thủ, đáp trả", Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Đồng thời, ông chủ Điện Kremlin quyết tâm phát triển hơn nữa đối thoại với Nhật Bản nhằm ký kết một hiệp ước hòa bình. Ông cũng hy vọng Liên minh Châu Âu (EU) sẽ có bước đi thực hiễn để khôi phục quan hệ kinh tế và chính trị với Moscow.
Ngoài ra, mối quan hệ với hai nước láng giềng gần gũi nhất là Belarus và Ukraine được Tổng thống Putin chú trọng.
Cũng trong Thông điệp Liên bang vừa qua, Tổng thống Putin cũng đã "khoe" về các loại vũ khí hiện đại mới nhất của Nga.
"Tên lửa liên lục địa hạng nặng 'Sarmat' đang trải qua quá trình thử nghiệm. Thiết bị laze 'Peresvet' và tổ hợp tên lửa siêu thanh 'Kinzhal' trang bị cho máy bay cũng được đưa vào trực chiến thử nghiệm. Tàu ngầm mang tên lửa đầu tiên 'Poseidon' sẽ được hạ thủy vào mùa xuân. Hạm đội Nga sẽ được phiên chế 7 tàu ngầm và 5 tàu chiến sớm hơn kế hoạch", Tổng thống Nga thông báo.
Tổng thống Putin cho hay nước này đang tiến tới chế tạo tên lửa siêu thanh "Tsirkon" với vận tốc đạt gần 9 mach và tầm bắn lên tới hơn 1 nghìn km.

Hé lộ đời tư ít biết của Tổng thống Nga Vladimir Putin

(Kiến Thức) - Là chính khách quyền lực nhưng sau tất cả có thể cảm nhận trong con người Tổng thống Putin vẫn là một người cha, người ông hết lòng yêu thương con cháu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin kết hôn với bà Lyudmila Shkrebneva vào ngày 28/7/1983. Trước đó, ông Putin đã gặp bà Lyudmila ở Leningrad, nay là thành phố Saint Petersburg, khi bà còn làm tiếp viên hàng không cho hãng Aeroflot của Nga. Ảnh: Express.
Tổng thống Nga Vladimir Putin kết hôn với bà Lyudmila Shkrebneva vào ngày 28/7/1983. Trước đó, ông Putin đã gặp bà Lyudmila ở Leningrad, nay là thành phố Saint Petersburg, khi bà còn làm tiếp viên hàng không cho hãng Aeroflot của Nga. Ảnh: Express. 

Tuy nhiên, sau 30 năm chung sống, trên đài truyền hình quốc gia vào tối 6/6/2013, vợ chồng Tổng thống Putin bất ngờ tuyên bố họ đã ly dị và mỗi người đều có một cuộc sống riêng. Ảnh: Telegraph.
 Tuy nhiên, sau 30 năm chung sống, trên đài truyền hình quốc gia vào tối 6/6/2013, vợ chồng Tổng thống Putin bất ngờ tuyên bố họ đã ly dị và mỗi người đều có một cuộc sống riêng. Ảnh: Telegraph.

Thông tin này đã khiến người dân nước Nga và trên thế giới không khỏi ngỡ ngàng bởi Tổng thống Putin vốn là nhà lãnh đạo rất kín tiếng về đời tư. “Đây thực sự là quyết định từ cả hai phía. Ông Putin ‘hoàn toàn chìm ngập trong công việc”, bà Lyudmila từng chia sẻ. Ảnh: AP.
 Thông tin này đã khiến người dân nước Nga và trên thế giới không khỏi ngỡ ngàng bởi Tổng thống Putin vốn là nhà lãnh đạo rất kín tiếng về đời tư. “Đây thực sự là quyết định từ cả hai phía. Ông Putin ‘hoàn toàn chìm ngập trong công việc”, bà Lyudmila từng chia sẻ. Ảnh: AP.

Mặc dù vậy, sau khi ly hôn, Tổng thống Putin cho biết ông vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với vợ cũ, bà Lyudmila, cùng hai con gái Maria (trái) và Yekaterina. Ảnh: Moscow Times.
 Mặc dù vậy, sau khi ly hôn, Tổng thống Putin cho biết ông vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với vợ cũ, bà Lyudmila, cùng hai con gái Maria (trái) và Yekaterina. Ảnh: Moscow Times.

