Thất bại tình báo lớn nhất của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh

(Kiến Thức) - Thất bại tình báo lớn nhất của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh mới được chính quyền Washington tiết lộ trong một báo cáo.

Theo đó, chính phủ Mỹ mới công bố một trong những báo cáo đáng lo ngại nhất về nguy cơ chiến tranh hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và những mối nguy hiểm do những phân tích sai lầm của tình báo Mỹ liên quan đến mục đích của Liên Xô. Đó được cho là thất bại tình báo lớn nhất của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Báo cáo tuyệt mật trên được công bố vào tháng 10/2015. Bản báo cáo do Ban Cố vấn Tình báo Đối ngoại của Tổng thống Mỹ - PFIAB) soạn thảo tháng 2/1990. Trong đó bản báo cáo đã chỉ trích về sự thiếu hiểu biết của lực lượng tình báo Mỹ về Liên Xô trong thời gian diễn ra nguy cơ chiến tranh hạt nhân năm 1983 với xứ sở bạch dương.
Một loạt cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 1983 bao gồm: Mỹ triển khai các vũ khí hạt nhân chiến trường Pershing II (Tên lửa đạn đạo hai tầng mang đầu đạn hạt nhân) ở châu Âu. Vũ khí này chỉ cần 5-6 phút có thể chạm đến Moscow; Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI hay Star Wars’) của Tổng thống Reagan; Tổng thống Reagan gọi Liên Xô là “đế chế quỷ”; Liên Xô bắn hạ máy bay dân sự của Hàn Quốc; Đặc biệt là cuộc tập trận quy mô lớn của NATO diễn ra vào tháng 11/1983, được gọi là “Able-Archer”. Cuộc tập trận này bị Liên Xô xem đó là một chiến dịch ngụy trang nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.
That bai tinh bao lon nhat cua My trong Chien tranh Lanh
 Tổng thống Reagan đưa ra những đánh giá không đúng sự thật về các nguy cơ về những hành động và thái độ của Liên Xô do tin tình báo không đúng tình hình thực tế.
Trong bối cảnh đó, cơ quan tình báo Liên Xô đã tăng cường thu thập tin tức tình báo chưa từng có tiền lệ trong một nỗ lực khẩn cấp nhằm phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo về quá trình chuẩn bị cho chiến tranh của NATO. Bên cạnh đó, Liên Xô cũng tổ chức nhiều cuộc diễn tập phòng thủ dân sự, tăng cường sự sẵn sàng chiến đấu của những tàu ngầm tên lửa đạn đạo và tập trung vào các máy bay năng lực hạt nhân đã được triển khai cũng như tăng cường các cuộc diễn tập quân sự hàng loạt nhằm sẵn sàng đối phó với một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ của đối phương.
Vào tháng 5 và 8/1984, 2 bản báo cáo tuyệt mật của tình báo Mỹ đã phân tích các hoạt động quân sự gần đó cũng như những tuyên bố chính trị của Liên Xô. Tuy nhiên, dù CIA đã nhận được bằng chứng từ Oleg Gordievsky - sĩ quan KGB (Cơ quan tình báo Liên Xô) ở London nhưng tình báo Mỹ vẫn tuyên bố rằng “giới lãnh đạo Liên Xô không nhận ra một mối nguy hiểm thực sự nào về một cuộc xung đột sắp xảy ra hay một cuộc chạm trán với Mỹ”.
Báo của của PFIAB chỉ ra rằng các bằng chứng đã không ủng hộ cho những kết luận mang tính khẳng định trên. Theo báo cáo này, các hành động của Liên Xô cho thấy một cách mạnh mẽ rằng các nhà lãnh đạo quân sự Liên Xô có thể đã quan ngại sâu sắc về việc Mỹ sử dụng cuộc diễn tập Able-Archer như một hành động ngụy trang để tiến hành một cuộc tấn công thực sự và nỗi lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân là có thực, ít nhất trong suy nghĩ của một số nhà lãnh đạo Xô Viết và đặc biệt là Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Yuri Andropov - cựu sĩ quan KGB.
Bản báo cáo của PFIAB cũng chỉ ra rằng, tình hình có lẽ đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng khi trong cuộc tập trận của NATO có thể là do một loạt sự ngẫu nhiên hoặc do tin tức tình báo sai mà Liên Xô đã nhận thức không đúng về các hành động của Mỹ, coi đó là sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân thực sự.
Báo cáo trên còn chỉ trích mạnh mẽ những đánh giá của tình báo Mỹ đã quá lạc quan, tự tin cũng như việc thu thập thông tin về các nhà lãnh đạo Liên Xô.
Báo cáo của PFIAB kết luận rằng, trong năm 1983, Mỹ có lẽ vô tình đặt mối quan hệ của họ với Liên Xô trong thế “đạn đã lên nòng”. Các nhà lãnh đạo Liên Xô quan ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân là sự thật. Theo đó, các phân tích tình báo của Mỹ đã không tập trung vào vấn đề trên một cách đúng đắn. Kết quả là, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ đã đưa ra những đánh giá không đúng sự thật về các nguy cơ về những hành động và thái độ của Liên Xô đối với Mỹ thời điểm đó.

Tận mục ngôi nhà cổ truyền thống đẹp bậc nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Để xây dựng nhà cổ Tây Giai, họ Phạm đã cho mời những thợ giỏi nhất của tỉnh Nam Hà cũ và thợ làng mộc Đạt Tài về thi công...

Tan muc ngoi nha co truyen thong dep bac nhat Viet Nam
 Nằm cách Thành nhà Hồ chỉ vài trăm mét về phía Tây, nhà cổ Tây Giai được coi là ngôi nhà cổ đẹp và nổi tiếng nhất Thanh Hóa.

Các loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên bàn thờ

Hoa là một thứ không thể thiếu trên bàn thờ mỗi nhà. Tuy nhiên, không phải hoa đặt lên bàn thờ là hoa gì cũng được.

Hoa ly

Cac loai hoa cam ky tuyet doi khong dat tren ban tho
 
Hoa ly không nên dâng lễ Phật, bàn thờ gia tiên bởi người ta kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở bàn thờ gia tiên. Hoa ly có thể dâng nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu).
Clip hoa ly được trồng ở Việt Nam:
Hoa đại (sứ, chămpa)
Theo quan niệm của người xưa đây hình dáng của hoa giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới. Theo sự tích Lào thì hoa đại cũng không nên dùng trong chuyện tình yêu trai gái vì nó mang lại những điều không may mắn. Theo quan niệm, cây hoa này cũng là nơi trú ngụ của khá nhiều hồn ma. Đây không là loại hoa đặt lên bàn thờ được.
Hoa lan móng rồng
Đây là loại hoa thơm không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi của hoa cũng không đẹp, chính vì vậy mà loài hoa này không dùng để thờ cúng tổ tiên.
Hoa nhài
Cac loai hoa cam ky tuyet doi khong dat tren ban tho-Hinh-2
 
Hoa nhài là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh.
Cúc vạn thọ
Cac loai hoa cam ky tuyet doi khong dat tren ban tho-Hinh-3