Thắp hương ngày Tết thế nào mới đúng cách?

Ngày Tết thắp hương nhiều, khi cúng Tết thắp 3 nén hương, nếu muốn duy trì bàn thờ thì chỉ thắp 1 nén hương trong phòng là đủ.

Từ xưa đến nay, trong nghi thức thờ cúng thần linh, tổ tiên tại các quốc gia phương Đông đều có tập tục thắp hương. Những tôn giáo, dân tộc, miền đất khác nhau thờ cúng những thần linh khác nhau, quy trình nghi thức cụ thể cũng khác nhau, nhưng lại có những quy phạm cơ bản giống nhau. Những quy phạm cơ bản này nên được chú trọng và tuân theo, nhất là trong dịp lễ Tết.
Thắp hương theo số lẻ
Thắp hương là nét đẹp văn hóa tồn tại từ lâu đời của người Việt Nam. Hương thơm trong quan niệm của Phật giáo là một trong 6 lễ vật dâng cúng (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực). Có nhiều quan niệm về số nén hương cần dâng, nhưng thường dâng theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9.
Việc thắp bao nhiêu nén hương tùy lễ. Nếu thắp 1 nén hương chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày. Còn lễ gia tiên, giỗ Tết không làm lễ lớn chỉ thắp 3 nén hương tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân (có trời đất và con người). Thắp 5 nén là ngũ hành tương sinh (hay dùng trong các đàn cầu cúng tiền tài…). Thắp 7 nén là dâng hàng Thánh mẫu. Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật...
Tùy đàn lễ lớn nhỏ mà thỉnh mời, dâng hương, nhưng với những lễ lớn, chuyện tam bảo, tam thế… chỉ làm ở chùa chiền hoặc do các thầy cúng làm lễ, trong gia đình không nên làm.
Ngày Tết thắp hương nhiều, khi cúng Tết thắp 3 nén hương, nếu muốn duy trì bàn thờ thì chỉ thắp 1 nén hương trong phòng là đủ.
Thap huong ngay Tet the nao moi dung cach?
Nếu thắp 1 nén hương chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày. 
Hương tắt đang cúng là điềm gì?
Theo quan niệm dân gian hương đang tắt trong khi cúng ngoài lý do hương kém chất lượng, thắp hương tại nơi có nhiều gió.... khi cầu cúng nếu hương tắt ở phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, bàn thờ... Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình. Hương tắt đoạn cuối là Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát... Thắp nén tâm hương đêm giao thừa bị tắt thì năm đó làm ăn chán hoặc gia cảnh lộn xộn…
Nếu đang cúng lễ mà hương tắt thì cứ để thế mà châm lửa lại, đừng nhổ ra đốt và cắm lại mà trở thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Bạn nên thắp hương nơi kín gió để hương không bị tắt. Cắm hương cần ngay thẳng, tránh nghiêng, lệch kẻo cây hương đổ hoặc đốm lửa giữa các nén hương cháy không đều, dễ bị tắt.
Trong thời tiết nồm ẩm có thể làm hương bị mốc. Hãy hóa trong thùng hóa vàng hoặc nơi đất sạch, tro đổ vào gốc cây hoặc nơi không có người đi lại giẫm lên được. Những đồ cúng lễ bằng kim loại không hóa được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ chôn xuống nơi đất sạch hoặc thải bỏ bình thường.
Quy phạm trong sử dụng hương
Quy phạm trong tôn giáo phần lớn đã được quy định chi tiết trong giới luật của kinh điển tôn giáo, nhưng đôi khi cũng căn cứ theo mỗi người, mỗi khu vực mà có sự khác biệt. Dưới đây sẽ lấy một số ví dụ về quy phạm thường gặp trong sử dụng hương:
- Dùng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên làm chính, tránh hương hóa học vừa làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân, vừa không thể biểu đạt được lòng thành.