Có thể thấy, những thông tin về cuộc sống đời tư, gia đình của nhà lãnh đạo Nga rất ít khi được hé lộ. Lý do là bởi vì Tổng thống Putin luôn muốn bảo vệ sự riêng tư của vợ con. Ảnh: Pinterest.
Có thể thấy, những thông tin về cuộc sống đời tư, gia đình của nhà lãnh đạo Nga rất ít khi được hé lộ. Lý do là bởi vì Tổng thống Putin luôn muốn bảo vệ sự riêng tư của vợ con. Ảnh: Pinterest. 

Với vai trò là người đứng đầu nước Nga, công việc của Tổng thống Putin rất bận rộn. Tuy nhiên, ông luôn cố gắng dành thời gian cho gia đình, nhất là hai cô con gái mà ông rất mực thương yêu. Ảnh: Quora.
Với vai trò là người đứng đầu nước Nga, công việc của Tổng thống Putin rất bận rộn. Tuy nhiên, ông luôn cố gắng dành thời gian cho gia đình, nhất là hai cô con gái mà ông rất mực thương yêu. Ảnh: Quora. 

Vợ cũ của ông Putin, bà Lyudmila, cũng thừa nhận rằng ông Putin là một người cha mẫu mực. “Mặc dù không có nhiều thời gian dành cho con nhưng ông ấy vẫn luôn chăm sóc và ở bên các con lúc cần thiết”, bà Lyudmila chia sẻ. Ảnh: Telegraph.
 Vợ cũ của ông Putin, bà Lyudmila, cũng thừa nhận rằng ông Putin là một người cha mẫu mực. “Mặc dù không có nhiều thời gian dành cho con nhưng ông ấy vẫn luôn chăm sóc và ở bên các con lúc cần thiết”, bà Lyudmila chia sẻ. Ảnh: Telegraph.

Trong cuộc phỏng vấn với Itar-Tass, Tổng thống Putin từng nói ông vẫn cố gắng thu xếp thời gian để có thể gặp các con mỗi tháng một, hai lần. Nhà lãnh đạo Nga cũng rất tự hào khi biết nhìn thấy các con trưởng thành và thành đạt trong công việc cũng như cuộc sống. Ảnh: News.com.au.
Trong cuộc phỏng vấn với Itar-Tass, Tổng thống Putin từng nói ông vẫn cố gắng thu xếp thời gian để có thể gặp các con mỗi tháng một, hai lần. Nhà lãnh đạo Nga cũng rất tự hào khi biết nhìn thấy các con trưởng thành và thành đạt trong công việc cũng như cuộc sống. Ảnh: News.com.au. 

Hồi tháng 6/2017, Tổng thống Putin tiết lộ thêm về đời tư khi lần đầu tiên xác nhận ông có hai cháu ngoại. Tuy nhiên, ông không nêu danh tính cháu vì muốn chúng có một cuộc sống bình thường. Ảnh: New York Post.
 Hồi tháng 6/2017, Tổng thống Putin tiết lộ thêm về đời tư khi lần đầu tiên xác nhận ông có hai cháu ngoại. Tuy nhiên, ông không nêu danh tính cháu vì muốn chúng có một cuộc sống bình thường. Ảnh: New York Post.

“Tôi chỉ mong muốn chúng được lớn lên như những con người bình thường. Nếu tôi tiết lộ danh tính thì e rằng cuộc sống của cháu ngoại tôi có thể bị xáo trộn”, ông Putin nói. Ảnh: IB Times.
“Tôi chỉ mong muốn chúng được lớn lên như những con người bình thường. Nếu tôi tiết lộ danh tính thì e rằng cuộc sống của cháu ngoại tôi có thể bị xáo trộn”, ông Putin nói. Ảnh: IB Times.

Là lãnh đạo một cường quốc thế giới, nhưng sau tất cả chúng ta có thể cảm nhận trong con người Tổng thống Putin vẫn là một người cha, một người ông luôn hết lòng yêu thương và bảo vệ con cháu. Ảnh: News Week.
 Là lãnh đạo một cường quốc thế giới, nhưng sau tất cả chúng ta có thể cảm nhận trong con người Tổng thống Putin vẫn là một người cha, một người ông luôn hết lòng yêu thương và bảo vệ con cháu. Ảnh: News Week.

