Sắp xảy ra ngày ngắn nhất trong lịch sử Trái Đất

Sự thay đổi tốc độ quay của Trái Đất tuy nhỏ nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến công nghệ và cách chúng ta đo lường thời gian.

Theo Daily Mail (Anh), nhà vật lý thiên văn Graham Jones tại Đại học London cho biết Trái Đất có thể quay nhanh bất thường vào ba ngày trong mùa hè 2025 – gồm 9/7, 22/7 và 5/8 – với độ dài ngày ngắn hơn chuẩn 24 giờ lần lượt là 1,30; 1,38 và 1,51 mili giây. Dù sự thay đổi này rất nhỏ, các chuyên gia cảnh báo nó có thể tác động đến hệ thống định vị toàn cầu (GPS), viễn thông và đồng bộ thời gian trong các hệ thống tài chính.

Giáo sư Leonid Zotov (Đại học Quốc gia Moskva) cho biết xu hướng tăng tốc quay của Trái Đất không được dự đoán trước và hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân. Từ năm 2020, Trái Đất liên tục lập kỷ lục về độ ngắn của ngày, với đỉnh điểm là ngày 5/7/2024, ngắn hơn 1,66 mili giây. Hiện tượng này đi ngược lại với xu hướng chậm dần do lực thủy triều của Mặt Trăng từng kéo dài một ngày thành 24 giờ.

Ảnh minh họa: Pinterest.

Nhiều yếu tố có thể gây biến động độ dài ngày, bao gồm động đất, dòng hải lưu, hiện tượng El Niño, sự tan chảy của băng cực, và chuyển động của lõi kim loại lỏng bên trong Trái Đất. Khi các khối vật chất trong lòng đất hoặc khí quyển dịch chuyển, chúng có thể làm thay đổi sự cân bằng khối lượng của hành tinh, tương tự cách một vận động viên trượt băng xoay nhanh hơn khi thu tay lại.

Dữ liệu từ Đài Thiên văn Hải quân Mỹ và Dịch vụ IERS cho thấy năm 2024 chứng kiến chuỗi ngày ngắn nhất từng ghi nhận. Độ dài ngày (LOD) được đo bằng đồng hồ nguyên tử có độ chính xác tới từng mili giây – công cụ thiết yếu để theo dõi các biến động quay. Nếu xu hướng tăng tốc tiếp tục, thế giới có thể lần đầu tiên phải áp dụng “giây nhuận âm” để hiệu chỉnh Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC).

Lần đầu chụp ảnh trực tiếp ngoại hành tinh nhẹ nhất vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb lần đầu tiên chụp ảnh trực tiếp một ngoại hành tinh có khối lượng nhẹ nhất từng được quan sát.

hanhh-1.jpg
Hành tinh mới được kính viễn vọng không gian James Webb phát hiện có tên TWA 7b, quay quanh một ngôi sao cách Trái Đất khoảng 110 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Hydra. Ảnh: Anne-Marie Lagrange et al.
hanhh-2.jpg
Qua ống kính của kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà khoa học quan sát thấy TWA 7b khi nó di chuyển xuyên qua một đĩa bụi phát sáng cùng các mảnh vụn đá. Đây là những đặc điểm điển hình của một hệ hành tinh còn non trẻ, đang trong giai đoạn hình thành. Ảnh: esa.int.

Con người có thể sống trên sao Hỏa nhờ "ốc đảo không gian"

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) dự đoán trong 15 năm tới, con người có thể sống trên sao Hỏa nhờ "ốc đảo không gian", tự nuôi trồng thực phẩm...

sao-hoa-1.jpg
Robot sẽ được gửi vào vùng hoang mạc rộng lớn trên sao Hỏa để thám hiểm mà không lo bị kiệt sức, nhiễm phóng xạ hay ô nhiễm bụi bẩn. Trong khi đó, các trạm vũ trụ và vệ tinh khổng lồ sẽ được sản xuất ngoài không gian, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được tin tưởng giao phó các quyết định quan trọng và toàn bộ hệ Mặt trời sẽ được kết nối bởi mạng internet không gian khổng lồ. Ảnh: Gemini.
sao-hoa-2.jpg
Những điều trên tưởng chừng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng nhưng Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hy vọng viễn cảnh này sẽ thành hiện thực trong vòng 15 năm tới. Trong báo cáo mới, ESA - cơ quan đại diện cho hơn 20 quốc gia, bao gồm cả Anh - đã vạch ra một tầm nhìn táo bạo về thám hiểm vũ trụ vào năm 2040. Ảnh: ESA.

Vệ tinh "ma" của NASA bất ngờ gọi về Trái Đất sau gần 60 năm

Các nhà thiên văn học vừa ghi nhận một tín hiệu vô tuyến bí ẩn được cho là phát ra từ một vệ tinh của NASA đã ngừng hoạt động từ năm 1967.

1.jpg
Trong công cuộc khám phá vũ trụ bao la, các nhà thiên văn học luôn tìm kiếm những tín hiệu từ các thiên hà xa xôi. Nhưng đôi khi, những bí ẩn lớn nhất lại đến từ ngay "sân sau" của chúng ta. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học Úc đã bất ngờ bắt được một tín hiệu vô tuyến kỳ lạ, không phải từ một ngôi sao xa xôi, mà từ một "bóng ma" của kỷ nguyên không gian sơ khai, một vệ tinh của NASA đã "chết" từ gần 60 năm trước.
2-255.jpg
Sự việc bắt đầu khi nhóm nghiên cứu của nhà thiên văn học Clancy James đang phân tích dữ liệu từ kính thiên văn vô tuyến ASKAP, một trong những hệ thống quan sát mạnh nhất thế giới. Mục tiêu của họ là tìm kiếm các "chớp sóng vô tuyến nhanh" (FRB) – những vụ nổ năng lượng bí ẩn từ không gian sâu.