- Nơi sử dụng hương: Không hạn chế, từ các nơi cúng dường chư Phật như đọc kinh, trai giới, lễ tụng, giảng kinh thuyết pháp, thỉnh cầu... Tại gia đình có thể dùng ở bàn thờ, phòng khách...
- Cất trữ hương: Để ở nơi cố định, khô ráo và sạch sẽ. Tốt nhất lựa chọn những hộp hương có thể đậy kín để đựng các loại hương phẩm khác nhau. Không để hương chưa đốt trên bàn thờ.
- Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất.
- Cần thường xuyên lau rửa sạch sẽ những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với hương như thìa hương, lư hương, hộp hương.
- Khi thắp hương: Cần chú ý phong thái của bản thân phải đoan chính, nghiêm trang. Khoảng cách giữa chỗ đứng với bát hương quá xa hoặc quá gần đều không tốt.
- Trước khi thắp hương nên sắp xếp ổn thỏa những vật phẩm cúng dường như hoa quả tươi, nước sạch.
- Số lượng: Không cần nhiều, mỗi bát chỉ nên dùng 1 nén hương, nếu là bát mới có thể dùng 3 nén. Không cần thiết một lúc châm cả bó hương cúng, mùi khói quá nồng sẽ khiến không khí bị ô nhiễm.
- Khi đốt hương cần có tâm trạng bình tĩnh, thái độ ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.
- Khi thắp hương, phải châm hương một cách cung kính, khi châm hương nếu có ngọn lửa, cần dùng bàn tay phẩy tắt lửa, hoặc cầm hương vẩy lên xuống để dập lửa. Không được phép dùng miệng thổi tắt lửa.
- Nếu đến chùa dâng hương, khi bước vào nên bước vào từ cửa bên phải của chính điện, đồng thời bước chân trái vào trước là tốt nhất.
Chú ý không được dẫm lên bậu cửa, cũng không nên có những động tác như nhìn trước ngó sau, chải đầu vuốt tóc...
- Sau khi châm hương, phải cầm hương với tư thế tay trái ở bên ngoài, tay phải ở bên trong, để hai tay giơ cao ngang mày, cung kính hành lễ.
- Sau khi thắp hương làm lễ trước tượng Phật, dùng hai tay để cắm hương vào lư hương, bắt đầu làm lễ cúng dường chư Phật Bồ tát.
- Khi dâng hương, miệng nên ngậm lại, ngoài việc thầm cầu trong lòng, hoặc tụng niệm nhỏ, không nên nói chuyện với người đứng bên cạnh.
- Trong thời gian thắp hương, không nên đưa mũi lại gần để ngửi hương.
- Sau khi việc cúng hương hoàn tất, xung quanh lư hương nếu có tàn hương rơi vãi, nên dùng khăn sạch để lau. Không được dùng miệng để thổi bay những tàn hương ở bên cạnh lư hương.
- Nếu hương bị tắt, có thể nhấc ra châm lại, ở chùa có thể thu lại thành bó, dùng đồ đựng sạch sẽ để đốt, không nên tự ý vứt bỏ.
- Không thắp hương liên tục, kể cả lễ tết. Chỉ thắp khi cúng dường, như lúc chuẩn bị xong mâm cỗ tất niên, mâm cúng giao thừa, thắp lại lần nữa đúng khi chuyển giao năm mới. Thắp hương hay khấn liên tục chỉ gây phiền nhiễu cho gia tiên, là điều không tốt, nhất là khi đồ cúng vẫn giữ nguyên không có bổ sung mới. Như vậy đồng nghĩa với việc mời gia tiên về ăn đi ăn lại, tỏ rõ thái độ không thành tâm và coi thường của gia đình.
Nghi lễ cúng hương que tại nhà
1. Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.
2. Cố gắng cầm hai tay cắm hương vào giữa bát hương, nếu đặt xa quá thì dùng tay phải. Tuy vậy nên bố trí bát hương sao cho có thể dứng cắm dễ dàng, không phải kiễng chân hay trèo ghế là tốt nhất.
Nghi lễ cúng hương que tại chùa
1. Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.
2. Dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai tay giữ lấy hương, ngón cái tì vào cuối chân hương.
3. Đặt hương sát gần với tim, có ý nghĩa tượng trưng cho "tâm hương".
4. Để hương ngang mày, lễ kính, quán tưởng bảo tướng của chư Phật, Bồ tát hiện ra trước mắt tiếp nhận cúng dường.
5. Dùng hai tay cắm hương vào giữa lư hương.