Hiện tại, bà Lyudmila đã tái hôn còn Tổng thống Putin vẫn “lẻ bóng”, song ông chủ Điện Kremlin chia sẻ rằng ông không cảm thấy cô đơn. Ảnh: AP.
Hiện tại, bà Lyudmila đã tái hôn còn Tổng thống Putin vẫn “lẻ bóng”, song ông chủ Điện Kremlin chia sẻ rằng ông không cảm thấy cô đơn. Ảnh: AP. 

“Tôi cho rằng, sự cô đơn là điều gì đó rất khác. Đó không phải là việc có hay không có cơ hội gặp gỡ mọi người, mà là trạng thái của tâm hồn. Tôi không cảm thấy cô đơn trong tâm hồn”, ông Putin chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Itar-Tass hồi năm 2014. Ảnh: Sputnik.
 “Tôi cho rằng, sự cô đơn là điều gì đó rất khác. Đó không phải là việc có hay không có cơ hội gặp gỡ mọi người, mà là trạng thái của tâm hồn. Tôi không cảm thấy cô đơn trong tâm hồn”, ông Putin chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Itar-Tass hồi năm 2014. Ảnh: Sputnik.
Mời quý độc giả xem video: Cuộc sống bí ẩn của vợ cũ Tổng thống Putin (Nguồn: Vietnamnet TV)

Dấu ấn 4 lần đắc cử Tổng thống Nga của ông Putin

(Kiến Thức) - Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Nga, ông Putin luôn giành được tỷ lệ ủng hộ cao. Đó chính là phần thưởng xứng đáng dành cho ông Putin vì tất cả những gì tốt đẹp ông đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại cho nước Nga.

Tháng 8/1999 có thể được coi là dấu mốc “bước ngoặt” trong sự nghiệp chính trị của Tổng thống Putin với việc Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin (thứ hai từ phải sang) bổ nhiệm ông Putin làm Thủ tướng thay thế cho ông Sergei Stepashin (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Ông Putin (trái) bắt tay ông Boris vào ngày 9/8/1991. Ảnh: Getty Images.
Tháng 8/1999 có thể được coi là dấu mốc “bước ngoặt” trong sự nghiệp chính trị của Tổng thống Putin với việc Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin (thứ hai từ phải sang) bổ nhiệm ông Putin làm Thủ tướng thay thế cho ông Sergei Stepashin (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Ông Putin (trái) bắt tay ông Boris vào ngày 9/8/1991. Ảnh: Getty Images. 

Tổng thống Nga khi đó Boris Yeltsin (trái) và Thủ tướng Putin trong văn phòng ngày 13/10/1999. Ảnh: Getty.
 Tổng thống Nga khi đó Boris Yeltsin (trái) và Thủ tướng Putin trong văn phòng ngày 13/10/1999. Ảnh: Getty.

Sau khi Tổng thống Yeltsin từ chức vào tháng 12/1999, ông Putin được chỉ định trở thành tổng thống lâm thời của nước Nga. Ảnh: Ông Boris bắt tay quyền Tổng thống Putin trong buổi lễ chia tay tại Điện Kremlin ở thủ đô Moscow hồi tháng 12/1999. Ảnh: CNN.
Sau khi Tổng thống Yeltsin từ chức vào tháng 12/1999, ông Putin được chỉ định trở thành tổng thống lâm thời của nước Nga. Ảnh: Ông Boris bắt tay quyền Tổng thống Putin trong buổi lễ chia tay tại Điện Kremlin ở thủ đô Moscow hồi tháng 12/1999. Ảnh: CNN.

Ông Boris Yeltsin trao một bản sao Hiến pháp Nga cho ông Putin ngày 21/12/1999. Ảnh: Wikimedia Commons.
 Ông Boris Yeltsin trao một bản sao Hiến pháp Nga cho ông Putin ngày 21/12/1999. Ảnh: Wikimedia Commons.

Ông Boris (phải) bắt tay Thủ tướng, quyền Tổng thống Nga khi đó Vladimir Putin (trái) khi rời khỏi văn phòng ở Điện Kremlin ngày 31/12/1999. Ảnh: Getty Images.
Ông Boris (phải) bắt tay Thủ tướng, quyền Tổng thống Nga khi đó Vladimir Putin (trái) khi rời khỏi văn phòng ở Điện Kremlin ngày 31/12/1999. Ảnh: Getty Images. 