Top 4 con giáp tài lộc dồi dào nhất năm Bính Thân 2016

May mắn được thần tài che chở và ưu ái đặc biệt, những con giáp này sẽ gặt hái thành công và tài lộc dồi dào trong năm Bính Thân 2016.

Top 4 con giap tai loc doi dao nhat nam Binh Than 2016
 Top 4 con giáp tài lộc dồi dào nhất trong năm Bính Thân. Tuổi Ngựa: Đứng đầu bảng là người tuổi Ngựa. Những chú Ngựa thông minh, năng động, chuyện kiếm tiền, làm giàu trong năm Bính Thân sẽ dễ dàng hơn so với người khác. Được nhiều quý nhân che chở, đặc biệt có Thần Tài ưu ái, đường tài lộc của người tuổi Ngọ càng thênh thang, rộng mở. Ngay trong tình huống cạnh tranh khốc liệt, phần thắng và lợi nhuận luôn nghiêng về phía họ.

Giải mã loại hoa tuyệt đối cấm đặt lên bàn thờ ngày Tết

(Kiến Thức) - Hoa cúng hoặc hoa cắm vào lọ đặt lên bàn thờ là những vật không thể thiếu trong ngày Tết nhưng những loại hoa dưới đây tuyệt đối nên tránh.

Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet
  Đối với người Hà Nội, theo sách "Thú ăn chơi của người Hà Nội", hoa cúng thường có nhiều loại hoa, có thể là bông huệ trắng muốt thơm ngát, một bông ngọc lan thơm nồng, một nhánh hoàng lan mềm mại, hương phảng phất.

Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-2
Cũng có khi có nhánh hoa sói, một bông cúc bán khai, một đóa hoa thược dược, một nhánh cúc bách nhật khô cứng, đôi khi vào mùa ít hoa, còn thấy có cả một bông hoa mào gà nữa... Tuy nhiên cũng có những loại hoa tuyệt đối không nên dùng để cúng hay cắm trên bàn thờ.


Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-3
 Hoa ly khá rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật, bàn thờ gia tiên nhưng có thể dâng được ở nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Người ta kiêng dùng hoa ly ở bàn thờ gia tiên vì sợ sự ly tán, chia ly).
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-4
 Hoa dâm bụt là một loại hoa có bông khá đẹp và có màu đỏ rực rỡ nhưng không dùng thờ cúng được vì có chữ “dâm” đằng trước. Dân gian có giai thoại cho rằng, hoa dâm bụt thường dùng để nói về những người con gái có lối sống không đàng hoàng, lẳng lơ không chung tình, chung thủy, hoa mọc bên hàng rào, ai đi qua cũng dễ ngắt dễ hái. Mặt khác hoa đẹp nhưng không bền.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-5
 Hoa phù dung có tên đẹp nhưng lại mau tàn. Mặt khác theo truyền thuyết dân gian, hoa này có sự tích nói về chuyện chàng Đồng Tâm phụ bạc tiên nữ Phù Dung cho nên cũng không được dùng trong việc thờ cúng tổ tiên và đặt lên ban thờ.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-6
 Cúc vạn thọ. Loại hoa này có tên rất hay, màu vàng tươi tắn nên tưởng chừng rất phù hợp với việc thờ tự. Tuy vậy dân gian có quan niệm loại hoa này mang ý nghĩa của sự đau buồn, nỗi thất vọng, lòng ghen ghét. Mặt khác hoa cúc vạn thọ có mùi rất hôi nên không được nhiều gia đình sử dụng để thờ cúng tổ tiên.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-7
 Hoa cúc áo (hoa cứt lợn) tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên bàn thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-8
 Hoa nhài là biểu tượng trong sạch, nó cũng dùng để ướp trà rất tuyệt nhưng quan niệm dân gian lại cho đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh. Đặc biệt người ta lại ghán ghép nó vào một câu thành ngữ không lấy gì làm đẹp đẽ là “bông hoa nhài cắm bãi phân trâu”. Bởi vậy cũng không nên đặt loại hoa này lên bàn thờ dù là làm hoa cúng hay hoa cắm lọ.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-9
Hoa đại là hoa thơm, màu đẹp tuy nhiên theo quan niệm của người xưa thì đây cũng là loài hoa không nên để trên ban thờ vì hình dáng hoa giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới. 
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-10
 Hoa phong lan là loài hoa đẹp, bền, được nhiều người mua cắm bàn thờ dịp Tết, nhưng nếu trong nhà có bàn thờ Phật thì không nên dùng phong lan, vì có hoa có nhiều màu rực rỡ. Mặt khác, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng nên cũng không có nhiều người dùng để cắm lên bàn thờ.
Giai ma loai hoa tuyet doi cam dat len ban tho ngay Tet-Hinh-11
Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng mà trong ngày Tết người ta kiêng kị mọi thứ có thể gây ra xích mích đổ vỡ nên không dùng loại hoa có hình móng vuốt đặt lên bàn thờ.