Trong cuộc bầu cử vào tháng 3/2000, Nga tổ chức bầu cử sớm và ông Putin đã giành chiến thắng với tỷ lệ 52,94% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Tổng thống Nga Putin tuyên thệ nhậm chức trong khi ông Boris đứng cạnh hồi tháng 5/2000. Ảnh: CNN.
Trong cuộc bầu cử vào tháng 3/2000, Nga tổ chức bầu cử sớm và ông Putin đã giành chiến thắng với tỷ lệ 52,94% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Tổng thống Nga Putin tuyên thệ nhậm chức trong khi ông Boris đứng cạnh hồi tháng 5/2000. Ảnh: CNN.

Trong bài diễn văn nhậm chức ngày 7/5/2000, Tổng thống Putin nói: “Chúng ta đều có mục tiêu chung, chúng ta đều muốn Liên bang Nga trở thành một quốc gia tự do, giàu mạnh, thịnh vượng và văn minh, một quốc gia mà công dân luôn cảm thấy tự hào và được quốc tế tôn trọng. Tôi cam kết sẽ làm việc một cách minh bạch và trung thực”. Ảnh: Wikipedia.
Trong bài diễn văn nhậm chức ngày 7/5/2000, Tổng thống Putin nói: “Chúng ta đều có mục tiêu chung, chúng ta đều muốn Liên bang Nga trở thành một quốc gia tự do, giàu mạnh, thịnh vượng và văn minh, một quốc gia mà công dân luôn cảm thấy tự hào và được quốc tế tôn trọng. Tôi cam kết sẽ làm việc một cách minh bạch và trung thực”. Ảnh: Wikipedia. 

Tiếp đến, Tổng thống Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào ngày 14/3/2004 với 71% số phiếu ủng hộ và tiếp tục trở thành người đứng đầu nước Nga cho đến năm 2008. Ông làm Thủ tướng Nga trong khoảng thời gian 2008-2012. Ảnh: Getty.
Tiếp đến, Tổng thống Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào ngày 14/3/2004 với 71% số phiếu ủng hộ và tiếp tục trở thành người đứng đầu nước Nga cho đến năm 2008. Ông làm Thủ tướng Nga trong khoảng thời gian 2008-2012. Ảnh: Getty.

Tổng thống Nga Putin tham dự buổi lễ mừng ông nhậm chức tại Điện Kremlin, thủ đô Moscow, ngày 7/5/2004. Ảnh: AP.
 Tổng thống Nga Putin tham dự buổi lễ mừng ông nhậm chức tại Điện Kremlin, thủ đô Moscow, ngày 7/5/2004. Ảnh: AP.

Tham gia cuộc bầu cử năm 2012, ông Putin dễ dàng tái đắc cử với 63,6% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Getty.
 Tham gia cuộc bầu cử năm 2012, ông Putin dễ dàng tái đắc cử với 63,6% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Getty.

Tổng thống Putin tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ thứ ba của ông ngày 7/5/2012. Ảnh: Wikipedia.
Tổng thống Putin tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ thứ ba của ông ngày 7/5/2012. Ảnh: Wikipedia. 

Trong cuộc tổng tuyển cử hôm 18/3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giành chiến thắng áp đảo với 76,6% số phiếu bầu, lập kỷ lục về số lượng người ủng hộ trong lịch sử nước Nga thời hậu Xô viết. Ảnh: Reuters.
 Trong cuộc tổng tuyển cử hôm 18/3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giành chiến thắng áp đảo với 76,6% số phiếu bầu, lập kỷ lục về số lượng người ủng hộ trong lịch sử nước Nga thời hậu Xô viết. Ảnh: Reuters.

Có thể thấy, trong các cuộc bầu cử Tổng thống Nga, Tổng thống Putin luôn giành được tỷ lệ ủng hộ cao. Đó là phần thưởng xứng đáng dành cho ông Putin vì tất cả những gì tốt đẹp ông đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại cho nước Nga. Ảnh: Reuters.
Có thể thấy, trong các cuộc bầu cử Tổng thống Nga, Tổng thống Putin luôn giành được tỷ lệ ủng hộ cao. Đó là phần thưởng xứng đáng dành cho ông Putin vì tất cả những gì tốt đẹp ông đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại cho nước Nga. Ảnh: Reuters.